Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA NHÂN DÂN

              GS. TSKH VIỆN SĨ HOÀNG XUÂN PHÚ: QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN
                                                           
Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý.
Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem... Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.
Cản trở đối với quyền biểu tình của công dân không chỉ xuất phát từ ý muốn được „yên ổn“ của những người cầm quyền, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nhầm lẫn về mặt lô-gíc: Cả hai phía đều coi việc chưa có Luật biểu tình chính là nguyên nhân khiến quyền biểu tình chưa được hay chưa thể thực thi.
Phía người dân tưởng là khi chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên đa số những người muốn bày tỏ chính kiến... vẫn im lặng. Ngay cả những người đã can đảm xuống đường vẫn cảm thấy chưa yên tâm, lo là hành động của mình có gì đó không ổn về mặt pháp luật, nên mới đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình.
Phía chính quyền thì coi các cuộc biểu tình không do họ hoặc các cơ quan Nhà nước tổ chức là bất hợp pháp, là cố tình gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu tình thì chính quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ... Có lẽ cũng do tin rằng chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên một số người muốn trì hoãn việc ban hành Luật biểu tình, vì nếu có luật thì dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa, vẫn còn lại những quyền tự do tối thiểu, và không phải ai cũng muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy của người dân. 

TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

Đôi lời: Để hiểu thêm thực chất mối quan hệ Việt-Trung trong mấy chục năm nay, không còn chút mơ hồ nào nữa, đặc biệt trước rất nhiều hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc trong thời gian gần đây, xin giới thiệu một tư liệu cá nhân nho nhỏ của cố TBT Lê Duẩn khi sinh thời, và một bản dịch từ tư liệu nước ngoài Bài phát biểu của ông về “Tập đoàn phản động Trung Quốc”, cùng với đoạn trích Hiến pháp 1980 liên quan tới Trung Quốc.
          1) Đây là bản chụp vài dòng bút ký cá nhân, như tự dặn với riêng mình, của cố Tổng bí thư  BCHTW ĐCSVN Lê Duẩn năm 1978, một năm trước khi Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN, được lưu trữ trong kho tư liệu riêng của gia đình ông. Đoạn này đề cập tới quan hệ với Trung Quốc.
            Ông viết: “Phải xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có hạnh phúc cho nhân dân phải giàu mạnh và hùng cường. Đó là vì vị trí lịch sử và địa dư của Việt Nam. Không thể khác được. Vì chúng ta ở bên cạnh một nước mà lịch sử của nước đó chưa ra khỏi cuộc sống người ăn thịt người”.
            Không nghi ngờ gì nữa, đó là ám chỉ tới người láng giềng Trung Quốc, đất nước với lịch sử từng có tập tục “người ăn thịt người” mà chính Văn hào Lỗ  Tấn đã đề cập tới nhiều lần trong tiểu thuyết Nhật ký người điên. (Mời xem thêm: Ăn thịt đồng loại – Wikipedia). Đương nhiên, qua nội dung này và bài phát biểu của ông, cũng như Lời nói đầu trong bản Hiến pháp 1980, sự đánh giá đó không phải với tuyệt đại bộ phận người dân Trung Quốc.
           Cũng không có gì khác biệt trong tinh thần của nội dung trên với quan điểm cứng rắn của vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng CSVN trong suốt một thời gian dài đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Như bao nhiêu bậc quân vương khác, không thể tránh được những mặt yếu, mạnh, hay, dở trong lúc trị vì, nhưng riêng cách nhìn và thái độ đối với người láng giềng phương Bắc, cố TBT Lê  Duẩn là vị lãnh đạo kiên quyết và rõ ràng nhất, như bao nhiêu thế hệ ông cha đã từng răn dạy.
          2)  HIẾN PHÁP  NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1980,        Lời nói đầu (Trích): “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam- pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”
          3) Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam: (Trích): “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
            Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
          Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
         Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
         Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
         Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
         Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
         Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
         Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
         Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
         Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
         Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
         Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
          Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?
          Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.”

NHẬN XÉT CỦA LÃO THÀNH


NHẬN XÉT CỦA LÃO THÀNH
          Cụ Tiều, lão thành cách mạng, sau khi xem bài viết “CHỦ TỊCH HAY KẺ CẮP” của người cháu làm ở ngành tư pháp đưa, thủng thẳng nói :
            - Tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài.. có nguyên nhân hai mặt của nó : Phía người khiếu kiện do bị thiệt thòi quyền lợi.. mà không được giải quyết thỏa đáng.. thì sẽ còn tiếp tục khiếu mãi.. Phía chính quyền “mắc” vào cái khó.. ở chính người chủ trì, bởi tình trạng chung hiện nay là : Quan chức tất bảo vệ nhau.. biết rõ ràng là sai đó.. nhưng họ vẫn bảo vệ cho nhau.. chẳng có quan chức nào đi bảo vệ dân bao giờ đâu.. mà mong. Tình trạng tiêu cực, tham nhũng tất cũng phải được bảo vệ nhau.. theo dây chuyền.. Tính đối kháng này không bao giờ “hòa giải” được…
            Cũng như mấy ông tố cáo các cán bộ tỉnh có chức, có quyền đã khai man lý lịch, sử dụng bằng cấp giả.. Ôi ! chuyện đó quá  nhiều.. tràn lan.. Tỉnh nào cũng có, không khéo ở trung ương cũng có.. Chẳng ai lại tự vạch áo cho người xem lưng.. chẳng ai dám “xử lý”.. giải quyết vấn đề gì..  mà tố cáo.. Vết dầu loang, “lau” đến bao giờ cho hết…
            Hay là chuyện “cơ cấu” cán bộ hiện nay cũng vậy.. Người có tài, có đức đã hà tất được bố trí “chỗ ngồi” phù hợp.. Việc đề bạt, cất nhắc cũng vậy.. đều “cơ cấu theo dây”.. Việc đó “Đảng lo” không được, mà là.. “địa phương lo”, để địa phương “tự lo”.. thì sẽ như vậy đấy.. Mấy ông chống tiêu cực “lo”..ăn thua gì.. Lại còn nẩy sinh đối kháng.. đấu tranh thì.. “tránh đâu”.. phiền lắm.
            Ngay như trong “nội bộ” những người đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng hiện nay, họ đang rơi vào tình trạng “cô độc”.. Người tiên phong đấu tranh sẽ được một số người ủng hộ.. theo kiểu “vỗ tay”.. động viên, khích lệ “xuông”.. Nhưng hầu hết là “khi vui thì vỗ tay vào, đến khi bị trù dập.. thì nào có ai ”.. Ngay đến báo chí là chỗ mạnh viết nhất, mà còn không dám nói, không dám đấu tranh bảo vệ người chống tiêu cực, tham nhũng.. thì những người ít học, kém hiểu biết, chỉ đấu tranh một chiều, luật lệ không biết.. thì bênh vực sao được người bị trù dập.. Cần tâm niệm đúc kết của một nhà xã hội học đại ý rằng : “Bạn bè có thể nhiều đấy.. nhưng “tri kỷ” đâu có mấy người ”… Phiền lắm…
            Cháu hiện đang “đứng trong” hàng ngũ những người đấu tranh chống tiêu cực.. Ông nói bấy nhiêu để cháu tham khảo, suy nghĩ về phương pháp đấu tranh, quyết định cuối cùng thế nào.. tùy cháu.
            Người cháu suy nghĩ một lúc, vẫn có câu “phản ứng” nhẹ :
- Nhận xét như ông.. còn gì nữa.. việc đấu tranh chống tiêu cực…
- Đúng là “không nên” nhận định.. như ông.. Nhưng vấn đề gì cũng phải có “quá trình”.. Tựu trung hiện nay là dân đang mai một niềm tin đối với Đảng, với chính quyền.. Muốn “lấy lại” niềm tin.. cũng phải từ từ.. phải có “quá trình” cháu ạ !
- “Có lẽ” cháu sẽ tham khảo kỹ nhận xét của ông.
- Tùy cháu !



ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


                                                     ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
          Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh vừa ra quyết dịnh truy nã toàn quốc đối với Đồng Xuân Phong, cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan TP.Hải Phòng về hành vi buôn lậu. Theo đó, Phong cầm đầu một đường dây buôn lậu lớn từ Hải phòng vào đến TP. Hồ Chí Minh.
            Cán bộ chống buôn lậu cầm đầu đường dây buôn lậu – nghịch lý trớ trêu này tồn tại nhiều năm từ “đời” Phùng Long Thất (Trưởng phòng chống buôn lậu, Hải quan TP.HCM) đến các cán bộ Hải quan Lào Cai “tiếp sức” cho buôn lậu ở vụ án Thiên Lợi Hòa, rồi hai cán bộ Hải quan TP.HCM buôn lậu hàng trăm mét khối gỗ, cán bộ Hải quan Hồng Lĩnh lấy “mác” hải quan lừa đảo hơn 2 tỷ đồng...
            Không cứ ngành Hải quan mới có những cán bộ với chức năng “chống buôn lậu” mới buôn lậu, mà những “con sâu” tương tự phát sinh và lây lan ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể dẫn ra nhiều minh chứng như kiểm lâm hiện nguyên hình “lâm tặc”, thầy giáo là “yêu râu xanh”, cán bộ chính sách ăn chặn tiền chính sách, quản lý dự án “xóa đói, giảm nghèo” tham ô tiền của người nghèo, cán bộ đất đai “ăn” đất, thẩm phán vi phạm pháp luật, kiểm sát viên vòi tiền đương sự, cảnh sát đi ăn cướp, cán bộ chống tham nhũng thực hiện hành vi tham nhũng...
            Tất cả những hiện tượng ấy, “vận” vào những con người ấy – khi thực hiện chức năng cao quý của nghề nghiệp thì “vận dụng” nó để trở lại phá hoại chính nghề nghiệp của mình, gây nên một sự phản cảm ghê gớm trong dư luận xã hội và dưới con mắt người dân. Sức công phá mạnh mẽ của các hành vi này nhắm vào ý nghĩa xã hội của tinh thần “kỷ cương, phép nước”, biến đạo đức nghề nghiệp vốn phải tôn trọng thành trò cười nhạo báng.
            Đáng tiếc là, nếu những vụ “phản bội đạo đức nghề nghiệp” này được đưa ra xét xử, người ta lại tính đến những “cống hiến của quá trình công tác” để tìm ra những tình tiết giảm nhẹ ! Không, hành vi lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao phó để vi phạm pháp luật, làm xấu đi hình ảnh nghề nghiệp của ngành mình phải luôn luôn coi là tình tiết tăng nặng để trừng phạt nghiêm khắc.

            Tác giả : PHA LY
            Nguồn : Báo PHÁP LUẬT VIỆT NAM số 269 ngày 22-10-2009



NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LAO ĐỘNG KHÔNG PHÉP Ở VIỆT NAM


                                                                                 Trọng Nghĩa
Trong tháng 8/2011, báo chí Việt Nam liên tục cảnh báo về tình trạng bất bình thường liên quan đến lao động Trung Quốc tại Việt Nam, vừa rất đông, vừa có mặt khắp nơi, từ mũi Cà Mau cho đến vùng đồi núi Tây Nguyên hay ở các công trường phía Bắc. Theo nhiều nhà quan sát, điều này không đơn thuần là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề an ninh, quốc phòng.
Một bài báo đăng trên trang web của tờ Sài Gòn Giải phóng đề ngày 15/8/2011, đã tổng kết khá đầy đủ vấn đề đang gây quan ngại: đó là các «sơ hở quản lý lao động nước ngoài» dẫn đến tình trạng được tờ báo gọi là «tràn ngập lao động không phép».
Trong lời tòa soạn, tờ báo - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - đã đặt ra một câu hỏi đang được rất nhiều người nêu lên. Đó là có cần thiết phải nhập khẩu lao động để làm những công việc mà người trong nước có thể đảm đương, trong bối cảnh người Việt Nam cũng đang thiếu việc làm hay không.
Phần dẫn nhập của bài báo chỉ đề cập một cách tổng quát đến những người «lao động nước ngoài không phép», nhưng toàn bộ phần phóng sự sau đó thì đều tập trung nói về thành phần lao động người Trung Quốc, mà theo ghi nhận của các phóng viên, chủ yếu được thuê làm các công việc phổ thông.

NGUYÊN NHÂN ANH TÔI LẤY VỢ XẤU


                                     NGUYÊN NHÂN ANH TÔI LẤY VỢ XẤU.
            Tôi có ông anh “kết nghĩa” thời kỳ sau Cải cách ruộng đất. Anh không đẹp trai và bị hỏng một bên mắt. Nhưng thời kỳ chống Mỹ, anh vẫn “đắt” bộ đội, dù mọi người vẫn gọi gộp tên anh là Ngạn Lác.
            Nhập ngũ chưa tròn tháng, anh tham gia bắn đạn thật, do chỉ còn một mắt nên ngắm bắn không chính xác, cả ba viên đều “đuổi cò”.
Họ nghi anh tư tưởng “thoái ngũ”, cho bắn lại hai lượt nữa, nhưng vẫn lặp lại kết quả cũ.
 Ngay tối đó, do chạy theo bệnh thành tích, đại đội chỉ đạo đồng đội kiểm điểm anh tơi bời, thậm chí có người “thích tiến” còn xỉ vả, nhiếc móc anh không tiếc lời.
            Sự việc kéo dài mấy ngày liền, khiến anh không thể chịu nổi. Nhân một đêm mưa phùn, gió bấc, anh quyết định “chuồn” khỏi đơn vị.
            Về tới quê hương, anh đến huyện đội “thú tội” và xin chấp nhận “hình phạt” tại địa phương. Cơ quan quân sự huyện “lôi” anh đi lao động khổ sai “công ích” hai mốt ngày, rồi tư giấy cho xã.. “tiếp tục quản chế”.
            Chính quyền xã đâu có vừa, lên loa “bêu xấu” anh khắp thôn, xã và không quên “cấm vận” phụ nữ không được kết hôn với “tên đào ngũ”.
            Anh buộc phải để tuổi xuân trôi đi mười hai năm sau, mới lấy được em gái “Thị Nở” ở thôn bên cạnh.
Thế mà “chúng” có tha cho anh đâu. Cưới vợ hôm trước, thì sáng sớm hôm sau ở cổng nhà anh đã xuất hiện mấy “bướm thơ” chế diễu, bằng bốn câu vè trống quân từ thời xa lắc xa lơ, như sau :
                        Vợ anh đẹp lắm anh ơi !
            Trông như áo rách đem phơi trong nhà,
                        Càng phơi càng chảy nước ra,
            Số anh còn khổ đến già anh ơi !
            Anh nhớ kỹ chuyện này... và cứ đến kỳ kỷ niệm ngày thành hôn với vợ, là anh lại kể mẩu chuyện trên cho gia đình... sau này cả con cái anh nghe.
            Đúng là chuyện đời.. khó quên và cũng không dễ nói./.


PHÁP LUẬT XỬ PHẠT GIAO THÔNG BỊ Ế


                            PHÁP LUẬT XỬ PHẠT GIAO THÔNG BỊ Ế
          Tôi ở Hà Nội, nhưng gốc gác người Ngọc Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương. Vốn được mệnh danh là “dân ba trợn”, chuyên buôn bán bằng nước bọt ở chợ trời Hà Nội, có xe du lịch riêng.
            Nhờ ông bạn có Blog kể ra chuyện này.. có khi ít người tin.. Mà có tin hay không tùy Quý độc giả :
            Khoảng bốn giờ chiều ngày cuối tháng mười âm lịch, tôi sắm sửa bánh kẹo, hoa quả, vàng mã lai quê, trên chiếc xe du lịch của mình, hôm sau, đầu tháng, tạ mộ các cụ.
            Xe vừa qua Cầu Cất khoảng hai trăm mét, thì thấy cảnh sát dơ gậy chỉ đường ra hiệu dùng xe. Tôi lái xe tới sát chỗ đứng của người cầm gậy giao thông, dừng lại, mở cửa bước xuống, thì cảnh sát dơ tay chào và yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
            Ỷ thế có đầy đủ giấy tờ các loại theo xe, tôi cự lại :
            - Tôi không vi phạm Luật giao thông.. Muốn kiểm tra giấy tờ thì đây không phải trạm.. không xuất trình.
            - Nếu anh không cho kiểm tra giấy tờ, thì chúng tôi tạm giữ phương tiện.. để kiểm tra.
            - Còn khuya mới giữ được xe của tôi.
            Chắc tay cảnh sát tưởng xe của tôi chở hàng quốc cấm, nên nói như ra lệnh :
- Tôi hỏi lần thứ hai.. Anh có cho kiểm tra giấy tờ không ?
Biết không nên “dây” với các tay “ăn mảnh” này, tôi móc túi đưa giấy tờ cho tay cảnh sát. Xăm xoi một lúc, cậu ta thì thầm gì đó với tay cảnh sát thứ hai. Tay cảnh sát kia lấy ra tờ biên bản, đặt lên đầu xe của tôi, khom lưng, hý hoáy viết, lúc ấy đã vào khoảng bảy giờ tối.

TÂM TƯ CỦA MỘT ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

                                                                      
Tâm tư của một anh "bộ đội Cụ Hồ"
Gần nhà tôi có một bác cựu chiến binh nay đã "ngoại bát thập tuần". Có lần bác bộc bạch: "Nghề của tôi là anh bộ đội Cụ Hồ"...Nhưng thực ra bác đã từng theo học"trường Tây" ở Hà Nội, kháng chiến bùng nỗ bác đi theo Cụ Hồ làm lính cho đến ngày về hưu với chức vụ đại tá.
Nếu chỉ có vậy thì tôi không nói ra đây làm gì, vì giờ có rất nhiều cấp tá về hưu như bác. Số là mấy tuần trước bác có gọi điện thoại cho tôi để giải bài một tâm trạng bức xúc mà qua điện thoại tôi nghe không được rõ lắm, chỉ hiểu đại khái là bác vừa được đi nghe phổ biến tình hình dành cho cán bộ hưu trí ở trong phường nơi cư trú... Hôm đó vị diễn giả là một cán bộ lãnh đạo cao cấp nhưng không hiểu sao lại nói "xanh rờn" rằng ông cha ta xưa kia đánh thắng giặc phương Bắc rồi đều trở lại quy phục, triều cống...nay chống họ làm gì... (?)...và những ai tham gia biểu tình này nọ đều là tiếp tay cho bọn Việt Tân ...(!).
Nghe vậy, tôi thấy "lạ lẫm" đã đành, nhưng vừa thương vừa cảm phục ông già đã ở tuổi "sắp về với các cụ" mà vẫn sắc sảo và đau đáu trước những vấn đề của đất nước hôm nay...
Chuyện bẳn đi cho đến hôm qua, bác sang tận nhà tôi khẩn khoản : "Cậu làm sao giúp tớ đưa cái này lên mạng...", rồi chìa ra 2 trang giấy đánh máy. Đó là lá thư mà bác nói đã viết cho vị diễn giả kia! Thấy tôi băn khoăn, bác bảo "Tớ đảm bảo những điều viết trong đó hoàn toàn đúng sự thật mà tớ đã ghi lại với kỹ năng của một thư ký cao cấp ...", và nói thêm: "Tớ muốn hỏi ý kiến từ công luận, cậu hiểu không?"...
Vậy là tôi đã bị "thuyết phục" không phải vì lời nói mà chính là tấm lòng nhiệt huyết của ông lão đang nhờ cậy chẳng qua vì không thành thạo internet!
Dưới đây là nguyên văn những gì ông viết trong 2 trang giấy đó.


Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

DÂN THẮNG HAY THUA ?


                                                 DÂN THẮNG HAY THUA ?
          Tháng 1 năm 2004, chính quyền xã Hường Võ bán gần chục mẫu ruộng hai vụ, trong khu vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho dân, ai có nhu cầu mua bao nhiêu cũng được. Người mua cao nhất tới 2500 m2, người mua ít nhất cũng được 1500 m2. Phiếu thu tiền, ghi đúng thực tế : “Thu tiền bán ruộng”.
            Giao dịch mua bán ruộng, không ghi rõ người có tiền mua sẽ được sử dụng vào mục đích gì, nên các hộ dân đều đào ao thả cá, lấy đất vượt thổ ở, bình quân mỗi hộ khoảng hai sào.
            Việc mua bán đã qua 7 năm, nay chính quyền xã Hường Võ, cử đoàn tùy tùng đi đo đạc diện tích làm nhà ở của từng hộ mua đất, để “Lập biên bản vi phạm hành chính”, buộc nộp phạt, nếu không sẽ cưỡng chế “dỡ nhà”.
            Gần chục hộ do một nông dân trung tuổi dẫn đầu, kéo đến nhờ Luật sư tư vấn giải quyết… hậu quả.
           Trình bày xong, một người đưa Luật sư bài thơ, sáng tác theo kiểu tự phát, như sau :
                                    Xã bán ruộng, bảy năm nay,
                                    Giờ đe “phạt”.. rồi đây “dỡ nhà”,
                                    Dân liền đưa “Phiếu thu” ra,
                                    Cấy.. làm nhà, quyền của người mua,
                                    Việc này phân định “THẮNG – THUA”,
                                   Tớ khởi kiện, Tòa “phân bua” chứ gì ?
            Luật sư đã giúp bằng cách, gửi thư đến Tòa soạn báo, Trung tâm tư vấn pháp luật, rồi.. Sở tài nguyên & Môi trường.. xin được giải đáp, hướng dẫn .. Nhưng từ khi gửi thư đến nay, đã qua ba lần “bốn mươi chín ngày”, mà chẳng nơi nào có “hồi âm”.
            Đưa “tâm sự buồn” này lên trang Blogs, nhờ các Friends tâm huyết chỉ bảo “phương kế”, để “hạ nhiệt” các thảo dân bỏ tiền mua ruộng./.
                                   

CÚ LỪA NGOẠN MỤC


                                            CÚ LỪA NGOẠN MỤC
          Nó là thằng chuyên tìm cách biến của thiên hạ, thành của nhà mình. Nó là tên đạo chích tầm cỡ.
            Lần ấy nó bị bắt quả tang giết người giữ kho, rồi cuỗm ba ký vàng ròng.
            Ba người phán xử nó, đều khép nó tội chết chém.
            Biết là không dùng tài khuyển mã, chắc không qua khỏi lưỡi hái tử thần.
            Hôm thi hành bản án đối với nó, nó được nói câu cuối cùng.
            Nó cong lưng nói : “Trước khi tôi chết.. xin các quan lớn cho được truyền đạt lời tiên tri đến riêng từng ngài và đến tất cả mọi người.. vào sáng ngày con rắn.. Nếu lời tiên tri tôi nói ra là đúng.. xin được tha tội chết.. chuyển xuống thành khổ sai.. sáu tháng nữa.. Nếu tôi nói sai.. bị chặt đầu tức thì.
            Ba quan tòa đã nghe đồn nó là người có tài phán đoán, lại đang bị kích thích trí tò mò.. lời tiên tri.. đồng ý hoãn chặt đầu nó ba ngày nữa.
            Sáng sớm ngày con rắn, hàng nghìn người tập trung tại pháp trường nghe lời tiên tri của tên đồ tể, sắp bị hành quyết.
            Khi bị dẫn ra đứng trước bàn dân thiên hạ, nó dõng dạc nói :
            - Tôi đã hứa sẽ truyền đạt lời tiên tri lần lượt cho ba quan lớn đây.. Rồi truyền đạt lời tiên tri đến tất cả mọi người.. Xin mọi người làm chứng.. Nếu tôi nói đúng.. thì được tha cho tội chết.. chuyển xuống tù khổ sai.. sáu tháng nữa.. Nếu tôi nói sai.. sẽ bị chặt đầu tức thì..
            Nó vừa nói xong mọi người đã đồng thanh dục : Nói đi.. nói mau lên..  
            Được thể nó nói với ba quan lớn : Xin tháo xiềng cho con.. Rồi mời từng ngài đến đây con  nói thầm.. riêng với từng ngài lời tiên tri đầu tiên.
            Khi từng ngài lại gần.. tên đạo chích vít cổ họ xuống rồi nói nhỏ đủ nghe :
            - Xin quan tha tội chết cho con.. con xin biếu ngài một ký vàng ròng.
            Mọi người chỉ biết rằng, sau khi tên đạo chích nói thầm vào tai từng ngài thì mắt các ngài sáng lên, gật đầu lia lịa. Rồi nó dõng dạc.. nói với mọi người :
            - Xin mọi người……. hãy nhớ rằng.
            Nó không nói nữa, mọi người hồi hộp, thúc dục : - Nói hết đi.. nói đi..
Nó rặn thêm ra bốn chữ :  Rồi đây....... đến lúc…..
Nó lại ngừng không nói nữa.. mọi người sốt ruột.. nôn nóng.. dục dã : Nói hết đi.. nói hết đi.. chờ gì nữa...
            Nó ngửa cổ..  hai tay vái trời..  há hốc mồm… rồi từ từ.. nói tiếp :  Mọi người… sẽ phải chết.
Rồi nó nhắc lại lần nữa.. lời tiên tri :  Xin mọi người.... hãy nhớ rằng…. Rồi đây…. đến lúc…. Mọi người…. sẽ phải chết.
            Chẳng ai bảo ai, mọi người đều ồ lên : “Đúng thế… đúng thế..”  rồi lũ lượt ra về.
            Chỉ riêng ba quan lớn, mỗi người cầm chắc được một ký vàng ròng./.




CÓ PHẢI "ĐÁNH TRỐNG, BỎ DÙI"


CÓ PHẢI “ĐÁNH TRỐNG, BỎ DÙI”
          Lê Thanh Xàm vốn là hậu duệ quan đầu tỉnh họ Lê, được đề bạt cất nhắc từ công nhân lưới điện, lên đội trưởng, rồi mau chóng trở thành Giám đốc chi nhánh điện Gia Lộc.
Vốn “đi lên” từ kiểu “quỳ gối” và học tập đàn anh dạng “buôn thần, bán thánh” nửa mùa. Từ khi nhậm chức, Xàm lập bàn thờ ở ngay phòng họp cơ quan. Trên bàn thờ treo chân dung ...Chủ tịch, bát nhang, lọ hoa. Các ngày đầu tuần đều trích quỹ đen mua hoa, quả, bánh kẹo, thắp nhang cúng lấy.. khước.. xin lộc. Việc sắm hoa lễ Xàm giao cho tổ nữ công Phòng hành chính - tài vụ cơ quan lo liệu, đồng thời cùng thi lễ khấn vái cùng Y.
Thực hiện cúng lễ vừa đẫy tháng thì xàm nảy sinh tính... khỉ của con yêu ria đen, khi thấy các cô đứng khấn vái trước mặt y với thân hình đấy đà... khêu gợi.

BẤT ĐỒNG Ý KIẾN : ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI KHÁC Ý KIẾN

                                                              
                                                     Huỳnh Ngọc Chênh
Từ xa xưa đến nay, trên toàn thế giới, chưa có nhà cầm quyền nào cho rằng mình đại diện cho ý chí của toàn dân. Nhà cầm quyền chỉ đại diện cho ý chí của một bộ phận nhân dân. Nhà cầm quyền chân chính hay còn gọi là chính quyền thì bộ phận nhân dân mà họ đại diện chiếm số đông, nhà cầm quyền khác đại diện cho ý chí của một bộ phận nhân dân không chiếm đa số.
Những nhà cầm quyền chỉ đại diện cho ý chí của một người hoặc của một nhóm nhỏ người thì được gọi là nhà cầm quyền độc tài. Ngày nay những nhà cầm quyền như vậy vẫn còn tồn ở nhiều nước trên thế giới. Hầu hết những nhà cầm quyền độc tài đều cai trị dân bằng các công cụ trấn áp bạo lực, không cho phép tồn tại những người dân bất đồng ý kiến. Những người bất đồng ý kiến bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, bị trấn áp tàn bạo và tiêu diệt sạch. Đó là những nhà cầm quyền phong kiến thời xưa, nhà cầm quyền phát xít ở Đức và Ý, nhà cầm quyền Apacthai ở Nam Phi, nhà cầm quyền Taliban ở Afghanistan, nhà cầm quyền Cộng sản Pôn Pốt, nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Triều Tiên, các nhà cầm quyền Cộng sản ở Đông Âu...

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

ĐÒ ĐÊM - Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh

 Đò đêm
                                            Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh
           
Bến đò càng về chiều càng đông khách. Những chiếc thuyền buồm đủ loại chen chúc nhau trên đoạn sông chưa đầy trăm thước. Tháng chín, không còn những trận mưa ngàn trắng trời. Heo may về. Sóng lấp loá nắng xiên khoai. Lần theo từng bậc đá, anh xuống mép nước.
Ở đâu đó bên kia bờ vọng tiếng sáo diều. Những âm thanh xa tít tắp lơ lửng  trên cao ấy ngân mãi một giọng trầm đơn điệu khiến tâm trạng anh trở nên nặng nề. Bị tiếng sáo ám ảnh, chỉ chút xíu nữa anh không kịp xuống đò dù rằng đấy là chuyến cuối cùng chở khách trẩy hội đền Chúa Liễu bắt đầu vào sáng sớm ngày mai. Con thuyền cắt chéo dòng nước, lắc lư trườn ra giữa sông. Người lái đò kéo cánh buồm trắng, nó sẽ chao đi rồi hướng mũi về phía bắc. Khi hoàng hôn đổ xuống cũng là lúc thuyền qua khỏi bến Tuần lầm lũi gối sóng ngược về bến Tràng. Ngồi mũi thuyền, anh có cảm giác như đang đi về phia mặt trời lặn. Hoàng hôn gay gắt nhuộm đỏ cánh buồm. Mặt sông Hoàng Giang vốn đã rộng, dưới ánh chiều, bị ảo giác kéo giãn ra, tưởng như mênh mang vô tận. Anh thích thú ngắm nhìn vầng mặt trời đỏ quạch và quan sát những biến thái của nó cho đến khi nó nhợt nhạt, mất hết sinh khí và đột ngột chìm xuống sau triền đê sừng sững như bức trường thành. Trong đời, chưa bao giờ anh được thong thả ngắm hoàng hôn trên sông. Dòng nước thao thiết chảy. Tiếng sóng rào rào vỗ mạn thuyền. Mặt sông chấp chới những cánh chim nhạn nước. Những thứ vừa lạ vừa quen đó tạo thành một mảng không gian riêng biệt thật êm ả, thanh bình. Lần đầu đi đò trên sông lạ mà anh có cảm giác đã quen lắm, thân thuộc lắm, cứ như suốt cả tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn đã từng gắn bó với nó. Một ký ức tiền kiếp chăng ? Hay chỉ là sự liên tưởng thái quá trong tiềm thức đầy những ám ảnh ? Điều đó không quan trọng. Với anh, lúc này con sông đang là một dải mờ ảo, mênh mang, và chỉ chốc nữa thôi, khi màn đêm buông xuống sẽ trở thành một thực thể huyền bí. Biết đâu, trong cái chuỗi liên hệ ngược đầy mâu thuẫn ấy sẽ nảy sinh một ý tưởng.


CHUYỆN TIẾU LÂM THỜI @

                                                                  
                                         CHUYỆN TIẾU LÂM THỜI @  
          Tay chồng tên Quan Văn Liêu, vốn bẻm mép, đã làm cán bộ tuyên huấn đến mấy khoá. Cô vợ tên Lỗi Thị Thời, ít học nên phải làm thủ thư nhà bảo tàng.
            Kể từ khi cô nàng sinh ra “con vịt giời” thứ hai, tay chồng thường hay “léng phéng”, cô gái nào nhẹ dạ, cả tin.. liền bị “dính đòn”. Vợ Liêu sinh nghi từ đó, đã quyết rình, nhưng chưa bắt được quả tang.
            Sáng đó, tay chồng thức dậy muộn, do chiều hôm trước đã “nộp thuế” không đúng chỗ, rượu say về khuya.. vợ lại đòi “nộp sưu” tiếp. Lúc đến nhiệm sở anh chàng bỏ quên điện thoại di động ở nhà.
            Tay chồng mới ra khỏi nhà được mươi phút thì nhạc chuông reo “Nắm tay này, nắm tay này, nắm tay này...”. Cô vợ đi làm muộn hơn, vội vơ chiếc điện thoại lên nghe.
            Cô nàng vừa : A lô – Phía đầu dây bên kia chẳng phân biệt tiếng ai, đã vội nói :
            - Anh à.. Đến nhà em đi.. Em chuẩn bị đủ rồi.. Giúp em ngay nhé... - Chả là em gái ruột của Liêu, nhờ xin cho con vào công chức.
            Thị Thời ba máu, sáu cơn, chửi ngay vào điện thoại :
            - Cha tổ con đĩ.. hẹn gặp nhau tại nhà để đi đực hả.. Rồi bà sẽ xé xác mày ra.. cho mà biết.
            Đầu dây bên kia nói : Ô ! Chị chửi em à.!
            - Bà sợ gì mày mà bà không chửi ?
            - Nhưng chị hiểu lầm rồi.. Em là Thanh, em gái của anh Liêu đây.
            - Chị không nhận ra tiếng em.. Thôi.. cho chị xin lỗi.
            Đúng là.. chửi.. nhanh như điện thoại di động./.


CHÙM THƠ BUỒN NHÂN THẾ

                                                         
                               CHÙM THƠ BUỒN NHÂN THẾ

                              Cần ?
          “Hãy chỉ tên” : Là một bộ phim,
            Nói về những tên trùm phát xít,
            Tệ tham nhũng ai mà không biết,
            Kém gì phát xít, nhưng nhẹ tay.
            Phim chiếu người xem, nghĩ ngày mai,
            Diệt tham nhũng đã bầy cuộc chiến,
            Sẽ chuyển như chiến tranh đã chuyển,
            Để không còn tham nhũng đỡ lo./.

                             Sáu nỗi buồn !
          Con chó giữ nhà “đần” hơn trước,
            Chẳng xích, mà sao không cắn được,
            Để trộm xé rào, ẵm của ra,
            Nồi đồng, cối đá... nó chẳng tha.
            Tao sẽ thịt mày cho bõ tức,
            Sẵn mẻ, nhiều giềng, tương, muối, ớt...,
            Cho chầu âm phủ - Giận mới nguôi,
            Thay con chó trắng, chẳng đốm đuôi.
                                    * * *
            Đầy tường quảng cáo.. Hố.. và Hâm,
            Đây “Trung tâm...”, kia lại “Trung tâm...”,
            Tâm tiếc gì đâu, toàn lừa bịp,
            Hại thế nhân, tủi hổ tổ tông.
                                    * * *
            Đầy đường bán sách : Sách nói chi,
            Quan đâu cần sách : Uổng công ghi,
            Kế VƠ hoạch VÉT : Hay hơn sách,
            Mặc.. biết, kệ.. tường : Họ lo gì ?.
                                    * * *
            Bá ngọ con ruồi ! Tổ cha mi,
            Bạ đâu cũng “mút”, “ẵm” mang đi,
            Lại còn reo rắc bệnh thổ tả,
            Mày chưa tuyệt giống.. là tại gì?
            Tao “tôi” miếng bả, để giết mày,
            Dù có tốn công, đâu tiếc..hay...
            Liệu mà trăng trối cùng sâu bọ,
            Đáng kiếp loài ruồi nguy hại thay.
                                    * * *
            TRẠNG QUỲNH vẽ.. xoẹt : Năm con giun,
            Quan trường lè lưỡi : Chấm nhất luôn,
            Hậu duệ thời nay : Ký một chữ,
            Tiền tỷ trao : Còn phải “cảm ơn”.




Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC (Phần 2)

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP CỦA CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 14.08.2011 (PHẦN 2)
CHÙM ẢNH CỦA NGUYỄN LÂN THẮNG GỬI TẶNG NGUYỄN XUÂN DIỆN-BLOG
.