Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

CẢI CÁCH TOÀN DIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

           Các tác giả:  Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm
            Tóm tắt  :
Việt Nam chúng ta đang đứng trước một khúc ngoặt lịch sử. Theo dõi những diễn tiến của xã hội Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, chúng tôi thật sự lo âu về tương lai của đất nước. Bản ý kiến này không nêu lại những thành tựu Việt Nam đã đạt được, mà tập trung vào vấn đề nội lực Việt Nam đang suy yếu: Kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy thoái, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước nhiều bất cập. Trong lúc đó, kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và đe dọa về an ninh từ nước láng giềng phương Bắc ngày càng rõ nét.
Năm 2008 lần đầu tiên thu nhập đầu người của Việt Nam vượt qua ngưỡng 1.000 USD, thoát ra được vị trí của nước thu nhập thấp. Nhưng ta đã mất gần 35 năm kể từ khi đất nước thống nhất, nếu kể từ khi đổi mới cũng gần một thế hệ mới đạt được thành quả còn khiêm tốn này. Trong cùng thời gian đó, nhiều nước ở châu Á đã đạt thành quả được cả thế giới ngưỡng mộ. So với các nước trong vùng và trên thế giới có cùng điều kiện phát triển trước đây, nước ta hiện nay vẫn còn ở vị trí rất thấp trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ kinh tế, giáo dục đến khoa học. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra vẫn còn rất xa. Hiện nay chưa có dấu hiệu cho thấy Việt Nam có thể đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Khi phân tích vấn đề, chúng tôi thấy có hai nguyên nhân sâu xa, liên quan đến thể chế nói chung, và cơ chế tuyển chọn người lãnh đạo và quản lý nhà nước nói riêng.
Thứ nhất, thể chế còn thiếu dân chủ. Có thể nói rằng thể chế hiện nay là di sản của thời chiến tranh, bao cấp và chủ nghĩa xã hội kiểu Lênin-Stalin, với đặc điểm cơ bản là hạn chế dân chủ, hạn chế tự do tư tưởng, thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật. Hệ quả là xã hội suy giảm tính năng động và hiệu quả, hạn chế sáng tạo trong khoa học và giáo dục, không chống được suy thoái giá trị đạo đức và văn hóa, bất công và cách biệt xã hội tăng lên, và không khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển. Chế độ tiền lương bất hợp lí trong cơ chế “xin cho” đã đẩy nhiều công chức vào con đường tham nhũng, và làm cho nhiều nhà giáo, bác sĩ, nhà khoa học,... không chuyên tâm với nghề nghiệp và không giữ được đức tính cao đẹp vốn có từ xưa. Hoàn toàn đáng lo ngại khi thể chế hiện nay đang hạn chế sức mạnh của đất nước và làm lung lay nền tảng của xã hội.
Thứ hai, là hệ quả của nguyên nhân thứ nhất, trong thành phần lãnh đạo đất nước chưa có nhiều người tài giỏi, bản lĩnh, chịu trách nhiệm cao và quy tụ được bên mình những trí thức và cộng sự chân chính. Từ trung ương đến địa phương, nhiều quan chức thiếu cả năng lực và đạo đức cần thiết. Tình trạng bằng cấp giả và chạy chức chạy quyền đã trở thành vấn nạn nhức nhối. Việc lợi dụng vị trí công quyền để trục lợi cá nhân đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều cán bộ nhà nước.
Theo chúng tôi, phải có một cuộc cải cách mang tính cách mạng về thể chế mới giải quyết được hai vấn đề này. Chúng tôi nghĩ rằng trách nhiệm này trước hết thuộc về đảng cầm quyền và trên thực tế hiện nay cũng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đảm nhận được vai trò này. 

PHÚT CUỐI CỦA GADDAFI

Phút cuối của Gaddafi: Cảnh Gaddafi tuyệt vọng, van nài quân nổi dậy

Gaddafi ông Vua của các vị Vua đã cố gắng van xin những tay súng đừng bắn

Theo: Dân Việt   Sau khi bị bắt giữ, Gaddafi đã bị giằng co với một đám đông những tay súng của NTC. Gaddafi đã cố gắng van nài xin quân nổi dậy đừng bắn nhưng mọi nỗ lực đều rơi vào tuyệt vọng. Dưới đây là chùm ảnh những giây phút cuối của nhà độc tài Gaddafi.

              Gaddafi đã cố gắng xin những tay súng đừng bắn
 
Rất nhiều người đã đổ xô đến chụp ảnh Gaddafi chết
                                                        
 Cẩm Ngọc
Được đăng bởi Nguyễn Đào Trường vào lúc 17:50 0 nhận xét

THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC MUỐN CÓ QUAN HỆ...

THỦ TƯỚNG T.Q CHU ÂN LAI MUỐN CÓ QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA
                                                                                Nguyễn Hữu Duệ.

Việc Thủ Tướng Trung cộng Chu Ân Lai muốn có liên lạc ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa :
Ông Ngô Đình Luyện kể cho tôi nghe một bí mật hết sức quan trọng mà tôi chưa nghe bao giờ. Ngày Thủ Tướng Chu Ân Lai viếng Anh quốc (tôi quên không nhớ năm nào), phái đoàn của Chu Ân Lai đông lắm, có đến hơn 100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện được một tham vụ ngoại giao của Toà Đại Sứ Trung Quốc đem biếu hai vò rượu “Mao Thái”, kèm thiệp của Thủ Tướng Chu Ân Lai mời dự tiếp tân ở Toà Đại Sứ Trung Quốc với sự hiện diện của Nữ Hoàng Anh.
Khi ông được đại sứ Trung Quốc giới thiệu với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Thủ Tướng rất niềm nở, nói đã biết ông là em của Tổng Thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng và ngưỡng mộ, xin ông Luyện chuyển lời thăm của Mao chủ tịch đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu nói ông không có cơ hội để nói nhiều với đại sứ Luyện nhưng đã chỉ thị đại sứ Trung Quốc đến gặp đại sứ Luyện trình bầy chi tiết sau.
Sau đó, đại sứ Trung Quốc đến thăm ông Luyện ở Toà Đại Sứ Việt Nam. Đại sứ Trung Cộng nói với ông Luyện rằng chủ tịch Mao rất cảm phục lòng yêu nước và những gì Ngô Tổng Thống đã làm cho miền Nam Việt Nam được phồn thịnh như ngày nay. Ý chủ tịch Mao muốn có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam.
Theo ý Mao Trạch Đông, trước tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lãnh sự, sau đó sẽ nâng lên cấp đại sứ nếu tình thế cho phép. Theo Mao Trạch Đông hai bên sẽ có liên lạc chặt chẽ về văn hóa và bình thường hóa việc buôn bán giữa hai quốc gia, Trung Quốc sẽ dàn xếp để hai miền Nam Bắc Việt Nam có đại diện giữa hai miền, sau đó sẽ đi đến việc liên lạc, tiếp tế và buôn bán giữa hai miền v.v…
Ông Luyện trả lời là sẽ về trình Tổng Thống và sẽ trả lời ông đại sứ Trung Cộng sau.
Ông Luyện đã đích thân về trình Tổng Thống Diệm việc này. Sau đó gần hai tháng, ông được Tổng Thống triệu về và cho biết là sau khi đã nhờ ông đại sứ Trung Hoa Quốc gia về tham khảo ý kiến của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch. Tổng Thống cũng tham khảo ý kiến với đại sứ Hoa Kỳ thì đi đến kết luận là việc này chưa thể đồng ý trong giai đoạn này được.
Tổng Thống Diệm cũng cho ông Luyện rõ là khi ông sang thăm Đài Loan, ông và Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đã giao ước với nhau rằng sẽ hết lòng giúp đỡ nhau trong việc chống Cộng và hai nước coi nhau như anh em. Tổng Thống bảo ông Luyện về trả lời đại sứ Trung Quốc rằng chính phủ Việt Nam rất cảm ơn Mao Chủ tịch và xin một thời gian để sắp xếp.
Khi ông Luyện kể cho tôi nghe chuyện này, tôi chợt nhớ năm 1963, Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan là ông Tưởng Kinh Quốc (sau làm Tổng Thống Đài Loan) có bí mật sang thăm Việt Nam và thường đàm luận với Tổng Thống Diệm nhiều đêm (ông Tưởng Kinh Quốc là con Tổng Thống Tưởng Giới Thạch).Tổng Thống Diệm cũng nói với ông Luyện rằng ông đồng ý với Tổng Thống Tưởng Giới Thạch là không bao giờ tin được Cộng Sản, vì vậy phải rất thận trọng. Ngoài ra, Việt Nam Cộng Hòa có chính sách rõ ràng là nước nào đã có Toà Đại Sứ ở miền Bắc thì Việt Nam phải rất thận trọng khi đặt liên lạc ngoại giao với nước ấy.

GIỜ CỦA ĐỘC TÀI ĐÃ ĐIỂM

Trần Mạnh Hảo.

Quân nổi dậy Libya vừa moi lên từ cống rãnh
Bạo chúa Gaddafi gương mặt thất thần
Con sư tử châu Phi từng dũng mãnh
Bỗng biến thành chuột nhắt trước nhân dân

Đại tá công an – nhà báo Nguyễn Như Phong
Vừa ca ngợi Gaddafi đồng chí tốt
Biến chế độ Libya thành xã hội thiên đường
Bằng cách đẩy nhân dân vào địa ngục

Gaddafi dựng bầu trời Libya thành lều du mục
Một hạt cát Libya cũng bị giam cầm
Lãnh tụ trói dân bằng: hộ khẩu, loa phường, công an khu vực
Dân chủ là làm dân điếc, dân câm

Tự do dối lừa, tự do đàn áp
Tự do tôn vinh lãnh tụ thánh thần
Tự do dốt và tự do đói khát
Tự do mất nhân quyền, tự do đểu cho dân...

Bốn mươi hai năm thiên đường xã hội chủ nghĩa
Quốc hội là ta, nhà nước cũng là ta
Gaddafi - thiên tài - đỉnh cao trí tuệ
Biến dân đen thành trâu ngựa, vịt gà...

Cát nổi giận dựng trời xanh sa mạc
Lạc đà Libya vừa hất đổ ngai vàng
Kẻ bắt cóc cả sông Nil vừa chết chìm trên mặt đất
Biển tự do gầm sóng lịch sử sang trang...

Lịch sử sẽ móc hết bọn độc tài lên từ miệng cống
Chủ nghĩa bạo tàn cùng số phận Gaddafi
Khi người dân dám hi sinh vì tự do hằng sống
Bão nhân quyền… cuốn cả lục địa trôi theo…

Sài Gòn 24-10-2011
T.M.H.
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc Thứ hai, tháng mười 24, 2011
Được đăng bởi Nguyễn Đào Trường vào lúc 14:42 0 nhận xét

CHỦ NỢ VÂY TIỆM VÀNG TÍN HUY

CHỦ NỢ VÂY TIỆM VÀNG TÍN HUY

TT - Chiều 25-10, hai đối tượng liên quan đến vụ dàn dựng cướp tiệm vàng Tín Huy (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) là Ngô Quang Trưởng (22 tuổi, nhân vật “thôi miên”, cháu bà chủ tiệm vàng Nguyễn Thị Thúy) và ông Nguyễn Hải (cha ruột bà Thúy, người cất giấu vàng) vẫn đang bị tạm giữ hành chính.
Cơ quan điều tra cũng tiếp tục triệu tập bà Thúy để làm rõ động cơ dựng hiện trường giả.

                     Nguyễn Thị Thúy - Ảnh: THÀNH SỰ

Thượng tá Trần Văn Sang - trưởng Công an huyện Bình Sơn - cho biết vụ việc cơ bản đã rõ ràng. Theo nhận định ban đầu của một cán bộ điều tra, có thể do trước đây bà Thúy huy động vàng với số lượng nhiều, nay giá vàng lên quá cao, mất khả năng thanh toán nên đã dựng lên sự việc để “tung hỏa mù” hòng tìm sự thông cảm và chiếm đoạt tài sản. 
Nhiều người lo lắng
Cũng hôm qua, hàng chục người dân tại thị trấn Châu Ổ vây quanh ngôi nhà bà Nguyễn Thị Thúy để đòi nợ. Cùng lúc, nhiều người dân đến Công an huyện Bình Sơn trình báo về quan hệ làm ăn và số tài sản đang cho vay tại tiệm vàng Tín Huy.
Theo thống kê ban đầu của cơ quan điều tra, tiệm vàng Tín Huy huy động tiền và vàng của khá nhiều người dân, trong đó có người khai cho chủ tiệm vàng này vay tới 1,2 tỉ đồng.
Chị Phạm Thị Nở nói: “Tôi tích cóp năm năm nay được 4,1 cây vàng, đem gửi tiệm Tín Huy để hưởng lãi suất, dự định năm tới sẽ lấy về để làm nhà. Nay không biết vàng của mình đang ở đâu”.
Cùng cảnh ngộ với chị Nở là bà Phạm Thị Lai (42 tuổi) cho biết năm năm qua bà có gửi 4 lượng vàng và 100 triệu đồng tiền mặt tại Tín Huy. Năm ngoái bà định rút tiền và vàng về để làm nhà, nhưng bà chủ tiệm vàng xin khất đến năm nay sẽ hoàn trả cả gốc và lãi. “Chưa kịp lấy tiền và vàng thì xảy ra chuyện này” – bà Lai than thở.
Tại thôn Mỹ Tân (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, quê của bà Thúy), hàng chục người dân đang lo lắng về việc gửi tiền, vàng cho chủ tiệm Tín Huy nhưng chỉ viết giấy tay hoặc thỏa thuận miệng. Ông Huỳnh Tấn Thinh, cán bộ Hội Nông dân xã Bình Chánh, cho biết ở xã có khoảng 40 ngư dân, nông dân có gửi vàng, tiền tại Tín Huy. “Từ lâu nay, tiệm vàng này có tiếng là uy tín nên người dân rất tin tưởng. Sau khi sự việc xảy ra, họ chạy đến xã để hỏi thăm nhưng chúng tôi đành chịu”.

                                             Ngô Quang Trưởng - Ảnh: T.SỰ

ĐÒ GIẢ ! CHỈ CÓ THỨ TRƯỞNG LÀ THẬT THÔI

                                 Bằng của Thứ trưởng Cao Minh Quang không phải bằng tiến sĩ

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GDĐT vừa có văn bản trả lời đơn của ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế - về việc văn bằng của ông Quang không phải là bằng tiến sĩ.

                                                          Thứ trưởng Cao Minh Quang - Ảnh: Việt Dũng


Cụ thể, trên cơ sở các thông tin liên quan đến Trường Đại học Uppsala, hệ thống văn bằng sau đại học nói chung và trình độ “Licentiatexamen” nói riêng của Thụy Điển, hệ thống văn bằng của Thụy Điển theo tài liệu của Cơ quan Quản lý giáo dục đại học Thụy Điển và thư trả lời của Trung tâm Lưu trữ dữ liệu sinh viên Trường Đại học Uppsala, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định: Trong hệ thống giáo dục của Thụy Điển, văn bằng “Licentiatexamen” mà ông Cao Minh Quang nhận được từ Trường Đại học Uppsala chỉ là văn bằng trình độ trung gian (Intermediate Degree), chưa phải là bằng tiến sĩ (Ph.D).
Được biết trước đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung (trước khi về hưu) đã ký xác nhận cho ông Cao Minh Quang có văn bằng tương đương tiến sĩ dược khoa. Cũng nhờ chữ ký đó, ông Cao Minh Quang nghiễm nhiên trở thành tiến sĩ, các cơ quan khác cũng mặc nhiên thừa nhận trình độ tiến sĩ của ông Quang vì đã được xác nhận của ông thứ trưởng Bộ GDĐT. Nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục lại xác nhận bằng ông Quang không phải là tiến sĩ.  
 
           Lê Thanh Phong
           Nguồn: Lao Động điện tử

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN.. TIỀN - VÀNG.. GẶP "BÃO"


THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN TIỀN TỆ - VÀNG BẠC ĐANG GẶP “BÃO”.
                                                                                
          Trong tháng 9, tháng 10 năm 2011, đã xảy ra một số “sự kiện” sau :
            a)- Về tiền tệ :
            - Ngày 16-9-2011 : Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên : Chủ tiệm vàng Quang - Quyên ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, đã vỡ nợ tiền vay của trên 100 người, với số tiền gần 400 tỷ đồng và Ngân hàng 50 tỷ đồng.
            - Ngày 27-9-2011 : Nguyễn Thị Đậu ở Quận Hà Đông, Hà Nội, đã vỡ nợ tền vay của hơn 40 người dân, với số tiền khoảng 150 tỷ đồng.
            - Ngày 04-10-2011 : Tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội, phố thị điêu đứng vì nghi án vỡ nợ 500 tỷ đồng (kẻ gây án chưa được công bố tên).
            - Vùng biên giới Long An - Cămpuchia (một địa danh không phải quá giàu có) đang mỗi ngày “nướng” vào các sòng bạc giáp biên giới với Campuchia hàng tỷ đồng….
            Báo Pháp luật Việt Nam, số ra ngày Thứ Sáu 07-10-2011 đã có hàng tít lớn trên trang nhất : “ Làng quê tan hoang vì “bão” tín dụng đen”.
            Báo Pháp luật Việt Nam, số ra ngày Thứ bảy 22-10-2011, trên trang 3 phản ánh về việc Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội : Nợ xấu, mất thanh khoản ở mức báo động ?!.

NGHĨA TRANG HOẠN QUAN DUY NHẤT Ở VIỆT NAM

Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam

Những ngôi mộ cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.
Dẫu không có gì là vĩnh cửu và sẽ đi vào quên lãng bởi thời gian nhưng nhìn cảnh tượng 25 nấm mồ của các Thái giám trơ trọi phủ kín rêu phong và ít người lai vãng, vẫn không chút chạnh lòng thầm trách hậu thế đã hững hờ...
Cuối đời, các Thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Họ không có con nối dõi, do đó không có người chăm lo hương hỏa khi đã chết. Càng trở về già họ càng ý thức rõ về điều đó.
Người xưa vốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường).Vì thế họ bị người đời coi thường, khinh rẻ.
Sống với mặc cảm ấy nên họ luôn bị dằn vặt. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa.

                                                                 
Vào những đêm trăng đẹp, nhân công việc nhàn rỗi, các Thái giám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau. Câu chuyện của họ trở nên rầu rĩ, thê lương; "là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tới tối; là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa". Đó là quy luật tự nhiên. Còn các Thái giám triều Nguyễn sau khi chết không có người chăm lo, thờ tự. Họ khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi.
            Thế là họ cùng tìm cách giải quyết. Các Thái giám chọn chùa Từ Hiếu làm nơi lo hậu sự cho mình. Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng II (xã Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), là ngôi chùa cổ vào loại đẹp bậc nhất xứ Huế. 


...VỀ GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG TRANNHUONG.COM

ĐÀI RFI PHỎNG VẤN CÁC NHÀ VĂN VỀ GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG TRANNHUONG.COM
Trannhuong.com: giải thưởng độc lập đầu tiên ở Việt Nam dành cho văn xuôi
                                                                 Trọng Thành
          Ông Trần Nhương (thứ ba trái), ông Hoàng Quốc Hải (giữa), ông Hoàng Minh Tường trong lễ trao giải, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Hà Nội, 26/9/2011 (Ảnh : Nguyễn Xuân Diện-blog)

Cuối tháng 9 vừa qua, trong giới văn chương ở Việt Nam có một sự kiện đáng chú ý. Đó là sự xuất hiện của trannhuong.com - giải thưởng tư nhân đầu tiên dành cho các tác phẩm văn xuôi. Vì sao giải trannhuong.com tháng 9/2011 lại được trao cho hai tác phẩm « Bão táp triều Trần » và « Thời của thánh thần » ? Giải thưởng này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống văn học Việt Nam hiện nay ?
Đối với các quốc gia hiện đại, giải thưởng văn học do tư nhân tổ chức là chuyện rất phổ biến, tuy nhiên, ở Việt Nam, chí ít kể từ sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên cả nước cho đến những năm rất gần đây, các giải thưởng như vậy hoàn toàn vắng bóng trong sinh hoạt văn chương.
Giải thưởng mang tên trang web trannhuong.com, do nhà văn Trần Nhương tổ chức, đã được trao cho hai nhà viết truyện, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả bộ tiểu thuyết dài 6 tập  Bão táp triều Trần  và nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả cuốn Thời của thánh thần.
« Cái quan trọng là được người đọc yêu mến ! »
Trả lời phỏng vấn RFI, nhà văn Trần Nhương - người tổ chức giải - chia sẻ một số suy nghĩ của ông về lý do của việc ông lập nên giải thưởng văn học độc lập trannhuong.com và kể lại những điều khiến ông tâm đắc trong sự kiện này :
« Trần Nhương : Tôi nghĩ rằng, mình đặt cái giải đó để vinh danh các tác giả mà mình yêu mến. Cái quan trọng là người đọc người ta yêu mến ! Hôm đó, ngày 28/9, rất mừng là, các bạn bè, các văn nghệ sĩ và các trí thức lớn của Hà Nội cũng đều có mặt : Văn Như Cương, Phạm Toàn, Huệ Chi, Trần Văn Thủy, ... và rất nhiều nhà văn có tên tuổi : Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, … cũng đến tham gia lễ trao giải của chúng tôi. Điều ấy là một phần thưởng rất quý cho trannhuong.com.
Nhưng cái quý hơn nữa là, các tác giả như Hoàng Quốc Hải và Hoàng Minh Tường, họ đã chấp thuận cái giải này, mà họ chấp nhận một cách vui vẻ, rất chân thành, và thậm chí họ sung sướng nữa. Họ kéo cả bà con, con cháu đến để cùng dự.
Tôi nghĩ, đấy là một điều rất mừng cho mình. Mình đã làm được một cái gì đó được cộng đồng, một số người ở cộng đồng hưởng ứng, thì mình cảm thấy đó là một điều vinh dự, vui cho mình, vừa là với trang web, vừa là với việc mình muốn tôn vinh theo nghĩa là người đọc đón nhận tác phẩm này, chứ không phải là do ai định đoạt. Có những giải hoặc có những tác phẩm tưởng là ghê, nhưng người đọc không đọc thì cũng là thất bại. Vậy, cuối cùng nhà văn chỉ trông vào bạn đọc.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

TỰ DO THĂM VÙNG "TỰ DO"

TỰ DO THĂM VÙNG “TỰ DO”
          Nhóm cựu binh Sư đoàn 338 mời tôi tham gia chuyến thăm SaPa, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình, bằng nguồn kinh phí “tiền đóng, gạo góp”.
            Cả đoàn vẻn vẹn có 23 cựu binh, với lái xe nữa, vừa tròn bốn mâm.
            Sáu giờ tối bắt đầu xuất phát từ thành phố quê hương, xe chạy suốt đêm, đến 5 giờ 30’  hôm sau đến Lào Cai. Đoàn vào chùa Lào Cai “Lễ trình” cho cả chuyến tham quan.
            Tới SaPa khoảng 9 giờ sáng, nhận phòng nghỉ, ăn sáng rồi tự do thăm phố hay vào chợ  mua sắm tùy ý.
            Ôi ! Ở SaPa có thể nói “Trên trời, dưới thuốc nam, thuốc bắc”, cơ man nào là thuốc, mặc sức mua, đủ các loại thuốc : Túi to, túi nhỏ ; theo nhãn ghi thì có thể chữa được “bách bệnh”. Việc mua bán khác mọi nơi, ở chỗ : Các túi thuốc ghi chữa các loại bệnh, đều là thảo dược.. không hề có bất kỳ cơ quan chức năng nào kiểm định. Thỏa thuận giá xong, nhận thuốc, trả tiền.. đều được trả lời : “ Không có hóa đơn thuế”.. chúng tôi đều nộp “thuế khoán”.. gọi là “đã nộp thuế”.
            Buổi chiều, cả đoàn leo núi Hàm Rồng vãn cảnh. Cảnh đẹp hữu tình do thiên nhiên tạo nên, kết hợp với bàn tay tạo hóa của con người.. kể thì cũng.. đáng ghi nhận. Chẳng có hướng dẫn viên, thuyết minh nào đi cùng.. giá vé vào thăm “hơi mềm”..có 20.000 đồng/ người.

                                                                             

NÓI CHUYỆN VỚI TRUNG TÁ AN NINH VỀ...

Nói chuyện với trung tá an ninh

về biểu tình chống Trung Quốc

Trung tá an ninh (TTAN): Bọn em mất bao nhiêu chủ nhật rồi mà chả được cái việc gì cả.
 Anh Vinh (AV): Về vụ gì, chắc là về vụ biểu tình chứ gì (tiếng cười).
TTAN: Vâng các vụ biểu tình vừa rồi, trong đó có ông Vinh.
AV: Ông Vinh làm đéo gì đâu, ông Vinh có đi biểu tình được tuần nào đâu. Cho cốc nước lọc, quên à. Việc gì các ông phải chạy ra đó làm gì cho mệt. Đáng lẽ ra các ông chạy ra đi biểu tình cùng người ta có phải là hay không, việc gì phải khổ sở đến thế. Nhiều khi mình thấy cũng buồn cười là tự nhà nước mình làm khổ nhà nước, chả có chó gì cả. Ông có thấy không?
TTAN: Em nói anh Vinh cái này, chắc anh cũng theo dõi nhiều rồi. Em thì, mẹ, em cũng thỉnh thoảng đọc trên mạng và nghe cái thông tin trong nội bộ ý mà. Cái này mỗi lần ấy là phạt bao tiền? (Nói chuyện với phục vụ nước)
Phục vụ nước: Tức là không phải nó cấm, không cho mình kinh doanh nữa. Còn những cái này nó thu luôn ạ.
                                                           
AV: Thu hôm nào đến phường xin lấy chục bộ nhỉ.
Phục vụ nước: Không ạ, các bác ý luật rồi, mình không xin được đâu ạ.
TTAN: Nó đang yêu cầu Việt Nam …(không nghe rõ) bằng cái cách nào đó không để công dân Việt Nam ..(không nghe rõ) Trung Quốc.
AV: Nó yêu cầu trấn áp biểu tình mà.
TTAN: Thứ hai là, khi có biểu tình là Việt Nam phải có động thái bởi vì chính nó bây giờ cũng rất là sợ, sợ dư luận quốc tế.
AV: Khi nó yêu cầu được Việt Nam những cái việc ngay trong nội bộ như vậy, mà Việt Nam thì lại không yêu cầu được nó là chấm dứt việc bắt giữ ngư dân, bắt giữ cái chuyện ngoài biển, rồi làm trò ăn cướp ngoài biển. Kỳ lạ thật, mẹ, hai nước ngoại giao anh em môi hở răng lạnh cuối cùng nó cắn cho bật máu lúc nào mới mếu máo lúc đấy.
TTAN: Nhưng mà em nói anh nhá, cái việc là bắt công dân của mình … ức chế lắm. Là công dân, ngay cả lãnh đạo cũng rất ức chế. Nhưng mà khổ nỗi chỗ anh em mình cũng phải nói thật mình bức xúc nhưng bây giờ oánh nó thì không oánh được. Mẹ nó, nhiều khi nó là nước lớn như vậy, kiểu như con nhà giàu con nhà nghèo, mẹ khổ.
AV: Ngày xưa đánh Mỹ bỏ mẹ được, sao không sợ? Đời nhà Trần nhé, đến cái lúc mà thế giặc như chẻ tre, quân Nguyên Mông tràn hết sang, Mông Cổ tràn khắp nơi, chiếm hết. Thế nhà Trần rất mỏng manh, rất là yếu đuối không còn cách nào cả mà chỉ nghĩ mỗi cách có thể là hàng. Hàng thế là vừa yên chuyện, vừa không vấn đề gì cả. Nhà Trần, nhà vua vẫn được giữ ngôi như thường. Đến lúc bấy giờ thì buộc phải tổ chức một Hội nghị Diên Hồng. Các bô lão trong nước về để tổ chức một hội nghị Diên Hồng là nên hoà hay nên đánh. Và tất cả hô “Đánh!”, lập nên một cái chiến công. Bây giờ thì ngược lại! Mẹ, người dân thì khí thế bừng bừng như vậy, nhà nước thì coi như là … Mình nói thật với ông là không có một cái …

QUAN HỆ MYANMA - TRUNG QUỐC...

Quan hệ Myanma – Trung quốc:

Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

                                                            Kanbawza Win  :  14-10-2011
                                                                                

Sự kiện trùm khủng bố Osama Bin-Laden bị bắn hạ hồi tháng 5 vừa qua đã đẩy quan hệ giữa Hoa kỳ và Pakistan chuyển hướng và dĩ nhiên là Pakistan , khi còn đang phụ thuộc vào hàng tỷ đô la viện trợ cả quân sự lẫn dân sự từ Washington chỉ còn trông chờ vào Bắc kinh , giờ đây với vị thế như một giải pháp thay thế nhằm phục vụ mục tiêu đối trọng chiến lược với Ấn độ.
Điều này được khẳng định lại khi Thủ tướng Pakistan, ông Yousuf Raza Gilani, gặp ông Meng Jianzhu, Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc để cảm ơn khoản viện trợ 1,2 tỷ đô la trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật, trong lúc  Hoa Kỳ lại tố cáo cơ quan tình báo Pakistan ISI đã có những liên hệ với quân khủng bố. Tuy nhiên, khác với những gì phô diễn bên ngoài, thái độ của Trung Quốc thực ra lại có phần thờ ơ. Một công ty khai thác khoáng sản Trung Quốc – China Kingho Group đã rút ra khỏi dự án lớn nhất của Trung Quốc  ở Pakistan trị giá hơn 19 tỷ đô la ở tỉnh miền Nam Sindh, viện cớ vì lý do an ninh. Sự vụ này không thể không so sánh với việc Trung Quốc bị buộc phải rút ra khỏi dự án đập Myitsone ở bang Kachin của Myanma (Miến điện) trị giá 36 tỷ đô la. Vậy ý nghĩa của tất cả những diễn biến đó nằm ở đâu?
NHỮNG CÁI ÔM KIỂU TRUNG QUỐC
Khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo của chính quyền quân sự là Thống soái Than Shwe với Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào vào tháng 4 năm 2005 tại Jakarta nhân hội nghị Á- Phi, lúc đó ông Than Shwe đưa ra ý tưởng về dự án cung cấp điện từ thủy điện Myitsone sang Trung Quốc.  Thế nhưng giới sĩ quan cao cấp trong quân đội ngay từ giai đoạn khảo sát, thăm dò đã biết rõ rằng những hậu quả tiêu cực của dự án sẽ lớn hơn những lợi ích thu về và rất nhiều tướng lĩnh cao cấp không hài lòng với việc xây đập nhưng vì hèn nhát mà không dám lên tiếng.
Thời điểm đó chính quyền quân sự Miến điện đang mở chiến dịch tấn công tổ chức MNDAA ( Quân đội Đồng minh Quốc gia Dân chủ Miến điện ) và cả nhóm buôn ma túy Kokang vì họ phản đối  kế hoạch bố trí lực lượng biên phòng  của chính quyền. Trong khi đó thì Trung Quốc lại luôn yêu cầu Miến điện không sử dụng vũ lực đối với các nhóm thiểu số có vũ trang đặt căn cứ trong vùng biên giới Trung – Miến. Tuy nhiên các tướng lĩnh lại muốn chứng tỏ tính độc lập của mình trước nhân dân Miến Điện và cộng đồng quốc tế , và họ đã không tuân theo mọi sự phản đối. Bắc Kinh rất tức giận vì sự bất tuân này và ngấm ngầm cho biết rằng Trung Quốc sẽ xem xét lại sự ủng hộ đối với  Miến điện trên trường quốc tế và dọa sẽ không sử dụng quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an để bênh vực chính quyền quân sự [Miến Điện].
Những tín hiệu này phát đi  đã khiến nhiều tướng lĩnh phải lạnh sống lưng khi nghĩ đến hậu quả đang chờ họ. Bởi vậy, để xoa dịu tình hình , thống soái Than Shwe đã cử một phái đoàn do tướng Shwe Mann dẫn đầu sang Bắc kinh để ký  3 biên bản ghi nhớ ( MOU ) trong đó có dự án đập thủy điện Myitsone, dự án đường dẫn khí đốt Arakan đi từ vịnh Bengal  và dự án mang tên Hợp tác Kinh tế – Kỹ thuật Trung Quốc – Miến Điện. Phái đoàn đã được Trung Quốc tiếp đón niềm nở bằng những cử chỉ bắt tay và ôm hôn nồng nhiệt. Cho tới lúc đó, quả thực đồng tiền đã khiến cả khỉ cũng phải nhảy múa. Thế nhưng đừng thấy lấp lánh mà ngỡ đó là vàng !
Các nhà lãnh đạo Miến Điện buộc phải lùi bước trước những đòi hỏi của Trung Quốc chỉ bởi một mục tiêu là giữ vững chính quyền, thế nhưng nhân dân Miến điện vẫn có xu hướng cho rằng người láng giềng khổng lồ phương Bắc luôn luôn là kẻ thù số 1, bởi lẽ họ còn chưa quên hình ảnh những phiến quân Trung Quốc đeo huy hiệu Mao trạch Đông vào những năm sau 1967. Trong  nhiều thập niên , các nhóm chống đối ở miền bắc Miến Điện kể cả tổ chức KIA đều được cấp kinh phí bởi ĐCS Trung Quốc từ bên kia biên giới. Dưới cái vỏ là ĐCS Miến điện (CPB) quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc (PLA) đã tiến hành hoạt động xâm lược tại khu vực biên giới Trung Quốc – Miến Điện. Nhiều binh lính Miến đã thể hiện sự hy sinh cao cả, và ngay cả bản thân tôi khi đó còn là một nhân viên hành chính trẻ tuổi của Sở Công chính cũng bị buộc cầm súng chiến đấu cùng lực lượng chính phủ , khi tôi đang đi thăm dự án xây cầu Kunlong thì bị quân Trung Quốc bao vây ở bang Bắc Shan.
Thực ra thì nhiều vị tướng lĩnh hiện nay đã từng chiến đấu vai kề vai với nhân dân. Thế nhưng giờ đây khi đã cởi bỏ quân phục và trở thành thành viên của một chính quyền nửa dân sự (quasi civilian) , họ đã quên các chiến hữu đã từng hy sinh xương máu và mồ hôi cho nhân dân và Tổ quốc.

TRUYỆN CỔ TÍCH "ÔNG VUA TAI LỪA" VÀ...

Truyện cổ tích “Ông vua tai lừa” và Internet
                                                                               Hạ Đình Nguyên
                                                                

Thuở xa xưa, chưa từng có chất độc dioxin gây đột biến dị dạng nơi cơ thể con người, thế mà vị Vua của một Vương quốc nọ, có đôi tai bỗng dưng biến dạng thành đôi tai của con lừa, đầy lông lá, dài ngoẵng, trông rất xấu xí. Dĩ nhiên ông giấu kín, không cho ai biết, từ Quan trong Triều đình cho đến thần dân của Vương quốc, chỉ trừ một người là ông thợ hớt tóc cho Vua.
Người thợ hớt tóc biết rằng đây là một bí mật rất hệ trọng liên quan đến mạng sống của mình, nếu nó bị tiết lộ. Giữ mãi điều kín trong lòng, ông cảm thấy bất an. Một ngày kia, không chịu nổi nữa, ông bèn đi vào rừng, chọn một hang đá hoang vu, vào bên trong và hét lớn nhiều lần:
 “Ông vua tai lừa! Ông vua tai lừa!...” cho đến lúc khản cổ và cảm thấy hết ức chế, mới chịu quay về. Ông tiếp tục làm công việc hớt tóc cho Vua và giữ kín điều bí mật như mũi kim châm trong lòng. Thỉnh thoảng ông lại một mình đi vào hang đá…

NGƯỜI KHỔNG LỒ BỊ SẬP BẪY

Người khổng lồ bị sập bẫy?
                                                        Bùi Tín viết riêng cho VOA
                                                                     
                                                                 Hình AP
Nhân ngày quốc khánh Trung Quốc 1-10- 1949 – 1-10-2011, trên báo chí quốc tế đang diễn ra cuộc bàn luận lý thú về triển vọng phát triển của Trung Quốc. Có những ý kiến trái ngược nhau.
Một bên là những ý kiến ca ngợi sự phát triển liên tục của Trung Quốc, từ một nước nghèo, lạc hậu, thực hiện 4 hiện đại hóa, trở thành nước công nghiệp ở mức trung bình, đang lao tới như một đoàn tàu tốc độ cao, gia nhập câu lạc bộ các nước phát triển, thành siêu cường.

Trên báo The Age của Úc một nhà bình luận nổi tiếng dự đoán rằng Trung Quốc vẫn sẽ duy trì tỷ lệ phát triển chừng 10 % mỗi năm, sau khi vượt giá trị sản lượng nước Đức, nước Anh, năm nay vượt qua Nhật Bản, tất sẽ vượt Hoa Kỳ trong hơn 1 chục năm nữa thôi. Hoa Kỳ và châu Âu đang lâm vào khủng hoảng và trì trệ nặng kéo dài cả về tài chính và kinh tế. Có thể đoán trước thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc. Nhiều nhà kinh tế Trung Hoa cũng tỏ ra lạc quan, nêu cao vai trò chủ nợ thế giới của Trung Quốc, có dự trữ ngoại tệ hơn 3 ngàn tỷ đôla, đang phóng túng đầu tư và viện trợ lớn cho hàng loạt nước châu Phi, còn bỏ tiền đầu tư và cho một số nước châu Âu vay dài hạn để kiếm thêm lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, cũng có luồng suy nghĩ và lập luận trái ngược. Một số chuyên gia kinh tế, như Robert Fogel, giáo sư đại học Harvard Hoa Kỳ được tặng giải Nobel về kinh tế; nhà bình luận Salvatore Babones… cho rằng nên thận trọng, đi vào chiều sâu tình hình kinh tế - xã hội để phân tích, cần thấy Trung Quốc có nhiều nét đặc thù. Trung Quốc hiện là nước mới giàu lên, nhưng còn rất nghèo, tổng sản lượng lớn là do dân quá đông, hơn 1,3 tỷ dân, nhưng hiện thu nhập tính theo đầu người lại đứng thứ 93 của thế giới - hơn 4.000 đôla/năm - chỉ bằng 1/10 của Hoa Kỳ. Chất lượng phát triển rất thấp. Các nhà kinh tế - xã hội cho rằng từ nghèo giàu lên đến mức trung bình có thể là một bệ phóng, lại có thể là một cạm bẫy. Họ đưa ra những thí dụ ở Nam Mỹ và châu Á. Argentina trong 26 năm từ 1964 đến 1990 sản lượng tính theo đầu người từ 1.000 đôla lên đến 8.000 đôla, nhưng 12 năm sau con số ấy tụt hẳn xuống, nay chỉ còn 2.000. Indonesia và Philippines cũng vậy, sau một thời gian phát triển cao lại trì trệ, từ hơn 3.000 đôla nay chỉ còn 2.000 đôla/năm. Trong khi đó Singapore và Nam Triều Tiên  giữ được tốc độ phát triển đều đặn, nay đạt hơn 40.000 đôla/năm. Đó là những con hổ phát triển lên thành rồng.
Vậy bí quyết để biến thành hổ rồi thành rồng là gì? Các bài phân tích chỉ rõ ngay sau khi đạt được phát triển tốc độ khá cao, lãnh đạo các nước đó cần khiêm tốn và tỉnh táo, có những chính sách và chủ trương kịp thời:
- Phân chia thành quả phát triển công bằng, rộng khắp, ngành nào, địa phương nào, cá nhân nào đóng góp nhiều cho phát triển được hưởng tương đương, không để cho sự tăng trưởng chung bị những kẻ bất xứng tước đoạt một cách bất công, sẽ làm mất nhuệ khí phát triển, nhất là các nhà kinh doanh vừa và nhỏ;
- Việc phòng chống tham nhũng và lãng phí phải được đặt ra cấp bách nghiêm chỉnh,
thành quả phát triển ưu tiên tăng vào quỹ tiền lương cho lao động, viên chức, thực hiện pháp luật thật nghiêm, đề cao đạo đức xã hội, coi kẻ tham nhũng xấu và nhục như bọn móc túi, bọn đào ngạch, bọn mafia cướp nhà băng. Để ai cũng không cần, không dám, không nỡ phạm tội tham nhũng, như ông Lý Quang Diệu khuyên nhà cầm quyền Hà Nội để rồi lắc đầu chán nản «vì họ không muốn nghe tôi».

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

PHẤN ĐẤU KÝ SỐ 73...

Phấn đấu ký số 73 (Nhật ký mở-Mở lần thứ 12)
 Chủ nhật (10/10/2011)
 Chương 1 Hợp xướng "Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy"
Những tên đồ tể văn nghệ lại xuất hiện
Mới post lên “phấn đấu ký”số 72 hôm qua. Hôm nay định nghỉ cái lưng vài ngày thì …vấp phải một chuyện không vui muốn vùng dậy ghi ngay vào nhật ký mở!
Đó là một cú điện báo cho mình biết về “tai vạ” đã rơi xuống đầu của ca-nhac-sỹ Tuấn Phong, trưởng bộ môn thanh nhạc Nhạc Viện t/p HCM! Anh đã bị gọi lên Sở Văn Hóa hỏi “tội” về việc dám cả gan dàn dựng lại bản cantate 4 chương “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” (T H N C S B T) của mình viết từ những năm 1958 cho dàn nhạc giao hưởng và 4 bè hợp xướng!                                                                          
                                                                             
                                                                       
                                       
                                      
Thì ra, Nhạc viện thành phố HCM, do không nhận được văn bản hay cú điện nào “cấm sử dụng tác phẩm của Tô Hải” nên anh chị em cứ vô tư dàn dựng cái gì mà họ thấy là hay, là có lợi cho sự học tập của sinh viên mà thôi!
Thế rồi, mất cả mấy tuần, Tuấn Phong cùng hơn 40 sinh viên tập tành nghiêm túc vang sang cả tòa soạn báo CA t/p, ngày nào cũng có không ít “khán giả hàng xóm hâm mộ” sang nghe “ké”, xuýt xoa khen ngợi, thậm chí đưa tin việc tái dàn dựng tác phẩm này lên báo CA t/p (có lẽ cũng chưa nhận được cú điện nào của những tên đồ tể văn nghệ!)
Sau đó là Đài Truyền Hình HTV cử những biên tập, đạo diễn, quay phim “có cỡ” dàn dựng và lên sóng “lén”…
Mọi sự đã tiến hành trót lọt kể từ khi “Trên” chưa có ý kiến gì chính thức đối xử với mình, lão blogger về già bỗng “đổ chứng”, tuần nào cũng phát biểu “không làm các anh trên vừa lòng” bằng một bài “NÓI THẬT” CHO BÀN DÂN THIÊN HẠ BIẾT về suy tư, tình cảm cuả một kẻ “vừa là nạn nhân vừa là tội đồ” trong cả một quá trình “cốc mò cò xơi của lão ta!
Chưa có một buổi “làm việc” nào với an ninh văn hóa!
Chưa có một cuộc gặp mặt hay đối thoại nào dù trên báo chí lề phải, trừ hai bài chửi vu vơ không gọi đúng tên, đúng họ mình trên “Sài gòn Giải Phóng” và “An Ninh Thế Giới”.
Nhưng, trước những lý lẽ, bằng chứng cụ thể để bác bỏ thậm chí thách thức kẻ viết bài đến thẳng địa chỉ nhà mình để xem bằng chứng cụ thể bằng giấy trắng mực đen, bằng âm thanh mà mình còn lưu giữ, sau khi hai bài phản hồi của mình tung lên mạng, hai "tác rả" đều coi như ”không biết!”, ”không nghe”, “không thấy”!
Rồi từ đó thì…im bặt!