Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

CHUYỆN CỔ LAI HY Ở CHI BỘ


                                       CHUYỆN “CỔ LAI HY” Ở CHI BỘ.
            “Cổ lai hy” hiểu nôm na thơ của Đỗ Phủ là “xưa nay hiếm” (Nhân sinh thất thập cổ lai hy : Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm).
            Cơ sở đảng hiện nay, đã và đang có chuyện “Cổ lai hy”. Xin nêu ba dẫn chứng ở đảng bộ Thành Đông, như sau :
            1. Chi bộ Một, phường Thống Nhất do một cựu chiến binh làm bí thư gần chín năm nay. Xét thấy bí thư chi bộ đã “lẩm cẩm” : Họp hành qua quýt.. dăm câu ba điều.. ngại đụng chạm người khác.. Thậm chí, bí thư chi bộ, viết kiểm điểm cuối năm, đọc dõng dạc : “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập tự do hạnh phúc.. đơn kiểm điểm..”. Vừa đọc xong chữ “điểm”, các đảng viên chi bộ cười ồ về tính “hành chính máy móc”.. của vị bí thư này.
 Đảng uỷ phường Thống Nhất có “ý định” thay bí thư chi bộ nhiệm kỳ năm 2010-2013.
 Tại cuộc họp, bí thư chi bộ “bộc bạch” : “Trình độ của tôi.. kỳ này đã thấy hạn chế.. đề nghị chi bộ tìm người thay thế.. thôi thì “hoa thơm” mỗi người hưởng một tý.. Tôi xin giới thiệu đồng chí Vinh đang là chủ đại lý sơn Hoà Bình.. to đùng bát điếu.. thay thế..”.
 Cả chi bộ.. vỗ tay, nhiệt liệt tán thành. Nhưng tay Vinh to béo đứng lên, “tuyên bố xanh zờn” : “Tôi đề nghị chi bộ giữ nguyên tổ chức.. để phát triển.. Tôi đang bận làm ăn, kinh doanh.. Xin hứa.. Hôm đại hội chi bộ tôi sẽ.. tài trợ một bữa liên hoan mặn “đặc biệt”.. nhưng với điều kiện.. đừng bầu tôi làm bí thư.. Nếu các đồng chí cứ bầu.. tôi sẽ xin chuyển sinh hoạt đảng vể khu dân cư ở cơ sở hai.. của gia đình tôi..”. Thế là lại rộ lên tràng pháo tay, không rõ là nhiệt liệt hưởng ứng.. cho cuộc liên hoan sắp tới.. hay ủng hộ cho đảng viên này “không phải làm bí thư”.. Cuộc họp mau chóng giải tán.. 

CHỦ TỊCH HAU KẺ CẮP

                                                                    
                                             CHỦ TỊCH HAY.. KẺ CẮP
          Có hai chuyện “hiểu nhầm” đáng buồn, như sau :
            *.Chuyện Thứ Nhất : Bà con “dân bản” đang hành nghề buôn bán ở Chợ Cuối, thị trấn Gia Lộc nhiều năm nay, quá bức xúc về chuyện chính quyền địa phương “bán đất chợ” cho Công ty Cổ phần TNHH Trường Sơn, để xây dựng khu đô thị mới. Sau nhiều lần gửi đơn, yêu cầu đối thoại trực tiếp, không hiểu do “quá bận” hay sao mà dân chưa một lần được “đối khẩu”. Sáng đó, bà con kéo đến trụ sở UBND huyện khá đông, cán bộ tiếp dân nói Chủ tịch huyện sẽ tiếp, đối thoại với bà con.
 Chờ mãi, chờ mãi, không thấy ông Phạm Thế An, Chủ tịch UBND huyện xuống.. theo lời hứa. “Tức khí”, ba “lão nông chí điền” liền xông thẳng lên phòng làm việc “kéo” Chủ tịch An xuống gặp dân. Khi Chủ tịch huyện đến gần phòng tiếp dân, mấy bà “đáo để” hỏi to :
- Các ông bắt được thằng ăn cắp.. ở đâu đó ?
Một trong ba lão nông “đỡ lời” :
- Đâu phải kẻ cắp.. Ông An.. Chủ tịch huyện đấy chứ !

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

                        
    Bình Ngô Đại Cáo
            Bản dịch của Ngô Tất Tố

Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
Vưà rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc. 

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

ĐẠP LÊN MẶT NHÂN DÂN

ĐẠP LÊN MẶT NHÂN DÂN -TỔ QUỐC SƯỚNG LẮM SAO ?
                                                      Thơ Trần Mạnh Hảo                    
 ( 08 h, 57’ ngày 17/07/2011 trong cuộc trấn áp người yêu nước biểu tình chống giặc ngoại xâm, đại úy Minh – đội phó đội an ninh công an quận Hoàn Kiếm, công an Hà Nội, từ trên xe bus, thẳng chân đạp lên mặt anh Nguyễn Trí Đức bốn lần, khi anh Đức đang bị bốn công an khiêng từ dưới đất để vất lên xe như khiêng một con lợn. Anh Đức là một thanh niên yêu nước, đi biểu tình ôn hòa chống bọn xâm lược Trung Quốc đang cướp biển đảo nước ta) 
                 Đại úy Minh (người mặc thường phục) đạp lên mặt anh Nguyễn Trí Đức  
Gương mặt người yêu nước
Là gương mặt nhân dân
Gương mặt nhân dân
Là gương mặt Tổ Quốc
Biển đảo Việt Nam ta giặc China tràn qua xâm lược
Nhân dân yêu nước biểu tình
Đại úy công an tên Minh
Bốn lần đạp vào mặt người yêu nước
Minh đã đạp thẳng vào mặt Nhân Dân - Tổ Quốc
Trước công an Minh
Giặc Ân từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Thánh Gióng
Đại úy Minh (*)
Trước công an Minh
Giặc Hán từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Hai Bà Trưng
Trước công an Minh
Giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
Hôm nay công an Minh
Chưa phải là giặc
Lại lặp lại hành vi xưa của kẻ thù phương Bắc
Đạp lên mặt Người -Tổ Quốc - Nhân Dân
Người trả lời bằng im lặng
Công an Minh và đồng đội
Toan dồn Nhân Dân-Tổ Quốc tới chân tường ?
Đạp lên mặt Nhân Dân – Tổ Quốc sướng lắm sao ?
Phó quận CA Hoàn Kiếm Thượng Tá Chu Văn Cảnh
đang truyền lệnh đàn áp cho đaị úy Minh (*)
Này, các ông công an
Cứ đạp đi, đạp đi
Đạp vỡ mặt sự im lặng của đám đông nhẫn nhục
Đạp vỡ mặt bọn yêu nước
Im lặng tột cùng
Là lời tuyên ngôn của bão

Sài Gòn ngày 21/07/2011
Trần Mạnh Hảo

VĂN TẾ BIỂU TÌNH

VĂN TẾ BIỂU TÌNH
          NGUYỄN QUANG LẬP
                                               Thứ ba, ngày 19 tháng bảy năm 2011


Hỡi ôi! 
Hải đảo- Biển Đông; lòng dân trời tỏ. 
Mười năm công đèn sách, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; 
một trận chống Tàu, tuy là mất tiếng vang như mõ. 

Nhớ linh xưa: 
Nhà báo nhà văn; giáo sư tiến sĩ.
Chưa quen tụ tập, đâu biết biểu tình; chỉ nghiên cứu sinh, ở trong trường bộ.
Cầm bút nghiên, cầm đèn sách, tay vốn quen làm; tập phản đối, tập đấu tranh, mắt chưa từng ngó. 
Tiếng hải tặc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi bốn tốt vấy vá đã ba năm, ghét nhu nhược như nhà nông ghét cỏ. 
Bữa thấy ngư dân bị chấn lột, muốn tới ăn gan; ngày xem tàu Hải giám chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Biển Đông chủ quyền sáng rõ, há để ai bịa đặt lưỡi bò; hai quần đảo lớn của ta, đâu dung lũ cướp ngày chiếm chỗ. 


TỰ Ý SÁNG TÁC BẢN ÁN

                                                                         
Cập nhật lúc 14:49, Thứ Bảy, 23/04/2011 (GMT+7)
Tự ý “sáng tác” bản án?
          Cho rằng đơn vị thi hành án đã “sáng tác”  thêm nội dung bản án, bà Trương Thị Lâm, trú tại 178, phố Nguyễn Thái Học, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, phản ứng quyết liệt…
          Tranh chấp kéo dài
          Theo đơn khởi kiện của ông Nguyễn Hồng Tiến, năm 2001 mẹ ông Tiến là Bùi Thị Kẽm có mua của cậu, mợ anh là ông Bùi Đình Hồng và bà Trương Thị Lâm nhà, đất tại số 178 Thái Học 2, thị trấn Sao Đỏ với giá 225 triệu đồng. Việc mua bán mới chỉ làm giấy viết tay và đứng tên người mua là Nguyễn Hải Yến (là em gái ông Tiến), bà Lâm đã nhận đủ tiền. 
Do em gái ông Tiến không có nhu cầu sử dụng đất nữa, nên bố mẹ ông Tiến đã làm hợp đồng tặng cho anh nhà đất vào ngày 10/8/2010, việc tặng cho này được UBND địa phương xác nhận.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

TIẾN THÂN BẰNG CỦA TRỜI CHO


                                               TIẾN THÂN BẰNG “CỦA TRỜI CHO”
            Những người không biết kỹ về Đoàn Thị Dum, cho là Ả giỏi. Đúng là so sánh với nhiều phụ nữ khác thì nàng “giỏi”. Chả thế mà :
            Chồng Dum : Phạm Hà Lon, hồi làm công nhân Trạm thu phí giao thông Quốc lộ Năm, dính vào vụ “quay vòng vé”, nguy cơ đứng trước vành móng ngựa là cái chắc. Ả mau chóng tìm.. kế.. biết Lê Quang Trạc là Điều tra viên thụ lý vụ án này. Nàng dùng mọi cách “câu được” chú Trạc đi Đồ Sơn “đổi gió” một đêm. Và chỉ “một đêm” đó.. Hà Lon được vô can. Theo gợi ý của Trạc, Lon cần “cao chạy, xa bay” khỏi Trạm thu phí càng sớm, càng tốt.. trước mắt xin nghỉ việc không lương một tháng… 
                                                                      
*                   

LỜI AI ĐIẾU CHO NỀN BÁO CHÍ NÔ BỘC


Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc
                                                           Lê Phú Khải 
 Những cơn mưa tầm tã vào lúc chập tối kéo dài tới khuya khiến nhiều đêm tôi không sao chợp mắt được. Hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây kéo lên biểu tình tại TP HCM đêm nay làm gì dưới những cơn mưa tầm tả kéo dài đó? Đã cả tháng, đồng bào kéo nhau lên Văn phòng Quốc hội 2 tại đường Hoàng Văn Thụ TP HCM để đòi lại ruộng đất bị mất trắng, bị giải tỏa mà đền bù không thỏa đáng... Băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu viết trên giấy dán lên áo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí minh… đỏ rực cả dãy phố vòng từ đường Hoàng Văn Thụ sang đường Hồ Văn Huê. Đọc những khẩu hiệu trên băng rôn không khỏi thấy đau lòng: “Thủ Tướng ơi... cứu lấy dân!”, “Đả đảo chính quyền tỉnh X... dối Đảng lừa dân”, có khẩu hiệu còn trích cả lời ông Thứ trưởng Đặng Hùng Võ viết trên báo lề phải: “Tham nhũng ruộng đất là tham nhũng xương máu của dân”... Dưới những khẩu hiệu đó là những gương mặt đen xạm, hốc hác, quắt queo, những hốc mắt sâu hoắm, buồn tủi và căm giận trôi dạt, lan tỏa từ những hốc mắt đó...
Trên đường phố, những chiếc xe hơi bóng loáng, những chiếc xe hai bánh đời mới chở những cặp đùi nõn nà lướt qua, phảng phất mùi nước hoa ngược gió bay lại, phả vào những gương mặt dúm dó đang trương ảnh Bác Hồ! Có ai đó nghĩ hộ những người nông dân mất đất kia rằng, ruộng đất bị cướp giật của họ đã biến thành những chiếc xe bốn bánh, hai bánh bóng loáng kia, từ công cuộc “đổi mới” do Đảng cầm quyền phát động và lãnh đạo (!).

HẢI DƯƠNG : Kỳ án hiếp dâm ở Tứ Kỳ

                                                                     
Hải Dương:  Kỳ án "hiếp dâm" ở Tứ Kỳ: Những mâu thuẫn trong bản án
          GiadinhNet - Tháng 9 năm 2005 tại địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã xảy ra một vụ hiếp dâm ở bờ đê sông Vạn.
          23 ngày sau, Công an huyện Tứ Kỳ đã điều tra và bắt được 6 đối tượng. Mọi việc tưởng như chấm hết, khi những kẻ xấu đã bị trừng trị. Nhưng không! Người thân các phạm nhân cho đến tận bây giờ vẫn cho rằng con em mình bị oan.  
         Tất cả bắt đầu từ một mẩu giấy ghi nguệch ngoạc:“Bố mẹ ơi! Con bị oan!” được ném ra từ ô tô của Cơ quan điều tra trong 6 người lúc bị bắt.
         Mâu thuẫn ngày tháng

         Hãy khoan chưa nói đến những tình tiết trong đêm xảy ra vụ hiếp dâm. Ngay ở những tài liệu mà PV chúng tôi thu được trong quá trình xét xử đã có nhiều mâu thuẫn.
         Cụ thể trong lời khai của các bị cáo ghi: Phạm Quốc Trưởng bị bắt 14 giờ chiều ngày 26/9/2005 tại nhà. Nguyễn Văn Thuyên: 2 chiều thứ 2 ngày 26/9/2005 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tứ Kỳ. Nguyễn Văn Thìn: 14 giờ chiều ngày 26/9/2005 tại nhà. Mai Thanh Hải: 9 giờ sáng ngày 27/9/2005. Lê Văn Phương: đến cơ quan điều tra tối ngày 26/9/2005. Vũ Đình Ý: ngày 27/9/2005 tại cổng trường THCS Minh Đức.
          Cuối năm 2010 chúng tôi về Tứ Kỳ, trong quá trình tìm hiểu đã gặp được Hoàng Văn Dũng, người cách đây 5 năm cũng bị cơ quan điều tra bắt cùng ngày với Nguyễn Văn Thuyên. Sau chừng ấy thời gian, Dũng vẫn nhớ như in cái ngày đó. Dũng kể: “Em bị bắt cùng với Thuyên trong giờ học tiết 2 buổi chiều thứ 2 ngày 26/9/2005”. Ông Vũ Đình Thuận bố của Vũ Đình Ý cũng khẳng định: Con ông bị bắt vào ngày 27/9/2005. 

GIỮ VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN MỞ MIỆNG

                                                                                
                                               Giữ vững và phát triển quyền mở miệng
                                                                   Bùi Minh Quốc
Công cuộc đổi mới khởi sự bằng một chủ trương đúng đắn có tính nền móng, làm nức lòng người: NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, NÓI ĐÚNG NÓI RÕ SỰ THẬT.
Ai phải nhìn thẳng vào sự thật, nói sự thật và chỉ nói sự thật?
Tất cả mọi người, từ những người có quyền và trách nhiệm cao nhất đến những người thấp cổ bé miệng nhất.
Nghĩa là tất cả mọi người phải “mở miệng” – như cách gọi thật giản dị, rành mạch và dứt khoát của Chủ tịch Hồ Chí Minh - mở miệng nói sự thật.
Mở miệng là nhu cầu tự thân tự nhiên như nhu cầu ăn uống hít thở, do đó hiển nhiên là một quyền, hơn nữa là một quyền thiêng liêng, của tất cả mọi người, của mỗi con người, từ em bé 6 tuổi mới biết đọc biết viết (xin mời đọc bài của nhà báo kỳ cựu Hoàng Hưng trên BVN về một em bé sáu tuổi hỏi mẹ chuyện giặc bành trướng Trung Quốc xâm hại vùng biển nước ta), đến lão thành cách mạng 96 tuổi Nguyễn Trọng Vĩnh với lời tuyên bố lay động mọi trái tim yêu dân yêu nước yêu tự do: “Còn hơi thở còn lên tiếng!”. Không những thế, đó còn là một nghĩa vụ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, cũng rất rành mạch và dứt khoát: “Đối với MỌI VẤN ĐỀ, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người”. Xin nhấn mạnh mấy chữ “mọi vấn đề”, nghĩa là ngoài các qui định thật cụ thể thật rõ ràng của luật pháp thì không một ai, không một cơ quan, một tổ chức nào được phép đặt ra vùng cấm (hiện nay biến tướng và được che giấu dưới hai chữ “nhạy cảm”) trong việc tự do bày tỏ ý kiến.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

KIỂU BÁO HIẾU CỦA QUAN THAM



                                                 KIỂU BÁO HIẾU CỦA QUAN THAM
          Lê Huy Côn, Giám đốc sở đốc tờ Biển Xanh, có các kiểu báo hiếu người mẹ đứt ruột đẻ ra Y, thật là “độc nhất, vô nhị”.
            1. Côn là xếp đầu ngành, cửa cao nhà rộng, đồ đạc đắt tiền đủ thứ. Mỗi bữa ăn vợ chồng con cái Y đều ăn trước, để mẹ đẻ ăn sau cùng.. Ngại.. Sợ.. bà cụ ăn hay vãi .. có khi vừa ăn vừa nói.. cơm, canh.. bắn cả vào mâm.
            Trưa ấy, bà lão ăn cơm với món độc nhất là rau ngót nấu thịt băm (không người lái). Trời xe lạnh mà bát canh nguội quá. Thấy cái Trang con gái Côn ở đó, bà lão bảo :
            - Tý ơi (bà vẫn hay gọi thế).. mày hâm lại bát canh cho bà.. nguội lạnh thế này, bà không sao nuốt nổi.
            - Bà đi mà làm.. cháu còn bận chuẩn bị đi học – Cái Trang nói.
            Bà lão đang ngớ người ra trước câu “đối giảm” của đứa cháu nội, thì  Lê Huy Côn từ trên gác đi xuống, nghe rõ câu đối thoại trên, đã cầm bát canh tưới lên đầu bà lão, vừa làm vừa nói : “Lạnh này.. lạnh này..”.

CẢNH CHƠI


Cảnh chơi
Bình sành chậu sứ đôn voi
Người chơi viên mãn cây đòi tự do
Thân ngay uốn tỉa quanh co
Chim muông cầm thú đuổi vồ đậu bay.
Cảnh tình độc diễn trong tay
Hình hài triết thuyết Đông Tây mấy hồi
Non trơ bể cạn khô lời
Khốn thay lão giả mặc đời buông câu.

Nguyễn Đào Trường


CHẲNG SỢ QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ


                            CHẲNG SỢ QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
          Ngày 10-4-2011, tôi có việc đi qua Thành phố Bắc Ninh, lúc dừng chân ở quán nước ven đường. Một bảng hiệu chữ to khoảng bốn mét vuông phía bên kia, đập vào mắt khách bộ hành :
                        Công ty Thương mại và Du lịch Thuỳ Dương
                    Địa chỉ : Số 38 - Bà Huyện, thành phố Bắc Ninh
                                    Nhà tổ chức chuyên nghiệp
                        Các Tour du lịch trong nước và Quốc tế :
            *. Tổ chức Hội thảo - Hội nghị - Sự kiện.
            *. Dịch vụ cấp Visa - Hộ chiếu - Chứng minh thư nhân dân.
            *. Dịch vụ đặt phòng khách sạn.
            *. Dịch vụ vé máy bay - Tàu hoả - Tàu cao tốc.
            *. Dịch vụ cho thuê xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ ngồi.
            *. Dịch vụ Thám tử tư - Bảo vệ chuyên nghiệp.
            *. Đào tạo ngoại ngữ - Phục vụ xuất khẩu lao động.
            Chắc là Công ty này thuộc loại “trách nhiệm vô kỳ hạn”, nên mới kinh doanh dịch vụ ... hổ lốn như thế.
            Nhưng điều Công ty này bất chấp “ lệnh cấm” ghi rõ tại Điểm a, Khoản 3, Điều 8 - Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22-4-2008 của Chính Phủ “...cấm tiến hành các hoạt động... thám tử tư dưới mọi hình thức.”, mới là điều đáng quan tâm ?
            Giả vờ “ngây ngô” hỏi chủ quán.. về sự “bất tuân thượng cấp” này, bác chủ quán chẳng cần “ giữ ý ”, nói luôn :
            - Ông khách ơi ! Có tiền mua tiên cũng được mà... Để được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp Đăng ký kinh doanh, tay Giám đốc công ty này đã... “nôn” vào “mõm” họ năm chục triệu đồng.. việc gì chẳng xong hở ông !.
            Hoá ra bên dưới dám làm liều, bất chấp việc cấm của Chính Phủ ... có sự tiếp tay của cấp trên !.!.


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

BÌA ĐỎ - LÒNG ĐEN

                                                                  
                                                 “BÌA ĐỎ” – LÒNG ĐEN
          Cụ Nguyễn Thị Kỳ là vợ cụ Nguyễn Đức Liễn được quyền quản lý và sử dụng 416m2 đất thổ cư, do ông, cha chồng cụ Kỳ để lại từ sau ngày hòa bình lập lại đến nay. Hai cụ là bố-mẹ của liệt sỹ Nguyễn Đức Díp, cụ Kỳ năm nay đã 91 tuổi.
            Khoảng trước năm 1987, cụ Kỳ có cho vợ chồng người con gái là Nguyễn Thị Ngân, chồng là Phạm Văn Đồng ở nhờ cùng căn nhà tranh tre với hai cụ ; việc cho ở nhờ bằng miệng mà không hề lập giấy tờ.
            Năm 1996 cụ Liễn qua đời. Năm 1999 Nhà nước xây tặng cụ Kỳ một ngôi nhà tình nghĩa 3 gian, để thờ liệt sỹ Nguyễn Văn Díp, bằng cách dỡ bỏ ngôi nhà tranh tre đi, xây tường, lợp ngói, vững chắc, khang trang hơn. Thời điểm này, vợ chồng Thị Ngân đang có 2 con nhỏ, nên tự động làm một ngôi nhà khác, trước mặt ngôi nhà tình nghĩa của cụ Kỳ, mà không hề xin ý kiến của cụ. Bởi cụ Kỳ đã đồng ý cho ở nhờ, nên không nói năng gì, cho rằng ở riêng cũng được, miễn là vẫn trên thửa đất do cụ Kỳ quản lý.

CÁC CỤ TUNG - CHÁU HOÀNH

                                                                        
  Mấy lời phi lộ : Dù thơ của Huyền Nhan đã qua năm, nhưng thấy hay.. hay. Xin đăng tải lên đây để bạn đọc nhân nhi.

CÁC CỤ TUNG... CHÁU HOÀNH

                        ĐÀN    xưa cung bậc luyến thương,
                        ÔNG    Tơ bà Nguyệt vấn vương lòng thòng,
                        NẰM   mơ nhen ngọn lửa hồng,
                        VỚI     bao khát vọng cháy không còn gì.
                        ĐÀN    ai trầm bổng lâm ly,
                        BÀ       Hoàng rồi cũng có khi yếu mềm,
                        NHƯ    Trời ôm Biển xanh rờn,
                        LỤA     tung áo mỏng bờ sen đầu đình,
                        NHƯ    trái cấm hai chúng mình,
                        GẤM    bay đôi nhạn giao tình thiết tha.
                        NHƯ    tràn ngập vạn lời ca,
                        HOA    em trinh trắng nõn nà mùa xuân,
                       TRÊN   cao bảng lảng phù vân,
                        CÀNH   lồng bóng nguyệt trụi trần thơ thơ./.

                           Tháng Hai-Canh Dần
                                 Huyền Nhan

BÀI THƠ LÀNG PHÚ LỘC


                                                        BÀI THƠ LÀNG PHÚ LỘC
          Cụ Vũ Đình Nhỡ, 75 tuổi, được coi là một “nghệ nhân” không chuyên, đang sống tại Xóm Tây, thôn Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, khi cụ thuộc lòng nhiều bài ca dao của quê hương và các bài ca dao cách mạng thời kỳ cướp chính quyền.
            Trong một lần cụ Nhỡ lên Thị xã Bắc Kạn điều dưỡng bệnh khớp gối, đã truyền miệng cho con cháu bài ca dao nói về quê hương, được sáng tác khoảng năm 1948. 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT NHẮT


                                                        ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT NHẮT
          Trong một kỳ họp Quốc Hội khóa XI, đại biểu Quốc Hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội. Xung quanh chuyện tham nhũng và lãng phí, đại biểu Nguyễn Lân Dũng kể : “Khi tôi tiếp xúc cử tri ở Lào Cai, bà con họ than phiền rằng bà con đói kém, không có ăn, thế mà có những cán bộ tỉnh, huyện về tiếp xúc với bà con thì đi những cái xe giá hàng trăm con trâu. Thì ra bà con họ không tính ra tiền mà chỉ quy ra trâu thôi”…
            Đúng dịp này, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu ông Hoàng Văn Nghiên (Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) phải giải trình về việc mua chiếc xe Lexus quá tiêu chuẩn.
            Bộ tài chính cho biết một chiếc xe Lexus giá cả thuế là 3 tỷ đồng. Trong khi đó ở Lào Cai giá một con trâu một năm tuổi khoảng 1 triệu đồng.
            Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh đăng bài viết với tiêu đề “Đồng chí Hoàng Văn Nghiên cưỡi 3000 con trâu”. Cả làng báo Việt Nam đã quây lấy ông Nghiên, và một số quan chức khác, quay vặn đủ thứ.
            Thực tế, chục năm nay, loại quan chức cưỡi 3000 con trâu ngày càng tăng. Từ số người sử dụng loại xe đắt tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay, nay đã có hàng trăm, hàng ngàn.
            Đấy chỉ là nói về việc sử dụng xe công, nếu tính về giá trị động sản và bất động sản cá nhân của các quan chức (mà quy ra trâu) thì thôi… rồi, đếm sao cho xuể, có vị phải tới chục vạn con trâu. Trong khi hộ nghèo, cận nghèo tỷ lệ giảm không đáng kể, cá biệt có nơi tăng lên. Nhiều hộ chỉ cần một con trâu cày ruộng đã thấy chật vật. Tiền đâu ra mà quan chức có khối tài sản kếch xù đó, để lại dư âm, lòng tin.. là câu hỏi của nhiều người !
            Hóa ra, tình trạng tham nhũng, lãng phí đã là quốc nạn hàng chục năm nay. Và cả nữa việc công khai kiểm kê tài sản với nhân dân của những người được dân bầu, đã thực sự là chuyện “đầu voi đuôi chuột nhắt”.
Những người có trách nhiệm quản lý tính sao đây ?.

AI CHỈ THỊ CÔNG AN ĐÁNH ĐẬP NHÂN DÂN


Ai chỉ thị công an đánh đập nhân dân?
 Công an CSVN đối xử với nhân dân càng ngày càng hung hăng, côn đồ
                                                                                                                    Paulus Lê Sơn
Sau khi xem được video quay lại sự việc một người thanh niên bị một nhóm người có mặc sắc phục cảnh sát cơ động đánh đập tập thể. Một người bạn cảm thấy xót xa trước cảnh này đã bật lên một câu hỏi “liệu có chỉ thị nào cho việc này?”. Chỉ thị cho công an đánh người thoải mái từ cấp bộ, hay cấp sở, hay mỗi phòng có một luật riêng từ ngành công an Việt Nam, chỉ thị có hay không?. Nếu có thì quả thật là một luật giết người được hợp pháp hóa trong tay công an, còn nếu không thì tại sao công an đánh người lại xảy ra mọi lúc mọi nơi?.
Nếu như trên toàn cõi đất nước Việt Nam, người dân ghi lại được tất cả các vụ việc liên quan giữa công an và nhân dân thì có lẽ mỗi ngày có không dưới một vụ công an trực tiếp tấn công người dân. Khi và chỉ khi những con số được phơi bày trước dư luận thì lãnh đạo cao cấp trong ngành mới lên tiếng, những công an đánh dân mới gọi là “điều tra, xem xét và kỷ luận nếu có”.

TIẾT LỘ BÍ MẬT QUỐC GIA

                                                                          
                                                    TIẾT LỘ BÍ MẬT QUỐC GIA

            Báo Pháp luật Việt Nam số 93 (4.519) Chủ Nhật ngày 03-4-2011, trang 11, Mục “Góc hài hước”, có bài :
            Tiết lộ bí mật quốc gia
            Có một người đàn ông nọ đứng ở giữa quảng trường và hét to : “ Tổng thống là thằng ngu”. Ngay lập tức anh ta bị bắt bỏ tù. Mọi người cứ nghĩ là anh ta sẽ phải ở tù hai năm vì tội Sỉ nhục chính quyền nhưng mọi người rất bất ngờ vì cuối cùng anh ta bị xử tử hình. Hỏi ra mới biết anh ta bị xử tử hình vì tội Tiết lộ bí mật quốc gia.


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

XÃ HỘI GIẬT LÙI NHANH THẬT


XÃ HỘI GIẬT LÙI NHANH THẬT

          Báo PHÁP LUẬT VIỆT NAM số 183 (4.609), Thứ bảy 02-7-2011, Trang PHÁP LUẬT & ĐỜI SỐNG có bài “Phản ứng của cộng đồng mạng : Xã hội giật lùi nhanh thật”. Tác giả Triệu Hà (ghi) :
            Hôm qua 1-7, nhiều báo điện tử cũng đã vào cuộc phản ánh vấn đề xin học giữa đêm cho con tại một số trường mầm non. PLVN ghi nhanh một số ý kiến của cộng đồng mạng bày tỏ sự bức xúc về “bóng ma xin học giữa đêm” :
            *. Tôi thấy rất bất bình về chuyện xin cho con đi học kiểu này. Tôi nghĩ Nhà nước ta cần đầu tư thêm kinh phí xây dựng trường mầm non thay vì dùng đất để xây quá nhiều khu chung cư như hiện nay… Nếu coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mà như vậy thì đó là nói được mà không làm được. Tôi cảm thấy thất vọng với nền giáo dục kiểu này !
                                                Mai Lan (emse_cho_anh…@yahoo.com)
            *. .........
            *. Xã hội giật lùi nhanh thật ! Cách đây khoảng 20 năm, khi mình bắt đầu đi học từ mầm non thì bố mẹ đã chẳng bao giờ phải bận tâm chuyện trường lớp của con. Khi mẹ mình sinh được 4 tháng vừa đến lúc đi làm thì đưa con vào nhà trẻ các cô trông, rồi cứ thế tà tà lên lớp, bố mẹ chẳng phải mất tí công sức nào. Đi học, học tốt thì hưởng, học dở thì chịu, chẳng bao giờ có chuyện « chạy » trường, « chạy » lớp, « chạy » cô... tiền học phí mang ý nghĩa tượng trưng là chính. Tưởng càng sống lâu càng thấy xã hội phát triển, ai dè ... Cái gốc của quốc gia là giáo dục mà đã bất cập, mục ruỗng thế này thì không được.
                                                Blue_lotus2305 (thành viên webtretho...com)

THÔNG MINH CHẠY THAM NHŨNG


                                                  THÔNG MINH “CHẠY” THAM NHŨNG         
            - Anh Hai nè ! Ông đã biết tin tay Vĩnh Thiển được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tiến sỹ chưa ?
            - Vừa đọc báo hôm qua.. Nhà nước bổ nhiệm cho thằng cha ấy cũng... vì hắn “thông minh”.. hơn những kẻ tham nhũng khác.
            - Ví dụ điển hình.. là gì ?
            - Chú đi xa lâu ngày.. mới về.. không biết chuyện rất “thông minh” xảy ra ở gia đình thằng cha ấy, chả là :
            Bọn “chôm chỉa” biết được thằng cha này vừa có vụ thu hoạch bộn của.. Mỗi vị làm nghề gõ đầu trẻ đang dạy ở các trường xa cái thành phố công nghiệp này.. muốn chuyển về hành nghề tại các trường trong thành phố đều phải “lót tay” theo đơn xin chuyển vùng.. từ 5000 đô.. đến 9000 đô.. Gần năm chục vị đã được chuyển về.. chú thử làm con toán.. xem nó là bao nhiêu ?

MẸ ĐIÊN (Truyện ngắn Trung Quốc)

Mẹ điên

                                                           Nhà văn Vương Hằng Tích

            Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.