Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

CẢNH ĐẸP HẠ LONG

              Một bạn Blog có những bức ảnh đẹp về Hạ Long. Mạn phép đưa lên đây một số ảnh,


Tận mắt khám phá căn biệt thự 3 triệu đô của Viện Toán
                                    VTC News – Thứ tư, ngày 31 tháng tám năm 2011
          (VTC News)- Với vị trí đắc địa – nằm ngay cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Paradise Villa được coi như một trong những căn biệt thự đẹp nhất thế giới.
          Theo ông Đào Hồng Tuyển, chủ tịch tập đoàn Tuần Châu căn biệt thự tặng viện Toán cao cấp còn có giá cao hơn nhiều so với giá trị công bố là 3 triệu USD.

               Mặt trước căn biệt thự trong buổi lễ trao tặng nhà cho Viện Toán cao cấp

NHÀ VĂN HÓA - LÀNG VĂN HÓA : CÓ VĂN HÓA


                                  NHÀ VĂN HÓA – LÀNG VĂN HÓA : CÓ VĂN HÓA ?
          Ngày xửa, ngày xưa, các cụ, ông, cha ta không có nhà văn hóa. Sinh hoạt xóm, làng tụ họp nơi đình, chùa, vẫn giữ được phong tục tập quán, thể hiện các bản sắc dân tộc tốt đẹp, trẻ già luôn lễ phép, tôn trọng nhau, gia đình, làng xóm thuận hòa, đầm ấm.
            Bây giờ đổi khác, xóm, làng nào cũng có Nhà văn hóa, được xây dựng trên đất sân kho thủa còn Hợp tác xã toàn xã, bằng nguồn vốn “lấy ruộng nuôi bờ” (bán đất ruộng ven đường giao thông, lấy tiền xây Nhà văn hóa). Không ít làng, thôn được cấp bằng Làng văn hóa, còn xây dựng chiếc cổng làng, tốn bạc tỷ.
            Đáng lẽ, từ khi có Nhà văn hóa – Làng văn hóa, thì mọi việc về văn hóa sẽ được nâng cao, càng đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng, hãy tính xem Nhà văn hóa - Làng văn hóa, đang “phát triển”, nhìn qua mấy việc sau đây :
            - Trẻ em bây giờ ra đường gặp người già, người lớn tuổi không chào hỏi.. Chúng gọi bố, mẹ chúng là ông “bô”, bà “khốt”.. Chúng luôn cho rằng : Người càng lớn tuổi càng “hâm” ; người già hay “bị điếc”.. chào hỏi làm gì mất công..!
            - Từ trẻ em đến thanh niên, phụ nữ trung tuổi bây giờ dùng “văn hóa kẻ chợ” (văng tục) nhiều hơn bội phần trước đây.. “đéo” sợ gì.. người nghe !
            - Chỉ “vì tiền”, mà chẳng hiếm cha, con, anh, em, chú, cháu và họ-hàng chửi nhau như hát hay, kiện nhau lu bù.. và cả “thượng cẳng chân - hạ cẳng tay”.. có khi giết nhau.. xảy ra quá nhiều !
            - Nhà văn hóa xây hết một đống tiền, hàng năm họp nhiều thường chỉ đôi lần chiếu lệ, mặc cho bụi bám, màng nhện chăng, trẻ con đến phá phách.. hoặc có là nơi tá túc ban đêm của tụi bất hảo.. cũng mặc. Xã hội đang ở tình trạng nhà ai người nấy lo, chẳng dại gì đụng đến người khác, đặc biệt là cán bộ xã “rất ngại” tiếp xúc, giải quyết mâu thuẫn trong nhân dân !
            - Làng văn hóa, được “chạy” bằng tiền “bán ruộng”. Trong Làng văn hóa, thiếu gì những hành vi không văn hóa xảy ra. Đặc biệt là tập tục “trả nợ miệng” khơi dậy từ nhiều năm nay, đã và đang bùng phát mạnh mẽ :
            *. Gia đình có việc hiếu làm cỗ tới mấy chục mâm thiết đãi họ hàng, người thân và bè bạn. Tục “trả nợ miệng” được thể hiện qua “phong bì” lễ viếng (chẳng khác phong bì mừng đám cưới). Ăn nhậu tới bến, nói cười xả láng.. “rượu vào, nhời ra”.. quá đà.. thậm chí cãi nhau như vỡ chợ. Nỗi buồn để lại cho tang chủ : Mất người, mất thêm tiền !.
            *. Ôi ! thôi rồi, việc.. cưới. Ăn uống rả rích hai ngày.. ba, bốn bữa : Đây là tình trạng “trả nợ miệng” đích thực. Chắc cũng không ít người nhận được lời mời tới dự tiệc cưới, mà.. thở dài ngao ngán “khi hết tiền”, hoặc cáo lỗi “đang bị.. ốm”. Tập tục tiệc cưới, đang phù hợp với câu phương ngôn xưa : “Một lần được đãi, trả mãi không xong” !
            Mấy đẫn chứng trên “chắc chưa” đầy đủ. Nhưng  “chắc chưa” một ai đang “chăn dân” nghĩ đến, tìm biện pháp chấn chỉnh, có kế sách phục hồi bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp từ bao đời nay. “Chắc chắn” nhiều quan chức còn đang lo giữ “ghế”.. lo thu vén kinh tế cho gia đình họ. Chuyện xã hội này dù đã xuống cấp, nhưng chưa thấy một ứng viên nào nói được, khi tiếp xúc tranh cử.
            Vết thương văn hóa không được chữa trị sớm, sẽ trở thành di căn./.

PHẾ TÍCH TAM ĐẢO

  Phế tích Tam Đảo

Đất đá thời gian trộn cỏ cây
Lâu đài sụp đổ cổ xưa đây
Ta lên Tam Đảo xem tình thế
Người đến Thượng Ngàn tính vận may
Rêu phủ hoang tàn mây núi xót
Nắng lùa phế tích gió ngàn hay
Giá như lầu cũ nguyên đâu đó
Rừng mới đa tầng xanh ngất ngây.
Nguyễn Đào Trường 

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

VỀ VỤ KHỞI TỔ ÔNG PHAN TRỌNG KHANG


Thưa chư vị,
Ngày 21 tháng 8 năm 2011,ông Phan Trọng Khang, thương binh 2/4 đã mua nước và đồ ăn rồi chở đến trụ sở công an ở Mỹ Đình, Từ Liêm, HN để tiếp tế cho những người biểu tình yêu nước bị bắt giữ tại đây. Ông đã bị công an Từ Liêm bắt, công an bắt vào, đánh đập, cạo trọc đầu, giam giữ ở công an huyện Từ Liêm 4 ngày.
Ngày 25 tháng 8, trên báo An Ninh thủ đô điện tử có đưa tin và video về  việc: "Công an huyện Từ Liêm vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Trọng Khang về hành vi chống người thi hành công vụ” . Một nhân chứng cho biết:
"Chính hôm đó anh Khang đã dùng ô tô con của mình chở chúng tôi lên Mỹ đình và nhất định không để chúng tôi được đóng góp tiền mua bánh và nước cho anh em đang bị tạm giữ (anh Khang nói anh làm ăn được nên xin cáng đáng cả). Ở Mỹ đình anh Khang đã bị Công an huyện Từ liêm bắt giữ trái phép và vu cáo tội chống người thi hành công vụ, người ta dự định sẽ đưa anh Khang ra tòa. Sự việc chỉ có thế này thôi:
Hôm đó sau khi anh em bị bắt lên xe bus đi Mỹ đình chúng tôi còn đi dạo một vòng quanh Bờ Hồ, rồi tôi và một số anh em định ra đi taxi lên Mỹ đình. May mắn thay gặp được anh Phan Trọng Khang có xe con đã chở mọi người đi! Tình huống anh Khang bị bắt như sau. Khi lên tới Mỹ đình, xe đỗ bên ngoài cách xa nơi họ tạm giữ anh em khoảng 200 m. Mọi người đang ngồi trong ô tô. Bỗng một toán CA đến yêu cầu không được đỗ tại đó (một đường nhánh vắng vẻ, không có biển cấm đỗ và đầy củi, rác trên vỉa hè). Mọi người xuống xe ôn tồn trả lời: “Chỗ này là đường nhánh, không có biển cấm đỗ, không phải khu vực bảo vệ tại sao lại yêu cầu chúng tôi không được đỗ xe?”. Họ trả lời rất gay gắt: “Chúng tao yêu cầu bọn mày phải đi chỗ khác không được đỗ ở đây! Liệu hồn cút ngay!”. Lúc đó anh Phan Trọng Khang lấy tay trỏ vào biển số của một công an viên mặc sắc phục và nói: “Anh đang đeo biển, mong anh giải thích cho tôi vì sao không được đỗ xe ở đây?” Người công an gạt mạnh tay anh Phan Trọng Khang theo kiểu ra đòn, động tác quá mạnh của anh ta đã làm bật gim cài cái biển đang đeo. Liền ngay lúc đó xuất hiện một người mặc thường phục màu đen, người đậm, thô mập, hùng hổ đến nắm cổ áo anh Phan Trọng Khang quát: “Xuất trình giấy tờ cho chúng tao kiểm tra”. Anh Phan Trọng Khang nhẹ nhàng gỡ tay hắn ra và đáp lại: “Ông là ai?” Người đàn ông đó trả lời: “Tao là trưởng CA huyện Từ liêm”. Anh Phan Trọng Khang hỏi tiếp: “Có giấy tờ chứng minh anh là trưởng CA Từ liêm không?”. Người đàn ông mặc thường phục hét tướng lên: “Tất cả đây là quân của tao. Chúng mày đâu bắt lấy thằng này! Nó dám chống người thi hành công vụ”. Toán CA lao vào bắt anh. Sau này được biết người đàn ông, người đậm, thô mập, mặc áo đen, có tên Trong đúng là trưởng CA huyện Từ Liêm.

                                   
Ông Trong, Trưởng Công an Từ Liêm. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chúng tôi  một số người có mặt hôm đó chứng kiến toàn bộ sự việc muốn ra tòa làm chứng cho anh sự kiện trên".   

"QUYỀN" CỦA CÔNG AN Ở THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH ?

                                                                    
Văn hóa ứng xử :
                           “QUYỀN” CỦA CÔNG AN Ở THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH ?
          10h đêm 18/9/2011, Tổ công tác đặc biệt chốt tại Dịch Vọng (Hà Nội) phát hiện một người đi xe máy SH không biển số, không đội mũ bảo hiểm nên giữ lại để kiểm tra hành chính. Người này tự xưng là cảnh sát hình sự và tỏ thái độ bất hợp tác, anh ta còn đe : “Gặp đúng đối tượng rồi đấy!”, lập tức một người trong Tổ công tác độp lại : “Công an mà là đối tượng à ? ”. Ô hô, chẳng là từ trước đến nay từ “đối tượng” chỉ quen dùng cho những kẻ tình nghi phạm tội mà rơi vào “tầm ngắm” của công an, ví dụ như “vận động đối tượng ra đầu thú” chẳng hạn.
            Chưa hết, người tự xưng là cảnh sát hình sự này còn nhờ đến sự trợ giúp là gọi điện thoại cho người thân. Chẳng mấy chốc, người thân đi ô tô tới cản trở Tổ công tác. Một thanh niên đi cùng tỏ rõ sự hung hăng, anh này văng ra một câu rất tục rồi lấy tay che máy ảnh của phóng viên, đồng thời tung cước đã văng máy quay của một phóng viên khác. Tiếng hò hét bắt bớ ầm ĩ, còn nghe câu cuối cùng của người thanh niên chói tai trước khi màn hình phụt tắt : “Công an đánh người này!”. Trớ trêu thay, cái người kêu làng vu cho công an đánh người ấy, theo xác minh ban đầu cũng là người trong lực lượng công an !
            Vụ việc sẽ còn tiếp tục được làm rõ, nhưng những ai chứng kiến cái cảnh vừa xảy ra cũng ngán ngẩm thay cho những người tự xưng là công an. Chẳng lẽ công an có một luật hành xử riêng ư ? Chẳng hạn có thể đỗ xe ở bất kỳ đâu, đi trái đường, không đội mũ bảo hiểm và không chịu bất cứ một sự kiểm tra nào ? Như thế phải chăng đã là công an thì được quyền tự cho mình đứng ngoài và đứng trên pháp luật ?
            Mới đây xảy ra vụ đấu gậy hết sức phản cảm giữa một sĩ quan cảnh sát cơ động và Cảnh sát Giao thông tại TP.HCM, giờ lại có chuyện này xảy ra giữa Thủ đô - Thành phố vì hòa bình ! Nhân dân nghĩ gì trước cảnh này và các thanh niên choai choai mới lớn, xin chớ học tập và làm theo !.
           

KHÔNG BAO CHE THAM NHŨNG

 KHÔNG BAO CHE THAM NHŨNG ?
Cập nhật 21/09/2011 07:54 (GMT+7)
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như thế trong buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ (TTCP) nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng (PCTN) và xây dựng ngành Thanh tra 8 tháng đầu năm 2011, cũng như triển khai các nhiệm vụ công tác trong những tháng cuối năm và chuẩn bị chương trình công tác năm 2012.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 8 tháng đầu năm 2011, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh nhận định: hoạt động thanh tra tiếp tục có chuyển biến tích cực. Toàn ngành đã triển khai 5.950 cuộc thanh tra hành chính và gần 65 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát thiếu sót, sai phạm về kinh tế là 4.585 tỷ đồng, 1.972 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.476 tỷ đồng, 1.937 ha đất (đã thu hồi được 508 tỷ đồng, 22,6 ha đất); kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 275 tạp thể, 766 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 29 vụ việc; xử phạt vi phạm hành chính hơn 196 nghìn tổ chức, cá nhân với số tiền trên 1,3 nghìn tỷ đồng (đã thu 119 tỷ đồng).
 Đối với công tác PCTN, ông Tranh thừa nhận hiệu quả thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước và thanh tra công vụ chưa cao; một số cuộc thanh tra còn kéo dài, nhất là ở giai đoạn kết luận thanh tra; ở một số địa phương, tình hình vẫn phức tạp, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được nhiều; một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý còn chậm…
Để hoạt động của ngành Thanh tra nói chung và của TTCP nói riêng ngày càng có hiệu quả, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã đưa ra 5 kiến nghị. Trong đó, đề nghị Chính phủ dành thời gian cho TTCP báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trước khi ban hành kết luận các cuộc thanh tra có quy mô lớn, có nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu toàn ngành Thanh tra tiếp tục khắc phục những yếu kém, tồn tại trong hoạt động của mình; thực hiện kịp thời Chương trình công tác năm 2011 và hoàn chỉnh lại Chương trình công tác năm 2012 để báo cáo Thủ tướng, trong đó quan trọng là phải tránh chồng chéo trong hoạt động với thanh tra các Bộ, ngành và nghiên cứu, xem xét bổ sung một số nội dung thanh tra về đất đai, môi trường, thực hiện Nghị quyết 11. Nhấn mạnh quyết tâm “không bao che tham nhũng” của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ, Phó Thủ tướng rất tán thành những kiến nghị của TTCP nhằm tạo điều kiện cho ngành Thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhất là trong công cuộc PCTN….

            Hoàng Thư
.

ĐỪNG TIẾC NUỐI NHỮNG GÌ MÀ LOÀI NGƯỜI ĐÃ BỎ ĐI


Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi!
                 (Những người cộng sản Việt Nam nên đọc lại thật kỹ học thuyết Marx và Engels)
                                                                                              Hoàng Lại Giang

    Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước …. Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ.” Và trên tinh thần dân tộc ấy, năm 1945, sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, ông đã đặt tên nước là Việt Nam – Dân chủ – Cộng hòa và sau đó vào năm 1951 ông thuyết phục những người cộng sản đổi  tên Đảng là Lao Động. Tên nước và tên đảng cho đến giờ vẫn được nhân dân trân trọng và bảo vệ . Đấy chính là lòng dân. Thời nào cũng vậy, lòng dân là cái không mua được, dù bất cứ giá nào. Lịch sử đã chứng minh qua nghìn năm đô hộ giặc Tàu và trăm năm đô hộ giặc Tây. Lịch sử cũng đã chứng minh khi lòng dân không yên  thì mọi thứ bạo lực chỉ là hành động cứu cấp cho một thứ quyền lực phi nhân tính, vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lịch sử vẫn còn đó một Tần Thủy Hoàng, một Nero, nhà thơ bạo chúa, ở thời hiện đại là Hitler, là Staline, là Mao trạch Đông  là Polpot!
         Những người Marxist là những  người biết nắm qui luật, vận dụng qui luật, vận hành theo qui luật chứ không bao giờ bắt qui luật phải phục tùng ý chủ quan của con người. Và vì vậy, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu chắc chắn những người macxit chân chính   sẽ vận dụng qui luật để cắt nghĩa chứ không vì hụt hẫng khi  cái ý thức hệ  ban sơ, cái lý tưởng chất đầy tính ảo tưởng một thời ấu trĩ  không còn nữa   mà qui kết cho bất kỳ cá nhân nào là phản bội chủ nghĩa Mác – Lê. Một Khơrútxốp, một Goocbachốp … không thể làm được việc đó! Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội là do những người cộng sản tuy có khát vọng thay đổi xã hội, nhưng  không chịu đọc Mác và Anghen, hoặc đọc lõm bõm, hiểu lõm bõm, hoặc chọn những điểm thích hợp từ những quan điểm cứng rắn của Stalin và Mao Trạch Đông, rồi dùng bạo lực buộc quy luật theo ý chủ quan để  tự nó đi ngược lại sự  tiến hóa của nhân loại, và coi đấy là kinh điển, là bất di bất dịch. Ngay cả Mác cũng chưa bao giờ khẳng định học thuyết của mình là hoàn toàn tương thích với mọi thời đại. Mác từng nói: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương cách phê phán thế giới cũ, để tìm được thế giới mới. Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề  của mai sau không phải là việc của chúng tôi”. Ngay  khi viết học thuyết về chủ nghĩa tư bản, qui luật giá trị thặng dư, qui luật phản ứng của giai cấp công nhân bị bóc lột…ở  đầu thế kỷ 19  Mác và cả Anghen đều cho công trình của mình chỉ như một thứ dự báo.  Nó chỉ phù hợp với thời điểm ấy, chứ không thể phù hợp với tất cả mọi thời điểm trước và sau nó.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ : TIẾN SỸ DỎM...


Thứ trưởng Bộ Ý tế Cao Minh Quang - Tiến sĩ dỏm, Thứ trưởng thật, tuổi tác giả
Minh Anh - Đức Phúc (Dân Việt) - Ông Cao Minh Quang khai man mình là tiến sĩ, phải chăng để tiến thân lên chức Thứ trưởng Bộ Y tế? Bên cạnh đó, việc khai báo lý lịch của ông Quang cũng có dấu hiệu khai man tuổi tác.

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang có phải là tiến sĩ dược khoa như ông đã khai hay không?
Ngày 8.9.2011, Cơ quan Lưu trữ Thông tin Sinh viên thuộc Trường ĐH Uppsala (Thụy Điển) đã có thư hồi đáp Bộ GDĐT Việt Nam, trong đó có đoạn: "Ông Cao Minh Quang đã tham dự một khoá học tại ĐH Uppsala năm 1993-1994 và được trao chứng chỉ­ sau ĐH về khoa học Dược”.
Bức thư cũng cho biết, chứng chỉ mà ông Quang được ĐH Uppsala của Thụy Điển trao chỉ là bước đệm để học tiếp lấy chứng nhận tiến sĩ.

     Danh thiếp của ông Cao Minh Quang khi còn làm cục trưởng ghi rõ học vị tiến sĩ dược khoa.
                                 Ảnh: ĐÀM ĐỨC                                          
 Chỉ là chứng chỉ 
Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang chỉ theo học một khóa học từ năm 1993 -1994 tại Trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) và đạt được chứng chỉ về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên.
Thế nhưng, ông Cao Minh Quang tự khai trong phiếu Đảng viên là tiến sĩ (năm 2003) lúc đó ông Cao Minh Quang vẫn còn đang là Phân viện trưởng Phân viện Kiểm nghiệm Bộ Y tế.
Tiếp đó đến năm 2006, khi là Cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Quang tiếp tục khai trong bản tự khai sơ yếu lý lịch là: Tiến sĩ dược. Trong bản tự khai này, ông khai rõ rằng ông đạt chứng chỉ “Licentiate of Pharmaceutical Sciences (tương đương tiến sĩ dược khoa)”.
Và để chứng minh cho mọi người biết học vị tiến sĩ của mình, khi còn giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Quang còn cho in danh thiếp ghi rõ: “Cao Minh Quang - Tiến sĩ Dược khoa - Cục trưởng”.

KỶ LUẬT ĐẢNG HAI QUAN CHỨC KIỂM SÁT...

Kỷ luật Đảng 2 quan chức kiểm sát 'giải trí không lành mạnh'
Ngay sau khi bị mất chức Viện trưởng VKSND huyện Cần Giuộc (Long An), ông Nguyễn Kim Đoạn tiếp tục bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng do "uống rượu bia bê tha" và "giải trí không lành mạnh".
Chiều ngày 16/9, Huyện ủy Cần Giuộc (Long An) tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra Đảng viên sai phạm đối với ông Nguyễn Kim Đoạn - Huyện ủy viên, Viện trưởng VKSND huyện Cần Giuộc cùng Phó viện trưởng Nguyễn Hương Giang.
Ông Thái Văn Ô, Phó Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc cho biết, ngày 20/8 hai ông Đoạn và Giang cùng một người bạn công tác ở Bưu cục Chợ Trạm xuống bến phà Bến Bạ ở huyện Cần Đước để lên phà sắt xuôi theo sông Vàm Cỏ Đông nhậu. Buổi nhậu hôm đó có đến 6 cô gái (chứ không phải 5 như xác minh ban đầu) trong đó có hai tiếp viên quán nhậu Phương Thanh.

  Ông Thái Văn Ô công bố kết quả kiểm tra sai phạm của 2 lãnh đạo VKS huyện   
                  Ảnh Thiên Phước                     
Tiệc nhậu bắt đầu từ cuối giờ sáng đến xế chiều, phà neo lại đoạn sông thuộc xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ để mọi người tắm sông, sau đó xảy ra vụ cô Đinh Thị Kim Phượng té sông chết vì ngạt nước.
Căn cứ vào điều 17 quy định 115 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm, Huyện ủy Cần Giuộc quyết định kỷ luật ông Đoạn, ông Giang cùng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng vì uống rượu bia bê tha, mất tư cách để xảy ra dư luận xấu. Ngoài ra, hai quan chức ngành kiểm sát còn vi phạm quy tắc ứng xử, chuẩn mực của cán bộ công chức, đảng viên trong quan hệ xã hội khi tham gia giải trí không lành mạnh.
Ông Cao Minh Trí - người phát ngôn Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An - cho biết đã ra quyết định đình chỉ công tác ông Đoạn, ông Giang với thời gian 15 ngày để xem xét kỷ luật theo quy định của ngành. Ông Võ Hoàng Nguyên, Phó Viện trưởng VKSND huyện Bến Lức được điều động giữ chức quyền Viện trưởng VKSND Cần Giuộc.
Theo ông Trí, hai cán bộ vừa bị cảnh cáo Đảng đều là kiểm sát viên. Việc bãi nhiệm chức danh pháp lý hai cán bộ này nếu có sau này là thẩm quyền của Viện trưởng VKSND tối cao.
Đối với vai trò Huyện ủy viên của ông Đoạn, nếu không còn công tác tại huyện Cần Giuộc thì chức danh này cũng không còn.
Trước đó, ngày 20/8 chị Đinh Thị Kim Phượng (ở xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc) được một người bạn tên Hoa rủ đi sinh nhật trên chuyến phà tại bến đò Bến Bạ (huyện Cần Đước) cùng 9 người đàn ông. Trong đó có một số “đại gia” kinh doanh xe máy, bất động sản... và ông Nguyễn Kim Đoạn, Nguyễn Hương Giang (Viện trưởng và Viện phó VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).
Sau chầu nhậu, những người có mặt xuống tắm sông. Riêng chị Phượng không biết bơi nên ở lại phà. Công an huyện Tân Trụ cho rằng trong lúc mọi người đang tắm thì chị Phượng tự té xuống sông nên thiệt mạng do ngạt nước.

Thiên Phước

BẢN NĂNG THAM, CHÍNH TRƯỜNG VÀ CHUYỆN CỤC 42

 PN&HĐ: Bản năng tham, chính trường và chuyện cục 42
- Bản năng tham lam của con người, câu chuyện chính trường tế nhị và “cục 42”, con đẻ của Cục Điện ảnh, là những câu chuyện buồn vui mà Phát ngôn và Hành động tuần này xin được chia sẻ với quý bạn đọc.
Thắng ngoại xâm mà... chưa thắng nổi “nội xâm”?
Tuần này, có một sự kiện trọng đại, lay động tâm thức cả xã hội. Đó là cả dân tộc kỷ niệm Ngày lễ Quốc khánh (2/9/1945- 2/9/2011), ngày mà cách đây 66 năm, một nước Việt Nam độc lập- tự do- hạnh phúc non trẻ mới chào đời.
Nhưng để có được 6 chữ độc lập- tự do- hạnh phúc, khẳng định sự trường tồn và kiêu hãnh của một dân tộc, biết bao máu xương, nước mắt, bao tuổi thanh xuân của hàng triệu con dân Việt đã đổ xuống, suốt cả một chiều dài lịch sử hàng nghìn năm Bắc thuộc, chống Pháp, rồi chống Mỹ.
Để Tuyên ngôn Độc lập bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên Quảng trường Ba Đình 2/9/1945 mãi mãi là Tuyên ngôn Sống của cả dân tộc.
Để bản giao hưởng hợp xướng “Điều còn mãi”, cứ đến ngày 2/9 hằng năm lại cất lên hùng tráng, bi tráng trong Thánh đường Nhà Hát Lớn, về số phận khổ đau của một dân tộc nhưng bất khuất, can trường, khiến con tim bao người rưng rưng, nhỏ lệ…

         
Hòa nhạc Điều còn mãi do báo VietNamNet tổ chức

Và cũng bởi những tháng năm này, đất nước bỗng chưa thể bình yên.
Chủ quyền biển đảo và Tổ quốc đang tiếp tục bị đe dọa. Còn giặc nội xâm- tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành.
Đất nước được bảo vệ, gìn giữ, mà đất đai, khoáng sản lại đang bị xâu xé không thương tiếc.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

MẤT DÉP VÀ MẤT ĐẢNG



                                                   MẤT DÉP VÀ MẤT ĐẢNG
          Chi ủy chi bộ Bát cùng đảng ủy Nguyễn Huệ, đã “chơi” đồng chí mình, theo kiểu “luật rừng :
            Bí thư chi bộ Bát kiêm trưởng khu dân cư ban hành thông báo, chuyển đến từng hộ gia đình, “buộc” mỗi hộ dân đóng góp ba trăm ngàn đồng, để xây dựng “Nhà văn hóa..”.
            Thấy việc làm “bức dân”, trái khoáy ; các hộ dân phản ảnh cho anh Kiên  (tổ trưởng thập gia), đề nghị bàn lại trong tổ chức, thực hiện đúng tinh thần : Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
            Đoàn Trung Kiên đưa ra cuộc họp chi bộ, phê bình kiểu làm ép dân của “đồng chí” bí thư. Tay Tông (bí thư chi bộ).. “phọt” ra là.. “tôi làm theo chỉ đạo của đảng ủy”..
 Thế là chi ủy Bát và đảng ủy Nguyễn Huệ cho là chàng Kiên “cản đường” phát triển của tổ chức. Bèn dựng màn kịch, “chơi” lại Kiên, như sau :
            Vì chưa có trụ sở để họp chi bộ, nên vẫn “họp nhờ” ở nhà bí thư Tông. Nhà hắn mới lát gạch hoa liên doanh, nên giày, dép của các “đồng chí” đến họp đều để ở ngoài hiên nhà.
 Khi Kiên đến họp, đã có vài ba đôi giày, mấy đôi dép để ngoài hiên nhà Tông, nên Kiên cũng để ngay ngắn đôi dép Thái lan mới mua cạnh mấy đôi giày, dép đó.
            Khoảng hai giờ đồng hồ sau thì mãn họp. Các “đồng chí” lục tục ra về. Kiên ngồi trong cùng, vừa đứng dậy đi ra thì “bí thư” Tông kéo lại hỏi vu vơ mấy câu.. khi ra về đã chẳng còn ai.
 Kiên ra tới cửa nhà Tông, thì ôi thôi.. đôi dép Thái lan mới cáu cạnh không cánh mà bay, chẳng thấy đâu nữa. Khoảng sân hẹp nhà Tông có độ chục mét vuông, đâu có ngõ ngách gì mà tìm không ra.. đúng là chuyện lạ. Tần ngần giây lát, Kiên chán nản.. về nhà mình.
            Mới năm giờ sáng hôm sau, vợ “đồng chí” Phớt đã chửi rong ra, rong vào.. “cha tổ đứa xấu bụng nào cắt trộm buồng chuối sắp chín nhà tao.. mày cắt chuối xong thì bị lộ, vội chạy, không kịp mang theo dép.. còn để lại ở gốc chuối kia..”.
            Nhà “đồng chí” Phớt ở cạnh nhà “đồng chí” Tông. Nghe nói đến đôi dép làm Kiên bán tín, bán nghi, vội mặc quần áo đến nhà Phớt xem sao.
 Vừa ra khỏi nhà một đoạn, Kiên đã gặp “đồng chí” Tông, đang có ý.. chờ từ trước. Khi Kiên đến gần, Tông nói luôn :
            - “Đồng chí” đến hiện trường.. xem có phải đôi dép ấy của “đồng chí” không ?.
            - Thì tôi đang đến đó.. xem sao đây !
            Kiên cùng Tông đến chỗ bụi chuối bị mất trộm. Qua bức tường xây gạch ba banh cao hơn một mét, Kiên nhìn thấy đôi dép “không cánh mà bay” của mình đang kia rồi.
 Bởi không lường đến “mưu sâu-kế hiểm” của “đồng chí” mình, lại sẵn tính bộc trực, Kiên vội nói ngay :
            - Đúng đôi dép của tôi bị mất tối qua ở cửa nhà anh Tông kia rồi.
            Khi Kiên vừa nói xong, nhận được cái nháy mắt ra hiệu của Tông, mụ vợ đanh đá của “đồng chí” Phớt liền túm lấy ngực áo Kiên, nói lớn :
            - À ! Ra chính mày ăn cắp buồng chuối nhà bà, vội chạy, vứt lại dép ở đây..
            Kiên phân bua, nhưng vợ Phớt và cả Tông chẳng ai chịu nghe lời thanh minh đó.
            Sự việc ngay lập tức được “giải” lên chính quyền Nguyễn Huệ.
            Rồi chi bộ họp đột xuất.
            Rồi đảng ủy Nguyễn Huệ có quyết định khai trừ Đoàn trung Kiên ra khỏi đảng.
            Thế là Kiên “sập bẫy”.. không được đứng trong hàng ngũ của các “đồng chí” có nhiều “trò ma mãnh” nữa.
 Bọn chúng hết luôn mọi việc “phê bình” của đồng chí Kiên !.
-----------------------------------------
          Ghi chú : Xin được ghi lại ý kiến của bạn về mẩu chuyện buồn này ?
                  


QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BÊN NẶNG, BÊN NHẸ

 
                                            QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BÊN NẶNG, BÊN NHẸ
          Qúa nhiều Khu công nghiệp. Rất lắm Khu đô thị mới mọc lên. Không ít Khu biệt thự rành riêng cho quan chức và những người giàu có.. Phần lớn những khu đất rành riêng cho “Dự án” này là.. đất sản xuất nông nghiệp.
            Trong lòng thị xã, thành phố, nhiều ao, hồ, kênh, rạch.. được chính quyền san, lấp, để lập thêm Khu dân cư. Dựa vào đó, không ít gia đình ở sát ao, hồ.. tự san, lấp để “mở mang” nơi tọa lạc. Chính quyền bó tay, đành xử phạt vi phạm hành chính, rồi cho “hợp lý hóa” ; nhiều trường hợp được cấp “sổ đỏ”, nhưng.. dù, không cấp “sổ đỏ” thì dân cũng.. chẳng thắc mắc.
            Ở vùng quê thuần nông, không ít hộ dân tự san, lấp kênh, rạch, ao, đìa.. để “giãn cư”, sinh sống, làm ăn, buôn bán ; nhiều hộ giàu có xây nhà cao tầng hoặc kiên cố. Địa phương “bó tay” cũng quay ra thu tiền “bán mặt nước” lâu dài, đặng có thêm nguồn thu cho ngân sách xã, luôn cạn kiệt. Dân chẳng màng có được cấp “sổ đỏ” hay không ?!.
            Những dạng “quản lý đất” nêu trên, phần lớn do chính quyền “bật đèn xanh”, do không đủ năng lực quản lý và muốn.. tạo nguồn quyền lợi cá nhân thông qua “Dự án”, theo cớ phát triển mở mang đô thị, nông thôn.
            Vấn đề nêu trên, thể hiện sự ưu ái của chính quyền về việc quản lý đất đai, trong đó các hộ dân lấn chiếm đất, đã được chính quyền cho “hợp lý hóa” và thu tiền “bán mặt nước”, để họ sử dụng lâu dài – Cách giải quyết này có thể gọi nôm na thuộc về “Bên nặng”.
            Hiện tại, đang có dạng “sử dụng đất, sạch”, mắc phải cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương “bòn rút” tiền bạc của người lao động chân chính, đó là :
            Mỗi xã thường có vài chục cho tới trăm hộ dân được chuyển đổi cơ cấu  diện tích cây trồng, ở những khu đồng chỉ cấy một vụ lúa mà vẫn “bấp bênh” (nếu tính trong phạm vi cả tỉnh, số hộ dân chuyển đổi diện tích cây trồng này không hề nhỏ).
            Các hộ dân trong vùng chuyển đổi diện tích cây trồng, đều nộp tiền lệ phí, tiền mua đất “biến tướng”, dù là mức thu thấp hơn so với đất Khu dân cư nông thôn, hoặc đất do xã “tự bán” ven đường giao thông công cộng.
            Ngoài tiền xã thu nêu trên. Hộ dân trong vùng chuyển đổi phải bỏ công sức, tiền của ra đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, để phát triển kinh tế. Nhiều hộ trong vùng chuyển đổi phát triển kinh tế tốt, đã làm nhà ở cao tầng hoặc kiên cố, nên diện tích sử dụng rộng hơn quy định của chính quyền tỉnh. (chỉ có 20 m2 - gọi là “nhà trông coi”). Hầu hết số hộ dân này, sinh sống luôn tại “trang trại” của mình, tự “giãn dân”.. mà không có đủ điều kiện mua đất ở Khu dân cư nông thôn mới, hoặc đất “tự bán” của chính quyền địa phương.
            Các hộ dân đang “sử dụng đất, sạch” nêu trên, không hề lấn chiếm đất, thực hiện các quy định đầy đủ, chỉ có mỗi việc là làm nhà ở chứ không phải nhà trông coi (nhà ở lớn hơn diện tích 20 m2), đang bị đối xử thuộc dạng “Bên nhẹ”.
Nên chăng, cần khuyến khích việc phát triển kinh tế dạng vườn, ao, chuồng. Cần bỏ quy định : Mỗi hộ chỉ được làm nhà trông coi, diện tích không quá 20 m2.
            Để giải quyết tồn tại, Chính quyền nên tọa đàm với các hộ dân có diện tích chuyển đổi. Có thể thu thêm một lần, một khoản tiền theo diện tích đất sử dụng, để từ nay trở đi hộ dân được sử dụng lâu dài, không còn bị xã xã tùy nghi thu thêm “tiền quỹ” hàng năm (trừ thuế sử dụng đất), nếu ai không nộp “tiền quỹ” thì đe phạt hành chính và.. đe dỡ nhà !.
            Thay đổi được cơ chế quản lý này, chắc chắn chính quyền gắn kết với dân hơn ; đồng thời tránh được tiếng về việc UBND xã “bán đất” biến tướng, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thu tiền của dân chi tiêu sai quy định./.

           

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

"CHỜ ĐẾN MÙA QUÝT SANG NĂM"


                                        “CHỜ ĐẾN MÙA QUÝT SANG NĂM”
          Đang chuyện trò vui vẻ, bỗng tay Sự hỏi ông Lý :
            - Anh ạ ! Chiều qua anh nói : Đất nước đang có quá nhiều vấn nạn… mà giải quyết những vấn nạn này.. đang ở tình trạng “Chờ đến mùa quýt sang năm”.. là nghĩa làm sao ?.. Đêm qua thao thức mãi.. mà em nghĩ không ra ?
            - Chú là người làm công tác tuyên truyền, đâu có tối dạ đến vậy ?
            - Thực tình đấy ! Xin anh nói rõ em biết, để còn.. tuyên truyền ?
            - Việc tuyên truyền… là tùy ở nơi chú… Từng vấn nạn có thể tóm tắt, như thế này :
            Trước đây dăm, mười năm.. đất nước đã xuất hiện tình trạng tham nhũng.. đến nay thì.. ở lĩnh vực nào cũng xảy ra tham nhũng.. đất nước đang có vấn nạn tham nhũng.
            Trước đây, một vài địa phương có hiện tượng “bán đất” một cách dấm dúi, dấu diếm.. sợ cấp trên biết. Bây giờ.. thì.. từ xã đến tỉnh “bán đất” công khai.. vô tội vạ.. đất canh tác ngày càng teo tóp dần.. cuộc sống người dân ngày càng chật vật.. đất nước đang có vấn nạn đất đai.
            Trước đây, việc chạy bằng cấp.. diễn ra đơn lẻ. Nay thì, chạy bằng cấp.. mua bằng cấp xảy ra quá nhiều và đa dạng.. ở lĩnh vực nào có bằng cấp là có việc chạy bằng cấp, mua bằng cấp.. làm giả bằng cấp.. xuất hiện ngày càng nhiều bằng cấp rởm.. trở thành vấn nạn bằng cấp.
            Trước đây, có tình trạng người nhà bệnh nhân “đút lót” tiền cho bác sỹ.. mong sao người nhà mau khỏi bệnh. Đến nay thì.. bác sỹ vòi tiền người nhà bệnh nhân.. không chịu chi tiền thì.. đưa người bệnh về nhà.. chờ chết. Đâu còn.. “thày thuốc như người mẹ hiền”.. trở thành vấn nạn y-đức thày thuốc.
            Trước đây, ca sỹ biểu diễn ăn mặc hở hang vừa phải. Bây giờ.. họ khoe đủ thứ..lộ liễu, trơ trẽn.. chẳng màng khán giả chê cười. Người cầm lái lĩnh vực này làm ngơ.. trở thành vấn nạn biểu diễn nghệ thuật.
            Trong tất cả các vấn nạn đó, những người quản lý, những người sản sinh ra vấn nạn.. họ đều vận dụng VẬN TRÙ HỌC rất thành công : “Trong cái chung có cái riêng”- Bao giờ họ cũng có quyền lợi.. dẹp bỏ làm gì ?

KHAI TRỪ CHỦ TỊCH HUYỆN VỀ HƯU


                                         KHAI TRỪ ĐẢNG CHỦ TỊCH HUYỆN VỀ HƯU
          Tự dưng thày hiệu trưởng lớp chữ to, chuyên ăn chặn tiền đóng góp của lũ trẻ “thò là mũi xanh”, bị đẩy về hưu trước tuổi, đến nhà tôi chơi. “Thày” nói chuyện vừa xảy ra ở Kẻ Ruồi, hôm Mồng hai tết :
            Mấy chú mới được cất nhắc lên ngồi ghế “đày tớ của dân”, vốn cùng bè đảng của tay đương kim Chủ tịch huyện Bình Nấu. Tay này “có mối thù” không đội trời chung với ông Ban, nguyên chủ tịch huyện, đã nghỉ hưu trước kỳ đại hội - Vì ông Ban đã vạch áo của bọn chúng ra để thiên hạ thoải mái xem lưng chúng, đang có quá nhiều “chấy, rận”- May mà tụi hắn có lắm ô dù trên tỉnh, chứ không đã bị trượt vỏ chuối rồi.
Tụi quan tham, nhiều lần toan tính, tìm cách hại ông Ban mà chưa có “kế sách” thực hiện, thì dịp tết nguyên đán Kỷ Sửu tới, chúng bàn nhau cái trò ma mãnh, cứ như thế.. như thế...
Ban quản lý đình làng Vạc – quê hương của nhiều bậc tiến sỹ các thế kỷ trước – khẩn khoản mời ông Ban đến “chúc tết” đình làng và Văn bia tiến sỹ, vào chiều ngày Mồng hai tết Kỷ Sửu.
Vốn sống đôn hậu, bình dân.. nể lời mời của quý vị ban quản lý đình làng, khoảng hai giờ chiều Mồng Hai tết, ông Ban ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đến đình làng Vạc.. thắp ba nén nhang vái lạy Thần Hoàng.. rồi Đại gia đình tiến sỹ.
Khi vừa ngồi xuống chiếc chiếu cạp điều, nhấp ngụm trà Thái nguyên nóng hổi, tay Trưởng Ban quản lý đã xoa tay, xun xoe nói :
- Năm nay vinh dự cho Ban quản lý đình làng.. được bác nguyên chủ tịch huyện đến chúc tết.. Nhân đầu năm mới.. rộng thời giờ.. anh em chúng tôi muốn hầu tiếp Bác một hội tổ tôm.. khai xuân.. cầu vận đỏ..
Mấy vị trong Ban quản lý cùng nhao nhao, tranh nhau mời mọc. Ông Ban vốn cả nể.. tặc lưỡi, đồng ý, nhưng dặn trước :
- Đồng ý vui xuân, chỉ đánh một hội thôi đấy nhé.. mình còn muốn đi chúc tết một số nơi khác nữa.
Một thành viên Ban quản lý tay thoăn thoắt chia bài, miệng đề xướng :
- Đề nghị các bác cho biết.. tính ăn cước sắc.. bao nhiêu đây ?
Ông Ban nói ngay : Ấy chớ cờ bạc ăn tiền.. Chơi vui thôi, nhưng để thử tài cao thấp, ta ghi điểm.. tính tròn hội 50 được không.. mấy ông ?
Tay “cáo già” Trưởng ban nói : Nhất trí, nhưng chúng tôi cứ đặt tiền cửa lòng.. để lấy vận đỏ.. Cờ bạc bây giờ là.. rách việc lắm.
Hội tổ tôm vừa chơi xong ván thứ ba thì ba chú công an mới rời ghế nhà trường, ông trưởng thôn và ba viên an ninh xã chạy xộc vào, lập “Biên bản bắt quả tang vụ đánh bạc”.. thu hồi tang vật là bộ bài tổ tôm, tiền trên chiếu bạc và trong người các con bạc.
Ông Ban và ba ông trong ban quản lý đình làng phân bua kiểu gì, “họ” cũng không nghe.
Chiều ngày năm tháng ấy, chi bộ Đảng đưa ông Ban ra kiểm điểm. Sau khi nghe lời trình bày của ông.. chi bộ biểu quyết “khiển trách”..
Đảng ủy Kẻ Ruồi (có sự chỉ đạo của cấp trên), vẫn quyết định khai trừ ông Ban ra khỏi Đảng.
Chuyện “chơi nhau” thời đại mới, trong những “đồng chí” đã xảy ra như thế đấy !.




KHÔNG CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG.....

6766
215
/khong-chong-duoc-tham-nhung-dung-hy-vong-giao-duc-lop-tre

               "Không chống được tham nhũng, đừng hy vọng giáo dục lớp trẻ"
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều:
Đúng là lòng yêu nước nằm trong mỗi con người. Nhưng đôi khi như một tiềm thức, tôi vẫn nghĩ rằng nó mang tính truyền thống rất mạnh mẽ.
Thế hệ trẻ bây giờ, không chỉ nhìn thế hệ của thời Lê Lợi, Quang Trung hay thế hệ thời Hồ Chí Minh, mà họ đang nhìn ngay những người đang ở trên họ, những người đang sống bên họ.
Rất nhiều câu hỏi độc giả gửi đến đề cập rằng: Lòng yêu nước rất khó khăn để phát triển, làm cho nhiều người trẻ khi mới bước vào cuộc đời thấy mơ hồ và hoảng loạn khi những người bậc cha, anh họ đang vì lợi ích cá nhân quá nhiều, không gương mẫu. Thực sự, thế hệ sau đang nhìn những tấm gương kề cận mình, đang hàng ngày làm việc, nói chuyện với họ, hàng ngày sống trong gia đình họ, hàng ngày đi qua phố… để noi theo.
Ví dụ: Tình trạng tham nhũng, cửa quyền, độc đoán, hưởng thụ của một số cá nhân… đang làm cho người trẻ nghĩ rằng với những người như vậy, trách nhiệm cao hơn họ có thể là tổ trưởng dân phố, có thể là trưởng thôn, có thể là Phó chủ tịch Huyện, hoặc Bí thư tỉnh ủy… đã không đặt lòng yêu nước thường trực. Do vậy, có người nghĩ lòng yêu nước của họ trở nên vô nghĩa và họ đã lãng quên. Đây là một hiện tượng có thật.
Thưa nhà báo Hữu Thọ, chúng ta lí giải điều này thế nào? Liệu đó có phải là nguy cơ không, hay chỉ là một sự sợ hãi quá mức?
Nhà báo Hữu Thọ: Tôi rất thấm thía 3 câu trong kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông để lại đã thể hiện cái tình người của dân tộc Việt Nam là: “thương người như thể thương thân”, “người trong một nước phải thương nhau cùng” và “tình làng nghĩa xóm”.
Ba câu tục ngữ đó tổng kết lòng nhân ái, lòng yêu nước, và cách sống bạn bè, tình láng giềng. Giờ không biết có còn nữa không. Tôi có cảm giác bị suy thoái. Đây là điều tôi lo.
Thanh niên đã có những hiểu biết không đầy đủ trong quá trình hội nhập. Một số bạn trẻ bây giờ, tôi không dám nói tất cả đã không tự giác rằng đó chính là lòng yêu nước.
Tôi tán thành với anh Thiều ở chỗ, lớp trẻ rất quan tâm đến hình tượng, đến sự noi gương.
Tôi đã phát biểu tại một hội nghị Trung ương rằng: Nếu người lớn, nếu Đảng viên bây giờ không gương mẫu thì đừng hi vọng giáo dục được lớp trẻ.
Với lớp trẻ bây giờ không giáo dục bằng bài, mà phải giáo dục bằng những tấm gương.
Trước đây, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Lý Tự Trọng là những tấm gương. Và bây giờ cũng có rất nhiều tấm gương tốt. Tôi vừa đọc bài báo về anh Ngọc hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ban quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất- dám từ bỏ lương bổng cao để nhận công việc khó khăn.
Rõ ràng, xã hội bên cạnh mặt tiêu cực, còn có nhiều mặt tích cực. Chính vì nhìn vào những mặt tích cực ấy những người già chúng tôi muốn sống thêm. Nếu chỉ nhìn vào mặt tiêu cực, đen tối thì mình sống thêm để làm gì.
Nên thực chất, lòng tin không phải từ ước muốn, mà từ những cái cụ thể, từ những tấm gương.
Tôi nói lại, nếu không chỉnh đốn Đảng thật tốt, nếu không chống tham nhũng thành công thì đừng hi vọng giáo dục lớp trẻ. Tôi đã từng phát biểu ở diễn đàn Trung ương khi tôi còn đương chức như vậy đấy.
Bây giờ chúng ta đã diễn thuyết hơi nhiều. Khi gửi thư cho một đồng chí trong Quốc tế Cộng sản, Bác Hồ có một câu nổi tiếng là: "Một tấm gương tốt có lợi bằng một trăm bài diễn thuyết".

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011


                                                    CƠ CHẾ “VÒNG KIM CÔ” ! 
          Từ khi thực hiện cơ chế “Công chức, viên chức cấp xã, phường” (được hưởng lương theo ngạch, bậc công chức xã) – Tiếp nối việc “giải quyết chế độ hưu trí cán bộ xã”. Các “quy trình” tổ chức cán bộ, bố trí cán bộ xã theo cách “luân chuyển”, đã trở thành “Chiếc vòng Kim Cô”, gắn chặt trên đầu các quan chức này (cho dù thoái hóa, biến chất, không thể tiếp tục sử dụng, để phát huy).
            Về tổ chức cán bộ và chế độ lương, đã “buộc chặt” số người này vào vòng quay “cơ cấu”, bố trí công việc, từ chế độ lương được hưởng cao nhất. Cho dù trình độ của họ bó khuôn của ngôn ngữ “Rằng.. Thì.. Là.. Mà..”, hoặc thoái hóa, biến chất, không thể.. sử dụng ?!.
            Thực tế, không ít địa phương, một người giữ chức Bí thư Đảng ủy (mấy người được trọn hai khóa) : Do trình độ năng lực hoàn thành nhiệm vụ thấp, kém, hiệu quả công tác không được như mong muốn…; do bè phái hoặc.. thoái hóa.. bị “mất chức”. Nhưng “Vòng Kim Cô” cơ chế đã cứu vớt họ, địa phương vẫn phải sử dụng họ, theo “quy trình” bố trí, sử dụng cán bộ đang hưởng lương công chức xã : Họ không làm Bí thư Đảng ủy, thì bố trí làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc hay Chủ tịch Hội phụ nữ xã, kể cả làm Chủ tịch Hội khuyến học.. nằm trong số định biên của xã. Cho nên, dù chức vụ thấp, công việc ít, nhưng vẫn hưởng nguyên lương Bí thư Đảng ủy, đến khi đủ năm công tác.. về hưu cán bộ xã !.

                                                                              
            Rất nhiều Chủ tịch UBND xã, do tham nhũng và kính thưa các loại khuyết điểm, không còn “tại vị”, không trúng Đảng ủy viên hay Thường vụ Đảng ủy. Nhưng, do có “Vòng Kim Cô”.. “cơ chế luân chuyển”, vẫn được bố trí làm Trưởng công an xã hoặc Trưởng.. gì.. gì đấy : Buộc phải giữ nguyên mức lương hiện hưởng (Chủ tịch xã) cho họ..  đến lúc về hưu xã !.
            “Thấp bé, nhẹ cân” là chức Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp. Sau khi được “cơ cấu”, họ công tác không hiệu quả : “Ông chủ” của ruộng lúa.. mà chẳng biết gì về nông nghiệp, “i.. tờ” về kỹ thuật canh tác. Họ bị “thất thế”, Đảng ủy lại “gò” kỳ được cho họ làm Trưởng thôn hay Bí thư chi bộ… miễn là vẫn giữ được mức lương Chủ nhiệm HTX.. “phục vụ”.. cho hữu xã !.
            Cơ chế “Vòng Kim Cô”, chỉ ưu việt ở chính sách đãi ngộ với cán bộ cấp xã. Nhưng vô hình dung nó duy trì hủ tục “cha truyền - con nối”. Điều tệ hại nhất là cơ chế này luôn ở vòng luẩn quẩn về trình độ quản lý, thực thi công vụ. Hèn chi mà “nhóm người” công tác ở xã “không mấy thay đổi” về định biên. Hiệu quả công tác năm sau “bằng hoặc nhỉnh hơn” năm trước. Nhiều xã mắc nợ như “Chúa Chổm”, do chi phí, đầu tư thiếu vốn.. mà ruống đất thì chưa.. bán được, từ việc mỗi đời Chủ tịch xã muốn mình “trội hơn” một tý… !.
            Vài dẫn chứng nêu trên, cho thấy : Nếu không tháo “Vòng Kim Cô” cơ chế ra, có lẽ 5 , 10 , 15.. năm sau, năng lực của cán bộ xã “nguyễn như vân”.  Sự “phát triển mọi mặt” chỉ ở chừng mực, hiệu quả kinh tế luôn kèm theo lãng phí và.. ruộng đất canh tác.. ngày càng “teo lại”./.