Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

TRĂN TRỞ VỀ HIỆN TÌNH...

Trăn trở về hiện tình của “vốn xã hội” Việt Nam
                                          Hoàng Dzung

Những ai tâm huyết với sự sống còn của quốc gia, với vận mạng của dân tộc không thể không trăn trở, xót xa và lo lắng trước sự tha hóa theo chiều hướng ngày càng tiêu cực của nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, trước sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của nền đạo đức xã hội, trước vấn nạn lạm dụng quyền lực của các nhóm lợi ích đang thao túng bộ máy Nhà nước một cách trắng trợn, lộ liễu, bất chấp lợi ích quốc gia và lương tri xã hội trong chính quyền hiện nay?

                                                                   
Có hành động nào triệt tiêu khả năng tiềm ẩn của “Vốn xã hội” – nguồn sức mạnh tập trung lớn nhất của quốc gia, di sản quí báu nhất của tổ tiên, linh hồn thiêng liêng vô vàn của dân tộc – tốt hơn việc kìm hãm lòng yêu nước và hành động yêu nước của quần chúng, ngăn cản quần chúng nhận diện kẻ thù và mãi duy trì sự hằn thù đã chia rẽ dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua và sau gần 4 thập kỷ đất nước đã hoàn toàn thống nhất?
Việc làm đó có lợi cho ai và vận mạng của đất nước, của dân tộc sẽ ra sao, nếu “Vốn xã hội” của đất nước không những không được vun đắp và phát huy mà vẫn hàng ngày, hàng giờ tiếp tục bị triệt tiêu?
Có cuộc tự sát tập thể nào có qui mô lớn hơn qui mô tự sát của cả một dân tộc?
Trên hết thảy, có dân tộc nào cam tâm tự sát tập thể?
H. Dz.

TRUNG ÚY CẢNH SÁT TỰ SÁT VÌ...


Trung úy cảnh sát tự sát vì chuyện tình cảm
TTO - Vụ việc xảy ra vào rạng sáng 25-12 tại một nhà trọ ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Theo thượng tá Văn Bá Mai, trưởng Công an huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người bắn một phát súng vào đầu tự sát là trung úy Nguyễn Văn Sách (Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).
Cũng theo ông Mai, trung úy Sách có quen với một cô giáo ở xã Đăng Hưng Phước từ nhiều năm nay. Nghe tin cô giáo này sắp lấy chồng, trung úy Sách đã gặp và nói chuyện, sau đó tự sát.
Trước đó, công an huyện phân công trung úy Sách về địa bàn các xã Trung Hòa, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh hỗ trợ tấn công tội phạm dịp tết.

V.TR.

RAU NGỔ NGỪA SỎI THẬN

                                  Rau ngổ ngừa sỏi thận
      Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um... 
Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
                                                                   
  Rau ngổ - Ảnh: Thái Nguyên

Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.
Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.
Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.
Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.
Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa..., uống trong và kết hợp rửa ngoài.
Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.
Lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.

Dược sĩ Lê Kim Phụng

HẢI QUÂN VIỆT NAM TIẾP NHẬN...

                                     Hải quân VN tiếp nhận 2 máy bay trực thăng hiện đại
TTO - Sáng 25-12, tại sân bay Vũng Tàu, Quân chủng Hải quân đã làm lễ tiếp nhận hai máy bay trực thăng EC 225, đồng thời công bố quyết định thành lập khung phi đội trực thăng EC 225 trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng hải quân.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến dẫn đầu đoàn đại biểu lên máy bay EC-225 - Ảnh: Đông Hà

Máy bay EC-225 do Hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất, là loại máy bay biển tầm xa hiện đại, với hệ thống buồng lái hiển thị tự động bốn trục tích hợp kỹ thuật số công nghệ mới nhất.
Máy bay này được thiết kế dành riêng cho bay biển tuần thám, trinh sát và thích hợp cho tìm kiếm cứu hộ. EC-225 có tốc độ tối đa 260km/g, có tầm bay xa lên tới 520 dặm (tương đương hơn 900 km), trọng tải 11 tấn và chở được 19 người.
Đến dự lễ có Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, ủ̉y viên T.Ư Đảng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân chủng Hải quân, Trung tướng Trần Quang Khuê, phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN cùng đại diện lãnh đạo của Quân chủng Phòng không - không quân, các vùng, ban, ngành thuộc Quân chủng Hải quân.
Sau buổi lễ, phi đội bay EC-225 chở các đại biểu bay trình diễn, tham quan TP Vũng Tàu hai vòng an toàn.
   Máy bay EC-225 đang bay trình diễn trên bầu trời Vũng Tàu - Ảnh: Đông Hà
                                                     
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (thứ hai từ phải qua) cùng các đại biểu trò chuyện sau chuyến bay trình diễn thành công - Ảnh: Đông Hà

ĐÔNG HÀ

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

THƯỞNG TẾT GẦN 100 TRIỆU ĐỒNG....

Thưởng Tết gần 100 triệu đồng một người ở khu công nghiệp


Một doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước công bố mức thưởng 99,8 triệu đồng, cao nhất trong 160 doanh nghiệp thuộc Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP HCM (Hepza) nộp báo cáo thưởng Tết Nhâm Thìn.
Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý Hepza, trong số khoảng 1.000 doanh nghiệp do Hepza quản lý, chỉ có 160 doanh nghiệp công bố tình hình lương thưởng. Duy nhất một doanh nghiệp thưởng Tết xấp xỉ 100 triệu đồng, một đơn vị thưởng trên 77 triệu.
Tuy nhiên, số liệu này chưa phải đại diện vì chưa tới 20% công ty nộp báo cáo, trong đó thiếu vắng nhiều doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là ngành có mức thưởng "khủng" nhưng phần lớn không công bố lương thưởng lên Hepza. 
Trong 160 doanh nghiệp nộp báo cáo, ngành may mặc thưởng nhiều nhất, mức đỉnh là 77,8 triệu. Tuy nhiên, mức thưởng này chủ yếu thuộc cấp lãnh đạo, kế đến là điện tử (55,3 triệu), cơ khí (50,1 triệu), thực phẩm (50 triệu).
Người lao động làm việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp ít nhất cũng được một tháng lương cơ bản vui Tết. Theo ông Định, do lương tối thiểu điều chỉnh tăng, nên số tiền thực lãnh của công nhân năm nay cao hơn năm ngoái, dao động trong khoảng 2.050.000 đến 2.800.000 đồng. Năm ngoái, có nơi chỉ thưởng cho lao động 900.000 đồng.
Năm nay, công ty sản xuất chịu nhiều thách thức, do khủng hoảng tài chính, xuất khẩu chậm lại, lạm phát, lãi suất cao, nhưng hầu hết doanh nghiệp trực thuộc Hepza quản lý đều có mức thưởng tăng hơn năm ngoái. "Doanh nghiệp đang thiếu lao động trầm trọng nên phải chăm lo lương, thưởng để người lao động sau Tết vẫn còn muốn quay lại làm việc", ông Định cho biết.
Hiện duy nhất một doanh nghiệp ngành may mặc cho biết chỉ thưởng nửa tháng thu nhập, bình quân khoảng 1,5-,17 triệu đồng, do đang đối mặt với nhiều khó khăn, hoạt động cầm chừng.
Ngoài thưởng tiền, nhiều doanh nghiệp có thêm quà bánh, dao động 50.000-100.000 đồng, hỗ trợ tiền tàu xe, thậm chí tổ chức đưa rước công nhân về quê ăn Tết. Người lao động quay lại làm việc sau Tết còn được lì xì thêm.

Bạch Hường

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA LỀ PHẢI

Giọt nước mắt của lề phải
                                                  Blogger Đoan Trang

                                                                   
 Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang.
Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…
Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.

TRUYỆN NGẮN CỦA ĐẶNG VĂN SINH

Người thả ống lươn
                                                     Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh
Trịnh Doãng cùng họ với tôi. Hắn ở ngành dưới. Xét về thứ bậc, Doãng phải gọi tôi bằng ông cho dù hắn hơn tôi cả một giáp. Tôi là dân thợ mộc, quanh năm xách cưa đục đi kiếm ăn thiên hạ, thỉnh thoảng mới về làng, mỗi lần về lại được nghe một chuyện về Doãng, thật có mà người ta thêu dệt thành giai thoại cũng có, cứ rối tung rối mù chẳng biết đâu mà lần. Thời gian hầu như không mấy tác động mấy đến tính cách của Doãng. Con người hắn vẫn như mấy chục năm trước, chỉ có khuôn mặt là nhàu đi, kéo những vết sần lỗ chỗ, hậu quả của trận đậu mùa, giãn ra, trông lại có vẻ dễ coi hơn trước.


Trong ba người con của ông Cả Duệch thì Doạng và Doan thuộc loại làm ăn cơ chỉ, tính hạnh hiền lương, chỉ riêng Doãng, anh thứ hai là trái tính trái nết. Doãng tuổi Ất Hợi, năm lên bảy bị bệnh đậu mùa, toàn thân phủ dày một lớp mụn to bằng hạt đậu, mọng nước như phỏng dạ. Những mụn ấy vỡ, nước vàng chảy ra bốc mùi khăn khẳn không chịu được. Người Doãng quắt như con mèo hen, miệng  hớp hớp không khí chẳng khác gì con cá mắc cạn, thở khò khè. Ông lang Ích thăm bệnh xong, lắc đầu :
- Tôi chịu, ông bà sắp chiếu, chẻ lạt đi là vừa...
Ông Duệch thương con không nỡ. Thôi thì còn nước còn tát. Nghĩ vậy, ông bảo Doạng chạy ra xóm Bãi gọi bà Phó Lễ vào xem có cứu được không. Bà Phó Lễ là lang vườn kiêm nghề cô đồng. Thuốc của bà toàn nước thải với bùa chú thêm ít rễ cây trộn lẫn cho con bệnh uống. Vậy mà đến chập tối Trịnh Doãng tỉnh lại. Lúc ra về bà Phó dặn:
- Mệnh thằng bé này lớn lắm. Nó vốn là tướng Nhà Giời bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian hầu hạ "Chúa Bà" nên không thể "đi" được.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

TRUNG QUỐC : NƯỚC SÔNG THÀNH MÀU MÁU

 Trung Quốc: nước sông thành màu máu
          TTO - Đầu tuần này, dòng sông Tiên Giang chảy qua thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam ở miền bắc Trung Quốc đã chuyển thành màu đỏ như máu.


                                 Nước sông đỏ như màu máu - Ảnh: CNN
 
  Dòng sông biến thành màu kinh hãi như thế này - Ảnh: AFP

               Truyền thông địa phương bắt đầu nhận được những cuộc gọi điện thoại hoảng sợ của người dân sống trong vùng từ đầu tuần nói nước sông Tiên Giang đã chuyển sang màu đỏ như máu chỉ sau một đêm. 
               Nước của dòng sông có màu kinh khủng như vậy trong gần hai ngày trước khi chính quyền địa phương phát hiện nguồn gây ô nhiễm: một nhà máy thuốc nhuộm hoạt động bất hợp pháp đã xả nước thải từ thuốc nhuộm thẳng xuống sông mà chưa hề được xử lý. 
               Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Lạc Dương ngay lập tức cắt điện của nhà máy này và thanh tra toàn diện, theo Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã.
              Các công nhân trong nhà máy thừa nhận với nhà chức trách ngày 12-12 họ đã ném những túi nhựa lớn đựng các chất màu đỏ xuống sông mà không ngờ được hậu quả. Sau đó nhà chức trách lần theo dấu vết và phát hiện các túi này trôi theo dòng nước sang tận huyện Mạnh Tân cạnh đó.
               Nhà máy đã xả thải đang sản xuất giấy gói pháo hoa màu đỏ chuẩn bị dịp Tết Nguyên đán truyền thống Trung Quốc sắp tới.
              May mắn là các kết quả xét nghiệm sau đó từ phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ môi trường Lạc Dương cho thấy dù có màu rất đáng sợ, “dòng sông máu” không có các kim loại nặng hay các chất hữu cơ gây độc hại. Dòng sông đã trở lại màu bình thường ngày 15-12, theo Tân Hoa xã. 
              Cư dân sống xung quanh sông Tiên Giang nói màu nước sông thường xuyên thay đổi vì nhiều chất ô nhiễm và rác thải bị thải ra sông.

              HẢI MINH

                                          

DÂN MẤT ĐẤT KÊU THAN...


                                                     Mạc Hồng Kỳ
               Chuyện động trời ở tỉnh Kiên Giang: Dân mất đất kêu than, “quan” biến thành địa chủ! (Tiếp theo kì trước)
          Rõ ràng, tại Kiên Giang đã “hiển hiện” một “phong trào” chia, cấp đất rầm rộ. Theo đó, nhiều vùng đất rộng lớn đã được ban phát, vung tay… Vậy, đối tượng nào được giao tới hàng ngàn ha đất màu mỡ, phì nhiêu?...
 
         Kì II: Những ai là “địa chủ”?
         Đối tượng được giao đất
         Ông Nguyễn Văn Sáng (54 tuổi, ngụ tại ấp Ranh Hạt, xã Kiên Bình, huyện Hòn Đất) người bị tỉnh thu hồi 5 ha vào năm 1996 và chuyển sang hành nghề “cò” sang nhượng đất cho các quan chức nên biết rất rõ từng khu vực, thửa đất được cấp cho ai, đã bán hay cho thuê, thực trạng canh tác thế nào?…
          Đưa chúng tôi đến khu đất 420 ha cấp cho 108 CBCNV của Sở TN-MT ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, vừa chỉ từng thửa đất, ông Sáng vừa đọc vanh vách cán bộ (CB) đứng tên. Để minh chứng, ông đưa ra sơ đồ cấp đất và cả sổ đỏ (cấp năm 2002) của một số người. Tương tự, tại khu 300 ha xã Bình Giang, huyện Hòn Đất cũng được cấp hết cho 73 CB tỉnh. Cũng tại xã này, một khu đất khác rộng 630 ha được cấp cho 313 người, trong đó có khá nhiều đối tượng là CB tỉnh, huyện.
          Còn tại huyện Kiên Lương, gần 150 ha khu vực kênh T4, xã Kiên Bình được giao cho 30 CB huyện, tỉnh. Tương tự, khu vực kênh T5 rộng tới hơn 1.000 ha cũng được xẻ thành 320 lô. “Mỗi thửa đất mặt tiền kênh có diện tích 10 ha, còn mặt hậu 5 ha. Rất nhiều CB đã cho dân mướn lại dưới danh nghĩa nông trường.” - ông Sáng nói. Chưa hết, theo thương binh Hoàng Văn Hưng, tại khu vực kênh Một Ngàn, xã Hòa Điền, có 208 CB tỉnh được cấp đất, mỗi người 4 ha. Và, cũng tại huyện Kiên Lương, có đến 353 CB các cấp được giao 5 ha/người ở xã Bình Trị. Còn khu vực gần cầu Lung Lớn, xã Kiên Bình 22 “quan” tỉnh có đất tại đây, mỗi “quan” 10 ha. Riêng hai khu vực cầu 85B và cây xăng Trung Nho có 222 đối tượng được cấp (bình quân 7.000 m2/người), trong đó có 187 sĩ quan quân đội, 35 CB huyện, xã (19 vị có từ 1 đến 3 ha)…

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

THƠ VUI

                                                
                   Chuyện thiên hạ
          Bẩy hai tuổi, cưới gái xề,
          Ba lần chồng bỏ, người chê, xá gì ?
          Chín tư còn đẻ mới kỳ,
          Ngủ với con ở, chắc gì con ông ?

DẠNG TỘI DANH MỚI


                      “TỘI” CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ “MỚI”
          Ở nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước, đã và đang xảy ra tình trạng :
            Người nhà bị can, bị cáo, chính bị đơn, nguyên đơn.. có đơn mời Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế (trong đó phần lớn là các vụ án hình sự).
            Luật sư đã tác nghiệp bằng những việc làm cụ thể từ giai đoạn điều tra hoặc kể từ khi bắt đầu thụ lý vụ án.
            Nhưng trước khi xét xử, Chánh án hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, khi thấy vụ, việc này có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng, hoặc “có thể làm ăn được”, đã có động tác “làm việc” trước với người nhà bị can, bị cáo hoặc nguyên đơn, bị đơn “đe” luôn họ, đại ý rằng :
            Tùy gia đình suy nghĩ.. nếu tiếp tục mời Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích... thì Tòa án sẽ xử kịch khung hình phạt.. xử số tiền phải bồi thường.. hoàn trả.. ở mức cao nhất, theo yêu cầu của phía bên kia.. Nói tóm lại là có rất nhiều bất lợi.. thậm chí không thể áp dụng án treo được… (mặc dù cao nhất cũng chỉ là án treo).

THƠ CỦA HIỆU TRƯỞNG HOÀNG KIM KỶ

                                                                               
                            Tự ngẫm
          Nào biết đâu ai được thọ trường ?
          Chỉ hay duyên nợ với văn chương.
          Túi thơ đỏng đảnh hồn mơ mộng,
          Bầu rượu lắc lư dạ vấn vương.
          Tầm bạn tri âm gieo tứ lạ,
          Hợp người tri kỷ gặt tình thương.
          Hỏi xuân chẳng biết mình bao tuổi,
          Luyện trí vui thơ trợ lực cường.

                      Tầm xuân
          Đếm giọt mưa rơi
          Tình người ấm, lạnh

          Kỷ niệm thời xa vắng
          Cứ lặng thầm trôi qua
          Nhấp chén xuân trong trà
          Thấy miệng còn chát đắng
          Nghe không gian tĩnh lặng
          Giọt xuân buồn rơi, rơi !

          Tầm bóng xuân đất trời
          Nàng lẩn mình góc khuất
          Bỏ bờ xôi ruộng mật
          Quên nề thói thanh cao
          Nhạt sắc thắm hoa đào
          Nhà quê mừng đón tết

          Trái tim lành tha thiết
          Vẫn gọi : Nàng xuân ơi !

                             Hoàng Kim Kỷ
          Nguyên hiệu trưởng PTTH Cẩm Giàng
                             Tháng 12-2011.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

CHẤT VẤN CÔNG KHAI TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

                                                                 Nguyễn Quang A
Trong thế giới hội nhập này, hội nhập về mặt thông tin cũng hết sức quan trọng. Tuy còn hạn chế, nhưng người dân Việt Nam qua TV, qua Internet cũng có thể chứng kiến những tranh luận, chất vấn công khai hết sức sôi nổi của các đảng chính trị, dẫu cầm quyền hay đối lập, ở nhiều nước trên thế giới.
Các đảng chính trị hoạt động lành mạnh là một nhân tố tối quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước. Chính vì thế hoạt động của các đảng chính trị, các cuộc hội nghị, tranh luận và chất vấn của các đảng nhằm làm rõ đường lối, các chủ trương và chính sách của các đảng phải công khai cho đảng viên của đảng và dân chúng biết. Nếu không làm vậy thì cơ hội cử tri bỏ phiếu cho họ không còn. Vì sự tồn tại của chính mình mà các đảng phải công khai như vậy tại các nước dân chủ.
Ở Việt Nam, từ hơn 25 năm nay chỉ có một đảng chính trị duy nhất hoạt động. Và có lẽ do vẫn quen với hoạt động trong thời kỳ bí mật, khi chưa nắm chính quyền, hay trong thời kỳ chiến tranh, nên các tranh luận chất vấn trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chưa được công khai. Nhưng khi đã là đảng cầm quyền và không còn chiến tranh hay không còn phải hoạt động bí mật nữa, và nhất là theo tôn chỉ thì ĐCSVN nói mình phục vụ lợi ích toàn dân, lợi ích dân tộc, thì nhu cầu công khai các cuộc họp, các tranh luận, chất vấn của ĐCSVN càng trở nên cấp bách. Không chỉ phải công khai trước các đảng viên ĐCSVN mà còn phải công khai trước toàn dân.

                                                             
Thế nhưng, ở bất cứ đâu nếu chỉ có một đảng chính trị duy nhất, thì do không có cạnh tranh chính trị, không có khuyến khích, không có sức ép, không có động lực buộc phải công khai các cuộc tranh luận, chất vấn hay hoạt động nói chung nhằm giành phiếu bầu như ở các nước dân chủ. Và như thế hoạt động của đảng chính trị duy nhất rất dễ mắc các tật khó chữa do thiếu cạnh tranh, thiếu sức ép phải công khai minh bạch vì sự tồn tại của chính mình. Khía cạnh này ít khi được chú ý, tuy nó có thể giúp chúng ta nhiều trong việc hiểu thực tế kỹ hơn.

NGƯỚC NHÌN QUỐC HỘI

Ngước nhìn Quốc hội
                                                                 Phạm Đình Trọng

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về Quê Mẹ ruột đau chín chiều.
                                              Ca dao

Có lẽ khuyết điểm lớn nhất của bài viết này là tác giả đã viết với giọng quá trịnh trọng, nghiêm túc. Đối tượng mà bài viết đem ra mổ xẻ thuộc phạm vi quyền hạn của người dân, được ghi rõ trong Hiến pháp, nhưng kinh nghiệm cho thấy, có những thời điểm, sự phô diễn đối tượng một cách nghiêm trang quá – giống như các vở chính kịch – hình như không còn phải cách. Giá tác giả rút kinh nghiệm của văn học thế giới như trường hợp Cervantes, Rabelais... và nói đâu xa, chỉ học lấy dân gian thôi cũng có thể có những cách trình bày không đến nỗi phải “một lời là một vận vào” khiến chính công sức tâm huyết của mình cũng dễ làm cho mình sinh tai biến hoặc đột quỵ. Tin tức bạn bè trong giới gần đây tai biến đột quỵ quá cấp tập làm chính người chỉ biên tập bài của anh thôi mà vẫn cứ ngơm ngớp, rất sợ phải bỏ dở nửa chừng. Cũng may là tác giả còn sơ ý bỏ quên chưa đụng đến một gương mặt có thế nói là đặc sắc nhất nhì trong “Hội Nước” khoá XIII: gương mặt có một không hai của người sắm vai Chủ tịch với những cung cách điều hành mà nếu như Phan Châu Trinh sống lại thì hẳn ông sẽ viết được những câu còn hay hơn trong Tỉnh quốc hồn ca nhiều: “Còn như chuyện trò cười lớp giễu / Đại biểu này “đợi biểu” cho ai?”... Thôi thì tác giả quên đi, thế cũng là phúc lắm, nếu không e... bệnh viện sẽ còn chật chỗ! Xin để chúng ta cùng rút kinh nghiệm cho lần sau.
             Nguyễn Huệ Chi
                                                                             
Quốc hội – Quyền lực của nhân dân
Với xã hội, quan chức Nhà nước được nhìn nhận ở vị trí quyền lực Nhà nước, ở hàm cấp trong hệ thống thang bậc công chức. Ông Phó Chủ tịch phường. Ông Chủ tịch huyện. Bà Vụ phó. Ông Viện trưởng. Bà Bộ trưởng. Ông Thủ tướng. Ông Chủ tịch nước... Đó là những quan chức thực sự, những người được Nhân dân trao cho quyền lực điều hành bộ máy Nhà nước phục vụ Nhân dân. Quan chức thực sự phải thực sự là công bộc của Dân. Quan chức là làm. Làm để phụng sự Dân.

TÁI CẤU TRÚC D.N.N.N........

                           Viết Lê Quân
 (VEF.VN) - "Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị". Và câu hỏi tiếp theo: tiền và quyền lực sẽ thuộc về ai sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; và nợ của doanh nghiệp sẽ do ai gánh chịu?
Một "dự cảm"
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân  nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị" - một nhận định mang tính "dự cảm" đáng chú ý của Jonathan Pincus, kinh tế gia làm việc cho Chương trình Việt Nam, Havard Kennedy School và cũng là hiệu trưởng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM, mới đây đăng trên tờ Financial Times.
Tại Việt Nam, tái cấu trúc DNNN là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các bộ ngành, đã được Đảng và Quốc hội thông qua về chủ trương và định hướng.
Nhưng xem ra khi triển khai thực tế, ngay từ đầu đã có nhiều trở ngại.

                                                                
Trong thời gian gần đây, đang tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề tái cấu trúc DNNN. Vẫn có quan niệm cho rằng "không nên có cái nhìn cực đoan về DNNN", được thuyết minh bởi nhiều khó khăn mà những doanh nghiệp điện và xăng dầu đang phải "gánh chịu thay cho xã hội".

HẠT TRƯỞNG.. BẢO TÔI.. ÁP TÁI GỖ LẬU

'Hạt trưởng kiểm lâm bảo tôi đi áp tải xe gỗ lậu'
 Trạm trưởng Thắng khai đã cùng 4 kiểm lâm tham gia áp tải xe gỗ lậu cho Hạt trưởng Long. Ông Thắng và cấp dưới trực tiếp ngồi trên xe tải, phía trước có ôtô kiểm lâm dẫn đường.

Trong bản tường trình, Trạm trưởng Trạm trung tâm Quỳ Hợp thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống Đào Công Thắng cho biết, đêm 6/12, ông lên phòng của Hạt trưởng kiểm lâm Pù Huống Trịnh Thanh Long và được ông này đề nghị đi áp tải xe gỗ từ xã Xiêng My (huyện Tương Dương) về thị trấn Quỳ Hợp.
Bản tường trình của Trạm trưởng Đào Công Thắng. Ảnh Q.Linh 
Vâng lời sếp, ông Thắng và thuộc cấp Nguyễn Kim Hùng đi ngay. Tại địa điểm bốc gỗ, ông Thắng thấy một ôtô con chở Trạm trưởng Trạm kiểm soát Nga My Phan Sỹ Tuấn và hai kiểm lâm Ngô Ngọc Tuấn và Cao Văn Phúc đang đợi. Ông Thắng và Hùng cùng lên xe ngồi chờ.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

LƯỢM LẶT NGOÀI XÃ HỘI

LƯỢM LẶT NGOÀI XÃ HỘI

            Thông cảm với hoàn cảnh éo le của bạn mình : Cô vợ đần, lười biếng, không chịu làm, nhưng ham chơi Lô-Đề, dẫn đến gia cảnh như Chị Dậu ngày xưa. Tặng bạn mấy câu thơ sau :
Khổ thân anh
Thân anh khổ quá anh ơi
Vợ như áo rách, giặt phơi trong nhà
Càng phơi càng chảy nước ra
Thân anh còn khổ đến già anh ơi !


            Tình thương của cán bộ quản giáo, giáo viên.. Trung tâm phục hồi nhân phẩm ( các cô gái sống nghề « bán chôn nuôi miệng ») thật bao la. Họ an ủi nghề nghiệp của mình, như sau :
            Không đề                                                                           
Em như là cái rổ xề
Kẻ cười nong cạp, người chê xổ vành
Trăm đường trông cậy vào anh
Buộc làm sao lại trở thành tròn xoe.


            Trong xu thế phát triển chung của thời đại, đó đây vẫn còn xuất hiện những bất công, thiếu bình đẳng, kém dân chủ.. Chính quyền cơ sở đang luẩn quẩn trong « cơ chế vòng kim cô ». Tóm lược trong mấy câu :                       Nhìn Thấy
Bốn phương : Nam, Bắc, Tây, Đông
Đó đây xuất hiện BẤT CÔNG còn nhiều
BÌNH ĐẲNG chẳng được bao nhiêu
Còn DÂN CHỦ phải co.. điều.. tập trung
Chính quyền yếu, kếm, bùng nhùng !


            Đày tớ của dân không còn được như mong mỏi của Cụ Hồ, đầu thời kỳ chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc :
Đày tớ !
Đày tớ mở miệng nói chi ?
Dù dân không muốn, “phải đi” theo cùng
Đày tớ làm bậy tứ tung
Nhân dân thấy.. “tố”, “trên cùng”.. lặng im
Thói đời “tăm cá”.. “bóng chim”.


            Quá nhiều cán bộ có chức quyền tham nhũng, đang trở thành đàn sâu cắn xé Tổ quốc :
Con sâu
Con sâu tham nhũng, chính mi
Mặt cấu ra mỡ, chân đi lòng khòng (*)
Quanh năm bòn rút của công
Hối lộ, đút lót, chúng ông ghét mày
Tức là chưa diệt được đây !
                                             ---------------------
                                             (*) : Chuyên luồn cúi.

                                                                                     
            Không có ý định “vơ đũa cả nắm”, nhưng chỉ lượm lặt mấy dòng đã thấy nên “cười to”.. hay “khóc thầm” đây !

MƯỜI SINH VẬT LẠ TỪNG GÂY XÔN XAO

                                                         10 'sinh vật lạ' từng gây xôn xao
           Cô gái chơi trong vườn cùng các thiên thần nhỏ, quái thú dạt vào bãi biển, xác sinh vật ngoài trái đất trong tủ lạnh là những hình ảnh từng gây xôn xao dư luận trong những năm qua.

        Vào năm 1917 hình ảnh một cô gái cùng các "thiên thần nhỏ" trong vườn xuất hiện trên nhiều báo tại Anh. Mãi tới những năm cuối của thập niên 70 người phụ nữ trong bức ảnh mới thừa nhận bà tạo ra những "thiên thần nhỏ" từ giấy.

           Trong ngày Cá tháng tư vào năm 2007, Dan Baines - một nhà thiết kế tại Anh - bán đấu giá một "sinh vật lạ" trên mạng Internet sau khi tuyên bố nó thực sự là một sinh vật. Một người đã mua sản phẩm của Baines với giá 300 bảng.

       Vào tháng 7/2008 một con vật lạ dạt vào bờ biển tại thành phố New York, Mỹ. Dư luận tranh cãi xung quanh việc nó là động vật thật hay chỉ là tác phẩm của một người nào đó. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi là con vật là gấu trúc Mỹ hoặc chỉ là đồ chơi bằng nhựa.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

DÌ RUỘT BỊT TƯƠNG LAI CHÁU BẰNG.....


Dì ruột bịt tương lai cháu bằng "hợp đồng bán trinh"
Vì tiền và lòng tham mù quáng, người dì đưa cháu gái vào con đường đầy cay đắng.
“Sẩy cha còn chú, sẩy chú bú dì” là câu nói của dân gian ý chỉ sự đùm bọc của những người thân trong gia đình nếu chẳng may bố hay mẹ của đứa trẻ mất đi. Thế nhưng, chỉ vì tiền và lòng tham mù quáng, người dì trong câu chuyện dưới đây nỡ đưa chính cháu gái của mình vào con đường đầy cay đắng. Để rồi, giờ đây dì phải vào tù vì hành vi “Môi giới mại dâm” còn cô cháu gái giờ vẫn chìm trong sự trượt ngã của cuộc đời.
            Hại đời cháu ruột
            Vào đầu khoảng tháng 3-2010, Lê Thị Thu Hải (SN 1995, trú tại thôn Thanh Sơn, xã Tuy Lộc, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) đến sinh sống cùng với bà ngoại là bà Đỗ Thị C. (ở cùng thôn). Trong thời gian sinh sống ở đây, Hải được dì ruột của mình là Đinh Hương Quỳnh (SN 1975) thường xuyên quan tâm hỏi han. Thấy Hải phổng phao trước tuổi, thân hình có phần nở nang và khuôn mặt rất ưa nhìn nên Quỳnh đặt vấn đề bảo Hải có muốn đi kiếm tiền dễ dàng không. Chỉ cần đi với dì Quỳnh vài hôm là có tiền rủng rỉnh tiêu. Nghĩ có thể có tiền tiêu mà không cần phải xin bố mẹ, Hải chẳng suy nghĩ mà nhận lời ngay.
            Hai ngày sau, Quỳnh bảo Hải chuẩn bị hành lý để đi sang Lào Cai. Trên đường đi, Hải cũng được dì Quỳnh cho biết là đi “bán trinh” tiền nhiều mà “lại không mất gì cả”. Được dì ruột mình dụ dỗ nên dù hơi lo lắng và sợ hãi nhưng Hải vẫn đi vì cô gái trẻ này nghĩ rằng mình có thể thoát  khỏi cuộc sống chân lấm tay bùn nơi quê nhà. Dì Quỳnh còn động viên thêm: “Chỉ cần làm vài lần là có ít vốn, về quê mở cửa hàng bán gì đó là ổn ngay thôi, đỡ nhọc và không vất vả như làm ruộng”.
            Ngày 5-3-2010, Quỳnh đưa cháu gái mình cùng một người bạn nữa tới nhà của Ngô Thị Ngọc (SN 1966), là chủ một tiệm cắt tóc gội đầu ở phường Duyên Hải, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Vào quán được một lúc, Quỳnh đặt vấn đề với Ngọc muốn làm nhân viên cắt tóc thư giãn của quán.              Do được người quen giới thiệu nên Ngọc đồng ý. Trong thời gian dì Quỳnh làm việc ở đây, Hải được đi theo và ở lại  cùng. Thực chất là Quỳnh đã đặt vấn đề trước đó với Ngọc về việc sẽ lên đây kiếm “khách hàng” cho Hải. Ngọc đồng ý với điều kiện tiền thu về hai người sẽ chia 35% đều nhau, số tiền còn lại sẽ để lại cho cô bé Hải.
            Sau hơn một ngày ở lại TP. Lào Cai, chủ quán gội đầu thư giãn đã tìm được một khách hàng tên N. (40 tuổi, trú tại phường Cốc Lếu, TP.Lào Cai). Ông này đồng ý “mua trinh” của cô bé Hải với giá 7,5 triệu đồng. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán “cái ngàn vàng” này còn có một số điều khoản đi kèm như sẽ quan hệ ba lần, địa điểm do khách hàng chọn, số tiền sẽ thanh toán làm hai lần và phải đảm bảo cô bé Hải viết một bản cam kết với nội dung: “Tự nguyện hiến dâng sự trong trắng cho người mình yêu…”. Giấy cam kết này phải có xác nhận của Quỳnh.

TRẢ LẠI ÔNG TÂY

 Đỗ Trung Quân
                                                                                  
Cái tựa bài hoàn toàn không dính dáng hay mang ẩn ý gì với nhạc sĩ Phạm Duy tác giả ca khúc trữ tình “Trả lại em yêu” danh tiếng – 1970. Nó mang nghĩa đen: trả lại ông Tây là trả lại ông Tây. Vậy thôi.
Ông tây có tên  André Menras – quốc tịch Việt Nam là Hồ Cương Quyết,  người không xa lạ gì với Việt Nam từ nhiều năm qua, đặc biệt vào mùa hè sôi động  với cuộc xuống đường ngày 5-6. Ông Tây – Hồ Cương Quyết cũng là người cùng HTV – Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện bộ phim tài liệu “Cuộc sống của người dân Huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi.” Bộ phim đã được Bộ Ngoại giao & Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép. 

                                        André Menras – Hồ Cương Quyết

Hồ Cương Quyết dự định sẽ chiếu tập phim tài liệu này một ngày gần tại Sài Gòn cho bạn bè Việt Nam của ông xem. Ông Tây Quốc tịch Việt bèn đi đặt một áp-phích với nội dung do ông chọn lựa và viết “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc không được tổ chức tour du lịch tại quần đảo trong khi hải quân của họ hành hạ các ngư dân hiền hòa của ta” – “Hiến pháp chương V điều 77 – bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Áp-phích được đồng ý với giá 220.000 đồng.
Những khẩu hiệu dễ thương “Ngư dân hiền hòa của ta …” hay xúc động bằng trách nhiệm của một công dân Việt  “Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng…”. Có lẽ chỉ những ai vô cảm, xem quyền lợi cá nhân mình lớn hơn an nguy của đất nước mới… không thèm xúc động.
Cũng thương cho những người dân làm ăn hiền lành, hàng chục năm qua tâm lý đã sống quen nỗi sợ, chỉ muốn làm ăn yên ổn  không muốn được chính quyền lưu ý. Khi Hồ Cương Quyết đến nhân áp-phích, cái ông được nhận lại là chiếc phong bì hoàn tiền  với dòng chữ “Trả lại ông Tây, không làm được.” [Ông nghị Hoàng Hữu Phước sướng nhá! Chúng mày cứ chửi ông “ nịnh thối” nữa đi!]
Ừ,  thì ông không “nịnh thối”. Bỏ phăng cái chữ “nịnh” ấy liền, chỉ còn mỗi chữ “thối ”.
Vậy đã được chưa?

Đ. T. Q.
Tác giả gửi cho Quê choa
Nguồn: quechoa.info
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 00:37