Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

TRẢ THÙ HÈN HẠ

                                                                                   
Trả thù hèn hạ
          Những người quyết liệt chống tham nhũng là dân thường, lại được vinh danh là cái gai nhức nhối trong mắt của những kẻ bị tố cáo, bị làm khó dễ. Họ không đánh gục được người tố cáo bằng sự mua chuộc, bằng quyền lực của mình thì họ dùng bàn tay kẻ khác để trả thù một cách hèn hạ.
            Mới đây nhất, anh Trần Văn Giáp – một trong 18 người được ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tỉnh Nghệ An vinh danh và khen thưởng – đã bị một nhóm côn đồ tấn công, nổ súng truy sát. Người em trai của anh nghe tiếng súng chạy ra bảo vệ anh cũng bị chúng chém đứt một ngón tay, bản thân anh Giáp bị đánh bầm dập mặt mũi, may mà chạy thoát.
            Xa hơn một chút, vào tháng 1/2011, ông Bùi Công Khôi ở Chí Linh, Hải Dương bị giết chết tại nhà, kẻ thủ ác còn cắt đi một tai ông, nhằm gửi đi một thông điệp tàn bạo với những người cùng hội, cùng thuyền với ông. Ông Khôi có trình độ pháp luật, được bầu làm tổ trưởng của 7 người đấu tranh phản đối việc lấp hồ nước ngọt – nguồn sống của nhân dân – và tố cáo các hành vi sai phạm về quản lý đất đai tại địa phương.

TÂM KINH VIẾT - VẼ TRÊN CƠ THỂ PHỤ NỮ

Tâm kinh viết và vẽ trên cơ thể phụ nữ 
        Bộ ảnh ghi lại việc người nghệ sỹ - thư pháp gia viết toàn bộ tác phẩm Tâm kinh trên cơ thể một phụ nữ đầy sức sống. Và các bức ảnh vẽ trên người thiếu nữ.

                                                          Tâm kinh trên cơ thể - cục bộ

                                                             Họa sĩ thả hồn vào từng nét bút

PHIẾM ĐÀM VỀ VIỆC QUẢN LÝ


                                                       PHIẾM ĐÀM VỀ VIỆC QUẢN LÝ
          Lời tác giả : Nhân Bộ Chính trị có chỉ thị về học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
            Bài viết này như một ý kiến góp vào việc triển khai nghị quyết.
*          *          *
            Trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu, thành quả tác phẩm là công sức lao động của người Chỉ đạo nghệ thuật, Đạo diễn, Tác giả kịch bản và Diễn viên góp phần làm nên.
            Khi một tác phẩm điện ảnh, sân khấu “có vấn đề” hoặc “bị tuýt còi” thực hiện, sẽ được đem ra mổ xẻ trách nhiệm thuộc về ai ?. Thực tế, đa phần Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chính, do việc “hư cấu” của mình (Đạo diễn mà không “hư cấu” thêm kịch bản.. làm sao mà thành công đươc?). Song đời thường, ai cũng nhận xét rằng : Chỉ đạo nghệ thuật không thể chỉ đạo sai ! Tác giả kịch bản đã được trình duyệt sản phẩm công phu, kỹ lưỡng ! Diễn viên thể hiện vai theo Đạo diễn.. Như vậy, chỉ tại Đạo diễn đưa phần “hư cấu” thêm vào kịch bản, mặc dù mong muốn tác phẩm đậm đà màu sắc nghệ thuật, nhưng đã.. “trái đường”. Chắc chắn các trường hợp Đạo diễn “có vấn đề”, đều được giải quyết rốt ráo, ngay từ khi.. bị phát hiện.
            Đối chiếu vào vai trò, trách nhiệm của những người quản lý, có thể hiểu nôm na là : Cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên (ví như vai trò Chỉ đạo nghệ thuật), đã bàn bạc thấu đáo mới đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và biện pháp thực hiện ở từng chủ trương, cụ thể, rõ ràng. Các cơ quan quản lý cấp dưới có nghĩa vụ thực hiện (ví như vai trò Đạo diễn), khi triển khai, nếu “hư cấu” thêm, mà phần “hư cấu” ấy “chệch hướng”, sẽ làm cho tác phẩm bị biến dạng, giảm sút hiệu quả.. thậm chí ngược lại !. Khi rơi vào tình trạng này, có nhiều việc còn do “Tác giả kịch bản” hiểu và sáng tác chưa chuẩn (ví như vai trò của những người làm công tác Tham mưu), cũng góp phần đáng kể, hỗ trợ cho việc “hư cấu” của “Đạo diễn” (do báo cáo, đề xuất, xin phê duyệt, phê chuẩn.. chưa lường hết đến hậu quả xảy ra.. hoặc do tư lợi cá nhân). Chỉ có “Diễn viên” (quần chúng nhân dân) bắt buộc phải thực hiện, không thể hoặc không dám chống lại (sợ thiệt vào thân).

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

CÒN HƠN KẺ CƯỚP !

                                                                           
                                                                   Còn hơn kẻ cướp
          Một người đàn ông đi đường bị hai tên áp sát giật túi tiền trên xe máy của anh ta. Người đàn ông này cố sống cố chết giữ chặt túi tiền không cho chúng giật. Hai tên cướp không thể cướp được đành bỏ chạy. Túi tiền bung ra, người đi đường xúm lại nhặt tiền, hàng phố hai bên đường cũng đổ ra tranh cướp. Có khoảng ba chục người thi nhau nhặt những đồng tiền từng bị cướp hụt này bất chấp người đàn ông đau khổ bất lực đứng nhìn đồng tiền máu thịt của mình rơi vào tay người khác.
            Có thể nào lại như thế trong một xã hội văn minh và dân tộc vốn coi trọng đạo lý “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ? Người bị cướp kia có thể chỉ chống chọi lại được hai tên cướp, anh ta không thể chống lại ba mươi kẻ cướp cùng một lúc. Hai tên cướp kia biết việc làm của mình là phạm pháp và phi nghĩa nên vội vã chạy trốn, còn ba chục kẻ nhân cơ hội mà cướp kia tự cho mình cái quyền được cướp nên thoải mái nhặt nhạnh, mà không lo bị bắt. Thay vì đuổi theo bắt cướp như đạo lý thường tình thì họ làm nốt cái việc mà bọn kẻ cướp đích thực kia không làm được …

" THIỂU SỐ " THẮNG !

                                                                            
                                                           “THIỂU SỐ”...THẮNG  
          Hai “nhà hùng biện” xóm Sinh thỉnh thoảng vẫn đấu lý với nhau. Lần này (không nhớ  lần thứ bao nhiêu), trước khi “khẩu chiến” ông Lý đặt điều kiện với anh Sự :
            - Cuộc đấu hôm nay, ai thua phải bỏ tiền mua ba chai bia nút chai cộng với hai gói “đặc sản” đậu phộng.
            - Em dơ cả hai tay.
            - Chủ đề là dẫn chứng “đa số” thắng hay ‘thiểu số” thắng ! Chú chọn bên nào ?
            - Ông anh có “ấm đầu” không đấy mà “đố ngược” như thế ?
            - Yên tâm đi... Tùy chú em chọn.
            - Vậy thì em chọn bên “đa số”.
            - Tôi đành nhận phe “thiểu số” vậy.. Và, theo luật sân cỏ, chú đã chọn sân, tôi có quyền ra bóng trước.. đúng không ?
            - O.K.
            - Câu thứ nhất : Khán giả “đông” thắng hay diễn viên “ít” thắng. ?
            - Chủ đề Văn Hóa trước à.. ông anh ?
            - Chính thế !
            - Khán giả thắng là cái chắc.. được thưởng thức ca hát này.. được giải trí này.. “bổ mắt” này.. vân.. vân... Chính xác.. khán giả thắng.

NGƯỜI THÀNH PHỐ VÀ NỖI LO THẤT NGHIỆP

                                                                              
“Người thành phố” và mối lo thất nghiệp
                                        Cập nhật lúc 08:26 | 15/06/2011 (GMT+7)
            Hàng loạt hệ lụy trong quá trình đô thị hóa đã được chỉ ra tại Hội nghị công bố các ấn phẩm Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 do Tổng cục Thống kê tổ chức sáng qua (14/6) tại Hà Nội.
            Đô thị hóa nhanh nhưng “chất lượng” thấp
Mục tiêu có 38% dân đô thị vào năm năm 2015 và 45% năm 2020 - theo ông Nguyễn Hữu Minh (Viện Nghiên cứu Gia đình và giới) là “khó đạt được”, vì với 30% dân số đô thị hiện nay, “mức độ đô thị hóa của Việt Nam chỉ tương đương với mức độ đô thị hóa trung bình của các nước Đông Nam Á cách đây 10 năm”.
Số lượng đô thị tăng lên nhanh chóng, từ 500 khu đô thị vào năm 1990 đến nay con số này đã là 753, song nhiều thành phố được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chính thay vì các trung tâm kinh tế, nên sự thu hút dân lao động nhập cư không cao. Cũng chính vì nhiều thành phố không được phát triển như là các trung tâm kinh tế nên quá trình đô thị hóa diễn ra không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và các đô thị loại đặc biệt.
 Thực tế, người dân đô thị được hưởng lợi nhiều hơn dân cư nông thôn và được tiếp cận với các loại dịch vụ cần thiết dễ dàng hơn, từ nhà ở, nguồn nước hợp vệ sinh, điều kiện vệ sinh, mức độ sử dụng các tiện nghi trong gia đình, giáo dục, y tế, văn hóa giải trí…
Nếu như 4,3% hộ gia đình ở vùng nông thôn không có điện thì chỉ 0,2% hộ gia đình ở đô thị của Hà Nội và TP.HCM phải chịu tình trạng đó. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, sự phát triển của các thành phố ở Việt Nam đang gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội (nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện, trường học) không đáp ứng được nhu cầu của dân cư…

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

THÀY THUỐC CÒN LÂU MỚI NHƯ MẸ HIỀN

                                                                              
                                             THÀY THUỐC CÒN LÂU MỚI NHƯ MẸ HIỀN
          Tác giả Ong Bò Vẽ trong bài “Giao ban hay bệnh nhân quan trọng”, đăng ở mục Văn hóa & Xã hội (trang 8) báo Pháp Luật Việt Nam số 253(3.975) ngày 6-10-2009, toàn văn như sau :
            “Sau đây là quang cảnh và lời thoại tại Bệnh viện Bộ Xây dựng ở Thanh Xuân - Hà Nội mà Ong Bò Vẽ tôi ghi lại khi đưa cậu em đi cấp cứu do sốt…
            Tại nơi đón tiếp, một người nhà bệnh nhân từ Khoa Nội 2 chạy lên :
            - Sao bảo xuống Nội 2 khám mà chả thấy bác sỹ đâu, bệnh nhân thì đang sốt đùng đùng đây này.
            Tại phòng khám Nội 2 :
            - Cặp nhiệt độ chưa ? sốt cao thế này thì chuyển lên phòng cấp cứu nhé, ở đây bác sỹ đi giao ban rồi, chưa có người khám.
            Tại phòng cấp cứu chật cứng người, có tiếng la hét :
            - Sao sốt thế này mà chẳng thấy ai khám khiếc gì cả ?
            Một y tá chạy vào đo huyết áp :
            - Bác sỹ bận đi giao ban nên chưa có người, chúng cháu cũng không biết làm gì, phải đợi thôi.
            Từ hành lang nơi đón tiếp đến phòng cấp cứu đầy người đau đớn, vật vã, sốt cao, chả thấy bóng dáng bác sỹ đâu vì bận giao ban. Ái đó hỏi như một câu hỏi chung cho tất cả bệnh nhân : Giao ban quan trọng hay tính mạng con người quan trọng ? Chẳng nhẽ tất cả các bác sỹ đều cần thiết phải giao ban mà không phân người trực khi có những ca cấp cứu cần kíp ? .”
            Chắc Ong Bò Vẽ mới thấy một cận cảnh ở Bệnh viện Bộ Xây dựng. Ối bệnh viện bác sỹ “hành” bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Còn qúa nhiều bác sỹ thời nay chỉ cần có nhiều “phong bì”, cho nên mới có cái cảnh khi mắc bệnh mà thiếu tiền thì chỉ có đường... chờ chết.. Họ đâu cần y đức và... còn lâu họ mới thực hiện được ý nguyện “thày thuốc phải như người mẹ hiền” !?!.



SƯỚNG KHỔ THỜI HIỆN ĐẠI



SƯỚNG-KHỔ THỜI HIỆN ĐẠI
          Gần một tiểu đội “phu lục lộ” ngồi nghỉ giải lao, sau mấy giờ lao động vất vả dưới nắng trời oi bức. Từ sáng kiến của một vị tuổi “xồn xồn”, hay kể chuyện Tiếu Lâm, mọi người đã đưa ra được một số dạng KHỔ - SƯỚNG trong bối cảnh tệ nạn nhũng nhiễu, tham nhũng hiện nay, nhưng chưa đủ một trăm lẻ một cảnh SƯỚNG - KHỔ ... đang tồn tại.
            Các dạng KHỔ - SƯỚNG trong thực tế,  được liệt kê dưới đây :
            - “Phu lục lộ” cơ khổ - Cai phu, Giám đốc sướng ;
            - Người dân lao động nông nghiệp khổ - Các quan xã sướng ;
            - Người xin cấp “Sổ đỏ” khổ - Người thực thi cấp “Sổ đỏ” sướng ;
            - Người trồng rừng khổ - Quan xã và Kiểm lâm sướng ;
            - Người buôn bán gỗ khổ - Kiểm lâm, Thuế vụ sướng ;
            - Người lái xe tải, xe khách khổ - Cảnh sát và thanh tra giao thông sướng ;
            - Người đi xe máy khổ - Cảnh sát giao thông sướng ;
            - Công nhân, nhân viên khổ - Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan sướng ;
            - Người xin tuyển dụng khổ - Người tuyển dụng và “xếp” sướng ;
            - Quan nhỏ khổ - Quan to sướng ;
            - Học sinh khổ - Thày, cô giáo sướng ;
            - Thí sinh khổ - Người coi thi, chấm thi sướng ;
            - Người tiêu dùng khổ - Người buôn bán sướng ;
            - Người buộc phải ăn, uống khổ - Người bán hàng sướng ;
            - Người buôn bán khổ - Thuế vụ, Quản lý thị trường sướng ;
            - Người dùng điện khổ - Ngành điện sướng ;
            - Người gọi điện thoại khổ - Ngành Bưu điện sướng ;
            - Người vay tiền khổ - Người cho vay và Ngân hàng cho vay sướng ;
            - Khán gỉa khổ - Người biểu diễn, quản lý biểu diễn sướng ;
            - Kẻ thích “đú đởn” khổ - Kẻ “bán chôn nuôi miệng” sướng ;
            - Bệnh nhân khổ - Y, bác sỹ sướng ;
            - Bị can, bị cáo khổ - Người tiến hành tố tụng sướng ;
            - Trại viên tạm giam, tù nhân khổ - Quản giáo, trực trại sướng ;
            - Nguyên đơn, bị đơn khổ - Quan tòa sướng ;
            - Người đi xe máy khổ - Người chuyên đi xe con sướng ;
            - Người đi vệ sinh khổ - Người thu tiền sướng ;
            - Người đi ăn cỗ khổ - Gia chủ mời ăn cỗ sướng ;
            - Bố, mẹ người nghèo chết, khổ - Bố, mẹ quan tham chết, sướng ;
            - Ngày tết, trẻ nhỏ tuổi sướng - Bố, mẹ chạy vạy lo tết, khổ ;
            - Người nghèo luôn cơ khổ - Kẻ giầu sang sống sung sướng ...

            Việc tập hợp KHỔ - SƯỚNG trên đây chắc chưa thể đầy đủ.
            Mong các Friends vui lòng.. hạ cố bổ sung thêm, để tổng hợp các dạng KHỔ - SƯỚNG đang là “thực trạng” diễn ra trong xã hội ngày nay./.




VỊ PHỒN THỰC


Vị phồn thực
Truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến
                                              
                                                        
 1- Tôi tỉnh dậy sau một đêm dài mộng mị. Hắn và cả cái phòng tranh quái đản, trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật cứ ám ảnh tôi suốt đêm, không sao chợp mắt được, đầu óc rối tinh, bộn bề những kỷ niệm về tình bạn giữa tôi với hắn một thời lửa máu. Ngần ấy năm bầu bạn thân thiết, tôi chỉ biết hắn đã từng làm thơ, viết văn, rồi vì thứ của nợ ấy hắn dính đòn, bị đẩy ra mặt trận, thành lính trinh sát pháo binh, cùng tiểu đội với tôi ở chiến trường khu Năm ác liệt. Đành rằng hắn có chút hoa tay, vẽ sơ đồ các cứ điểm của địch chuẩn xác và sinh động đến kỳ lạ, nhưng để làm họa sĩ lại là chuyện khác. Thơ hắn tứ lạ, lời đẹp mà hắn lại gác bút mấy chục năm, rồi chuyển sang nghề vẽ, làm tôi ngỡ ngàng…
2- Chẳng biết hắn học quy luật về ánh sáng, hình sắc, đường nét ở đâu, từ bao giờ mà phòng tranh vừa mở đã gây ồn ào dư luận, khen chê các kiểu. Mới tập tọng vào nghề, hắn đã nhảy ngay vào lĩnh vực tranh tiêu đề khổ lớn, mỗi bức to bằng lá chiếu đại. Đã là tranh tiêu đề thì đằng sau bố cục và những gam màu còn ẩn chứa nội hàm tư tưởng triết mỹ của tác giả, chứ đâu có bỡn. Vậy mà trong hết thảy các bức vẽ, hắn đều đặt tâm điểm triết mỹ vào hình tượng người đàn bà khỏa thân, ngồn ngộn những V và L!

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

VỖ TAY HOAN HÔ


VỖ TAY HOAN HÔ !
          - Bác nhắn em sang đây, chắc có điều chi chỉ giáo ?
            - Đâu dám.. Chú là Bí thư chi bộ, Tớ là dân thường ngoài Đảng.. ai lại chỉ giáo..
            - Thì em với Bác vẫn thường hay tranh luận.. Bác chỉ đúng, sai cho em.. cũng là chỉ giáo.. chứ gì. Không lẽ bác chỉ nhắn sang chơi vài ván cờ tướng.. ?
            - Cũng có việc tranh luận đấy.. Ta trao đổi trước rồi chơi cờ sau nhé !
            - Em cũng thích thế.. Việc nào ra việc ấy.
            - Vậy thì Anh vào đề luôn :
 Này.. Anh hỏi thật Chú : Cuộc họp Quân Dân Chính tối qua.. Chú có thấy có nhiều “kệch cỡm” và.. “gò ép” không ?
            - Bàn bạc dân chủ.. Không ai thắc mắc gì.. sao cho là “kệch cỡm” và “gò ép” được ?.. Có khi Bác lại đưa vấn đề thành.. “nguyên tắc” chăng ?
            - Không phải là ý tôi.. mà là ý của đông đảo đại biểu dự họp tối qua.
            - Nghiêm trọng thế cơ à !.. Thú thật.. em chưa nhận ra việc gì ?
            - Những ai suy nghĩ sâu sắc sẽ phát hiện ra ngay.. Đó là :
            “ E hèm.. Có đời thủa nào.. tại cuộc họp Quân Dân Chính mà tay Phó bí thư thường trực đảng ủy phường dự họp.. lại đọc toàn văn Chỉ thị của Thành ủy về những việc làm cụ thể.. tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh.. Làm cứ như quan tâm đến thế hệ trẻ đến thế không bằng.. Rồi lại chỉ đạo Chi ủy ra quyết định thu của mỗi hộ dân ba trăm ngàn đồng.. để xây dựng Nhà văn hóa Khu.. nữa chứ . Hãy nhớ là, từ xưa đến nay Đảng chỉ đề ra chủ trương, biện pháp.. chẳng bao giờ lập ra kế hoạch chi tiết.. giao nhiệm vụ cụ thể cho ban nọ, ngành kia thực hiện bao giờ.. và Đảng không được phép ra quyết định thu tiền của các hộ dân.. để xây dựng nhà văn hóa.. Buồn cười đến thế là cùng..  

KHI TỔ QUỐC BÃO GIÔNG

                                                                         
                                                    KHI TỔ QUỐC BÃO GIÔNG
                                                           Đỗ Thị Hoa Lý 

Bao dòng máu sục sôi
Bao con tim nóng bỏng
Khi Tổ Quốc mình lại đứng trước nguy cơ
Sóng trào dâng từ Quần đảo Hoàng Sa
Mẹ Việt Nam lại từng đêm thao thức...

Bão giông cuốn vào thềm lục địa
Những hiểm nguy rình rập
Những khiêu khích cạnh sườn
Những kẻ dã tâm giả nghĩa, giả nhân.

Hơn tám chục triệu con dân
Lại trong tư thế sẵn sàng
Như ngày xưa cha ông ta đã sẵn sàng như thế
“ Thao thức nỗi mưa nguồn, chớp bể”
Máu xương sẵn sàng cho Tổ Quốc trường sinh!

Biển mặn mòi yêu thương
Biển mặn mòi sức sống
Biển cồn cào khát vọng
Bát ngát những chân trời!..

Biển Quê hương tha thiết của ta ơi
Ta muốn bên người, giữa lòng biển cả
Mỗi mét đất hay từng viên sỏi đá
Đã từng thấm máu cha ông...

Tiếng gọi muôn dân da diết tự Biển Đông
Gió thét gào, cuồng phong nổi sóng
Bạch Đằng Giang có hay chăng biển động
Như Nguyệt  cuộn dòng xoáy nước sục sôi!

Mũi Cà Mau xa tắp cuối trời
Xé sóng những con tàu kiêu hãnh
Hãy hoá thân hỡi những ngọn tre ngà lấp lánh
Dâng hiến mình cho tất cả - Trường Sa!..

         Kiev – Ucraine - 11.06.2011 Đỗ Thị Hoa Lý
                                                                              
                        Thứ ba ngày  14/6/2011
              Coppy từ  http://www.trannhuong.com/

CHÍ PHÈO NỈ HẢO

                                                                                    
                                                                     CHÍ PHÈO NỈ HẢO
                                                                                  Thái Sinh 

           Mấy bữa nay trời nắng nóng, những vết thương thời chiến tranh lại sưng tấy, Lão Cò mệt mỏi không muốn đi đâu. Ngồi xem ti vi mãi cũng chán, lão ra ngõ rồi lại vào vườn cây, đứa cháu nội của ông đang ôn thi đại học nhìn cái lưng gù gù của ông nó bật cười:
          - Ông à! Hôm nay cháu nom ông giống lão Hạc quá.
          Lão ngơ ngác hỏi lại:
          - Trông ông giống lão Hạc à, lão Hạc ở đâu mà lại giống ông?
          Con bé cười ngất ngư:
          - Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Ông làm "giám đốc quân xanh" đi nhiều nơi, hẳn ông đã tới làng Vũ Đại quê hương của gã Chí Phèo rồi chứ?
          - Ông có ghé qua thăm ngôi nhà của Bá Kiến, quê hương của gã Chí Phèo cũng thuần nông như bản Tủm Tỉm dưới chân núi Hài này thôi…
          - Chắc ông được nghe mọi người kể nhiều chuyện về gã Chí học được thói lưu manh sau khi bỏ làng đi biệt xứ, nay trở về làng chuyên rạch mặt ăn vạ?
          - Không! Ông chẳng được nghe chuyện gì, mọi người bận túi bụi công việc làm ăn có thời gian đâu mà để tâm tới gã Chí đã chết từ thời nảo thời nào…
          Con bé trầm ngâm, chợt nó quay lại:
          - Ông Nam Cao tài thật, gã Chí Phèo tưởng chết từ đời tám hoánh giờ đã sống lại đấy ông ạ. Chỉ có điều gã Chí bây giờ hiện đại lắm, gã diện comple thắt cà vạt như một người tử tế. Nhìn bề ngoài thì nom gã là người tử tế thật, gặp ai cũng: Nỉ hảo! Nỉ hảo! Nhưng gã thâm hiểm lắm. Trước gã là kẻ nát rượu, con quỉ dữ của làng Vũ Đại, gã say triền miên, bây giờ gã cũng say triền miên. Không phải say rượu mà say lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia láng giềng…
           Lão Cò cứ ngớ người ra chả hiểu con bé nói gì, gã Chí Phèo nào diện comple gặp ai cũng: Nỉ hảo! Nỉ hảo mà thèm khát lãnh hải của người ta thế.
Gã là ai, con quỉ dữ của thế giới này à? Lão lắc đầu:
          - Ông chịu không hiểu cái gã Chí Phèo mà cháu đang nói đâu.
          - Mấy hôm rồi báo chí đưa tin tàu của bọn người lạ cắt cáp thăm dò địa chấn tàu Việt Nam đang hoạt động trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bị ta phản đối, họ còn lu loa Việt Nam vi phạm chủ quyền lãnh hải của họ, đúng là kiểu vừa ăn cướp vừa la làng. Đấy rồi ông xem, gã ta còn giở nhiều trò nữa, không chỉ rạch mặt ăn vạ đâu, gã sẽ nói ta là người lương thiện. Kẻ lương thiện muốn nuốt cả biển Đông của Việt Nam đấy ông ạ…
          - Bây giờ ông đã hiểu - Lão Cò buồn rầu - Gã Chí Phèo lưu vong, đổi quốc tịch từ khi nào nhỉ? Không, gã chính là AQ biến hình ra đấy cháu ơi…   

                        Thứ ba ngày  14/6/2011
        Coppy từ  http://www.trannhuong.com/

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

CÂY MÍT TỐ NỮ

                                                
                                   Cây mít tố nữ
                       Truyện ngắn của  Đặng Văn Sinh .                      
                                                           
                                                                      
Làng Yên Ninh thuộc tổng Cao Sơn, phủ Trường Lưu nằm dọc phía hữu ngạn sông Cái. Ðứng trên cao trông như mũi mác hơi phình ở giữa mà vuốt nhọn hai đầu. Ngày trước, nghe đâu từ thời Hồng Ðức, có quan Tư nghiệp Quốc tử giám, người tổng Phù Vân về quê, qua đò nhìn thấy thế đất làng Yên, bảo với anh học trò cùng đi :”Làng này được thế đất tốt nhưng tiếc rằng mạch bị chẻ làm hai nên đuối sức, hiếm nhân tài”. Lời tiên tri của quan Tư nghiệp tỏ ra ứng nghiệm. Hết đời này đến đời khác, dân làng Yên chỉ làm ruộng. Vụ nông nhàn, đàn ông thêm nghề quăng chài, đàn bà chuyên nhặt phân chó đem sang chợ Buộm bán. Những đời sau, các bậc kỳ mục trong làng thấy dân thất học thì lép vế với thiên hạ mới bàn nhau mở trường, đón thầy về dạy chữ thánh hiền cho con cháu những nhà khá giả. Ðược mười chín năm thì có người đỗ hương cống rốt bảng. Ðó là con trai nhà phú hộ họ Trần tên là Trần Phong. Tháng chín năm giáp thân, niên hiệu Cảnh Hưng, nhà họ Trần làm khao mời cả làng. Người hàng tổng đến dự cũng đông. Quà mừng chất đầy hai chiếc sập gụ kê ở chính sảnh. Gia chủ tay bắt mặt mừng kính cẩn đón khách. Dịp ấy đã vào tháng trọng thu. Heo may rải đồng. Tiết trời mát mẻ. Mùi hoa địa lan thoang thoảng như ngấm vào men rượu. Bà con xa gần ai nhấp chén cũng thấy ngọt. Tiệc đang vui ,có người vào báo quan Nghè Lương Xá đến mừng. Cả nhà rối lên. Cụ cố, thân sinh ông Cống tân khoa đích thân ra cổng rước khách. Ông nghè Phạm xuống ngựa, sửa lại quần áo ngay ngắn rồi lễ phép cúi chào:
-Thưa cụ cố, nghe tin anh cống Trần vừa đăng khoa, chúng tôi xin có lời mừng.
Cụ cố sợ thất lễ, cúi rạp xuống tạ lỗi :
- Chúng tôi ở xa, không biết quan Nghè mới từ Kinh trở về, xin ngài xá cho.

NHÂN DÂN

                                                                          
                                                                 NHÂN DÂN
                                                                            Hoàng Quý 
                                              (Trích trường ca “Đối thoại trắng”)

Nhân dân tôi!
Nhân dân cô đơn
Nhân dân khiêm cung
Kham nhẫn và dịu dàng
Người là nước mà luôn thiếu khát
Người như lúa khắp ruộng nương nước Việt
Những hạt lúa dại vụng
Ấm và xót
Ngoi trên nắng
Dạt trên nước
Xác cháy trên tay chai
Xướp ráp tận ruột
Lấm láp và tinh tươm
Thơm tho sen súng
Giấc mê mẩn người
Thảng như ca dao
Xum xuê như cổ tích

Ôi! Nhân dân kiêu dũng của tôi
Nhân ái và thật thà
Cởi mở và bồng bột
Người nâng thuyền mà nổi trôi như lá
Người bộc trực, tuyềnh toàng
Cả nghe và hiếu thiện
Tin đạo mà chở đạo
Đạo rối
Thuyền chao
Qua mỗi cửa bão giông lại đắm đuối nâng thuyền
Néo chèo theo lái
Bến yên bình một giấc tít xa
Mà người có bao giờ không nhẹ dạ
 

VÌ SAO NGƯỜI GIÀU LUÔN SỢ THỪA ?


                                                    VÌ SAO NGƯỜI GIÀU LUÔN SỢ THỪA ?
          - Ông nội ơi ! phương ngôn nước ngoài có câu : “Người nghèo không sợ thiếu, người giàu luôn sợ thừa”.. nghĩa là sao ? Ông nội giảng cho con.
            - Con hỏi vậy là có chủ ý gì ?
            - Con muốn nhờ ông nội.. để làm một bài tập làm văn tự chọn.. mà con thích loại văn phân tích.
            - Đề tài này hơi rộng đấy.. Nếu con thích ông vẫn giảng giải khái quát, tổng hợp.. còn hư cấu ra sao.. là việc của con.. miễn sao thày, cô giáo chấp nhận bài tập làm văn “đúng khẩu vị” là được.
            - Vâng, con rất cảm ơn ông nội.. Ông thủng thẳng nói để con ghi thành dàn bài nhé.
            - E hèm.. Những câu phương ngôn nước ngoài thường được các nhà văn dựa vào thực tiễn cuộc sống đúc kết, rút ra.. Khi đem vận dụng câu phương ngôn này ở Việt Nam.. có thể được hiểu đại loại, như sau :
            *. Theo tiêu chí của cơ quan nhà nước, người nghèo hay hộ nghèo là có bình quân thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu chung.. Hiện nay, mức lương tối thiểu chung là sáu trăm năm mươi ngàn đồng.. nếu thu nhập bình quân của hộ nào đó, chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba mức lương tối thiểu chung.. sẽ thuộc vào dạng người nghèo, hộ nghèo.
            *. Riêng tiêu chí người giàu.. chưa ai định ra khái niệm có bao nhiêu tài sản sẽ là người giàu.. Nhưng, kể từ khi có cuộc đấu tranh chống tham nhũng.. người ta cũng “tạm tính” rằng : Người nào, hộ nào có khối tài sản trị giá từ một trăm năm mươi triệu đồng trở lên.. đã thuộc người giàu, hộ giàu..
            *. Đối với người nghèo, hộ nghèo thường cuộc sống thiếu nhiều thứ.. nhất là các vật dụng cần thiết, dùng hàng ngày trong gia đình.. Họ lo đủ cơm ăn, áo mặc, học hành cho con cái.. đã là vất vả, khó khăn.. Có thể khẳng định người nghèo, hộ nghèo thiếu nhiều thứ, mà khả năng lao động của họ không thể tạo dựng ngay được.. Họ phải luôn tằn tiện, tích lũy.. luôn phải dựa vào sức mình để sắm sửa dần những thứ dùng cho sinh hoạt gia đình.. tạo của cải vật chất.. Cũng có thể nói họ lo được đến đâu thì lo.. không hề gấp gáp.. và cũng không sợ thiếu thốn mãi.. Đó là tính lạc quan rất đáng quý của người nghèo, hộ nghèo..

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

HOÀNG XA NỘ KHÍ PHÚ

                                                     
                                                       HOÀNG SA NỘ KHÍ PHÚ
                                                                                    Kha Tiệm Ly 
          
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết. 
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!

Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

XỨ ĐÔNG ĐÂU KÉM XỨ NÀO ?

                                                                        
                                                  XỨ ĐÔNG ĐÂU KÉM XỨ NÀO ?
          Vài chục năm trước đây, nhiều người dân, nhất là bộ đội, thường dấu mình người gốc xứ nào ? , trong đó có những người Xứ Đông hay nói ngọng, sai chính tả, khi phát âm vần l, n, x, s, tr, ch...
 Kể từ khi đi vào kinh tế thị trường.. chẳng còn ai dấu xứ sở của mình nữa. Nhiều người biểu lộ quê mình.. mang hàm ý tự hào, kiêu hãnh.
            Người Xứ Đông thời nay hãnh diện với cộng đồng cũng phải lắm chứ ; suy rộng ra Xứ Đông đâu có hơn-kém xứ người bao nhiêu, giả dụ :
            - Người dân Xứ Đông đâu kém dân xứ khác, khi khối người ăn mặc hở hang ; đầu tóc xanh, đỏ, tím, vàng.. mở miệng ra là văng tục, chửi thề.. kém gì các anh Ba, chị Hai.. Hát hò đủ kiểu, đủ dạng lời ca : Từ nhạc vàng, nhạc xanh.. kèm theo ngoáy mông, lắc ngực.. khoe là chính.. Ôi ! nói sao hết được cái sự chẳng kém ấy !.
            - Từ cảnh nhiều người móc túi mãi chẳng đủ tiền mua thứ mình cần, nay thiếu gì người giàu sang “nứt đố, đổ vách”, do cố gắng phát triển kinh tế chân chính và.. “hổng” chính đáng. Đứa có tài.. rựt dọc, đâu có kém sứ nào. Có lẽ số những kẻ làm giàu bằng việc ăn chặn tiền của dân.. bớt xén tài sản đất nước (nay người ta gọi nó.. cái tên sang là Tham Nhũng), Xứ Đông chúng mình chỉ đứng sau thành phố Sài Gòn, cố đô Hà Nội và vài ba thành phố lớn là cùng. Chuyện phân biệt kẻ giàu, người nghèo đang là cái hố ngăn cách quá lớn.. nhờ công của ông.. Giời.. Ôi ! nói sao hết được cái sự.. chẳng kém ấy !.
            - Xứ Đông chúng tôi chẳng kém xứ nào về việc “dân đâu được biết”, “dân chẳng được bàn”, còn “dân kiểm tra”.. thì chờ đến.. mùa quyít. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, bức xúc trước “vấn nạn quan tham”, dân kêu oan, tố cáo, khiếu nại đã gửi hàng ngàn lá đơn : Nhưng ở “gốc” chỉ trả lời chung chung, còn ở “trên” thì “nguyễn như vân”, tạo “sự im lặng đáng sợ” triền miên.. Có cao trào tổ chức khiếu kiện đông người, thì bị gán cho là biểu tình.. giải tán.. xử lý.. Xứ Đông chắc hơn một số xứ khác về cái khoản dân bị mất đất, mất việc làm.. quá  nhiều, đang dần trở thành.. “khu đen”, kêu thấu trời.. nhưng “Ngọc Hoàng” sợ dân.. chửi.. bịt tai lại, không dám nghe.. Ôi ! nói sao hết được cái sự.. chẳng kém  ấy !.
            - Còn nữa.. còn nữa.. còn nữa “cái sự chẳng kém” xứ nào, của người Xứ Đông. Nhưng kể thêm ra, lại sợ các Friends cho là “những chuyện thường ngày ở huyện”.. nhắc lại làm gì ?... “khổ lắm”.. “nói mãi”.



ĐẰNG SAU TẤM BẰNG GIẢ

                                                                       
                                                 ĐẰNG SAU TẤM BẰNG GIẢ
             Câu chuyện bằng giả đã trở nên nhàm lắm rồi, vì đụng vào đâu cũng thấy, địa phương nào cũng có, đủ các loại người sử dụng bằng giả và quan trọng nhất, nạn bằng giả không bị xử lý đến nơi đến chốn, thế là người ta thản nhiên sử dụng bằng giả, để tiến thân hoặc giữ ghế, đôi khi đơn giản chỉ để kiếm một việc làm.
            Thế nhưng, cho dù phải chấp nhận sống chung với nạn bằng giả cùng với những người sở hữu nó thì chí ít cũng phải tìm hiểu và giải thích được lý do tồn tại của nó. Bằng giả được nhiều người sử dụng và cũng nhiều người chấp nhận đơn giản là cái bằng thật cũng chẳng hơn gì, khi mà học tại chức thi cử chỉ là hình thức và hiếm khi đi thi mà không đỗ, không đỗ thì thi lại, đỗ mới thôi.
            Mảnh bằng giả hay thật cũng chẳng phục vụ tốt hơn cho chuyên môn và nghiệp vụ của anh ta, vì thế giả và thật bị cào bằng. Giá trị đạo lý cũng bị trộn lẫn, người ta không hề cảm thấy xấu hổ khi dùng bằng giả nữa, cấp trên, cấp dưới đều dùng nên dễ dàng tha thứ cho nhau nếu chẳng may bị phát hiện.
            Mặc dù coi bằng giả là vấn đề nhàm (và nhàm nữa) nhưng chúng tôi vẫn đề cập bởi mới đây, trong dịp bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, ở một huyện nọ, căn cứ vào đơn tố cáo trong huyện có 54 cán bộ đảng viên dùng bằng giả mà khi kiểm tra xác định được 52 người dùng bằng giả, 2 trường hợp còn lại cần xác minh tiếp. Tố cáo chính xác như vậy quả là nạn bằng giả đã gần như đến mức công khai, thêm nữa, những người dùng bằng giả cũng thẳng thắn thừa nhận, họ còn cho biết mua một cái bằng giả bao nhiêu tiền ( từ 3 đến 8 triệu tùy theo quan hệ cho một bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc ).
            Ở tỉnh khác, người ta có phong trào mua bằng y tế để xin một chân y tế học đường hay nhân viên nhà trường, đó cũng là một cách dùng bằng giả có sáng tạo. Tóm lại, người ta coi bằng cấp như tem phiếu thời bao cấp, có nó thì mới sống được và tuy Nhà nước cấm, vẫn có thể mua bán tem phiếu ở chọ đen.
            Có người sở hữu tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng họ chỉ ghi điều đó vào hồ sơ cán bộ chứ không bao giờ phô phang ra ngoài. Bằng cấp là đảm bảo cho sự thăng tiến của họ chứ không phải là vật trang sức, chỉ đến khi họ đã yên vị ở một vị trí ngất ngưởng nào đó, thiên hạ mới biết được học vị của ông ta, cho dù biết đấy là bằng giả cũng không ai làm gì được nữa. Học vị trở lại vị trí đúng của nó  đối với chủ nhân là vật trang sức, đánh bóng tên tuổi của ông ta, góp phần gia cố chiếc ghế chắc chắn hơn. Dù đấy là một hành vi khôn ngoan nhưng biện bạch kiểu gì thì bản chất của nó vẫn là sự đánh cắp lòng tự trọng của chính mình.
 Một khi con người không còn tự biết tôn trọng mình, “lộng giả thành chân” thì sự suy đồi thế chân cho đạo đức./.

Tác giả : Nhị Ngọc
Nguồn : Trang Văn hóa-Xã hội, Báo Pháp Luật Việt Nam
                 Số 162 ( 4.588 ) , Thứ Bảy ngày 11-6-2011.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

CẢM XÚC NGẮN VỀ NHÀ VĂN ĐẶNG VĂN SINH

CẢM XÚC NGẮN VỀ NHÀ VĂN ĐẶNG VĂN SINH
                                                                           

          Tôi biết rồi quen, thân Nhà văn Đặng Văn Sinh trong lần tình cờ đến chơi nhà một sĩ quan cảnh sát (con trai ông), khoảng sáu, bẩy năm trước.
            Cơ ngơi khiêm tốn và là nơi “sản xuất” văn chương của Nhà văn tọa lạc tại vùng ven thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, theo thế đất “gối sơn đạp thủy” gần một quả đồi trọc.
            Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Tổng hợp năm 1979, Đặng Văn Sinh thực hành trên bục giảng mấy năm, rồi vì lý do khách quan, ông đã chuyển nghề sang nghiệp sáng tác văn chương.

"TẦM GỬI" TIỀN


                                                                      “TẦM GỬI” TIỀN ! 
          Sông trung thủy nông cạnh đường 5-B, xuất phát từ đê Văn Thai, kéo dài đến tận thị trấn Cẩm Giàng, dài khoảng chục cây số. Con sông này là công sức của hàng vạn nhân công của mười hai xã trong huyện “ăn cơm nhà-làm việc nước” tạo nên, từ cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước.
            Từ đó đến nay, vừa trải qua năm tháng bồi lấp, vừa “bị” dân thôn Phí Xá, xã Cẩm Hoàng và dân làng Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, lấn chiếm lòng sông, theo chiêu thức của chính quyền “bán mặt nước cho dân cấy rau muống, thả bèo” - Thực chất là chính quyền bán đất cho dân không cần “giấy tờ làm chi cho mệt” - Một hình thức vi phạm pháp luật “biến tướng” -  Cho nên lòng sông nhiều đoạn nông choẹt, thắt cổ chai.. rất khó và không thể lưu thông việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của chín xã khu vực.
            Trước bối cảnh này, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt nam có chủ trương đầu tư kinh phí để nạo vét, kè đá hai bên bờ chống việc xói lở ; đảm bảo việc tưới, thoát nước con sông này, nhân đó xây lại mấy cây cầu bê tông, phục vụ dân sinh.

TẠM KỂ VÀI CHUYỆN BẰNG THƠ


TẠM KỂ VÀI CHUYỆN BẰNG THƠ

                             BẦU CỬ
          Bầu cử lần này thành công “rực rỡ”,
          Những người “được cử”, để dân bầu,
          Dân bầu “người cử”… có “sai” đâu ?
          Chỉ buồn cho dạng “quân xanh”.. độn !

                             ĐẠI HỘI
          Đại hội lần này “thành công” rực rỡ,
          Báo cáo “chính trị” biểu quyết tán thành,
          Nhân sự đại hội, để như “dự kiến”,
          Bỏ phiếu “bầu tròn”.. có kết quả.. nhanh,
          Kết thúc đại hội.. chụp ảnh, tặng hoa,
          Bắt tay.. ôm hôn.. nói cười vui vẻ,
          Dự đại yến tiệc.. còn thêm túi quà.

                             HỌP CHI BỘ
          Mỗi tháng một lần “phải” đến họp,
          Nội dung quá nhiều, “ôm đồm”.. góp,
          Nhàm đàm, xen nói chuyện.. ngang nhau,
          Trên trời.. dưới bể.. chuyện đâu đâu,
          Chỉ cần “đụng” nhỏ.. là cãi vã,
          Cũng chẳng ngại ngần “đấm.. đánh” nhau,
          Bắc-Nam hỏi khắp bấy nhiêu tỉnh,
          Chuyện ấy xảy ra.. ở những đâu ?

                             NHẬN DIỆN
          Những đứa nhuộm tóc :  Vàng, xanh…
          Chẳng con nhà giầu, thì cũng con quan,
          Ra đường dân chẳng ngó ngàng,
          Đến như cảnh sát.. vội vàng.. cho qua,
          Mỗi khi chúng về đến nhà,
          Bố-mẹ vui , chỉ ông bà nghoảnh đi.

                             *   *  *
          Những đứa hút chích vỉa hè,
          Thuộc loại đổ đốn, cùng là con quan,
          Sẵn tiền nhà, đều tiền gian,
          Chúng xơi thỏa sức, cho tàn xác thân,
          Đến khi chúng lìa cõi trần,
          Chỉ có « kẻ đần » thăm viếng mà thôi.