Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

NHỮNG CHIẾC XE CÓ BIỂN SỐ NGOẠI GIAO

Chuyện từ những chiếc xe có biển số ngoại giao
                                            SGTT – Thứ tư, ngày 22 tháng sáu năm 2011
SGTT.VN - Xử lý các trường hợp lợi dụng tiêu chuẩn “xe ngoại giao” để trốn thuế như thế nào là vấn đề “đau đầu” của bộ Tài chính. Hiện có khoảng 1.200 xe loại này đang ở “ngoài luồng” bởi chưa có quy định về thuế khi loại xe này được chuyển nhượng tại Việt Nam. Thay vì cấp bộ, để xử lý “tổng thể” vấn đề này theo bộ Tài chính phải cần đến một quyết định của Thủ tướng.
            Nhạy cảm
            Kết quả điều tra xác minh của cơ quan hải quan cho thấy từ năm 1998 đến hết tháng 8-2009 có 4.366 xe thuộc các đối tượng ngoại giao nhập khẩu. Trong đó chỉ có 230 xe đã làm thủ tục tái suất; 1.758 xe đã làm thủ tục chuyển nhượng (hoặc tiêu hủy). Còn lại 2.378 xe, trong đó có 1.158 xe đang “trôi nổi” chưa làm thủ tục chuyển nhượng hoặc đã chuyển nhượng thì cũng chẳng đóng thuế (số thuế ước tính lên tới cả nghìn tỷ đồng).
                                                  "Siêu xe" cũng được gắn biển ngoại …

            Cả nghìn xe vi phạm nghênh ngang lưu hành trong thời gian dài, nhưng vì “đụng” vào lĩnh vực nhạy cảm nên việc xử lý và quản lý không dễ.
            Theo quy định thì toàn bộ 1.158 xe nói trên sẽ phải truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính. Người nộp thuế là các cá nhân ngoại giao đã hết nhiệm kỳ công tác hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (tức là bên bán).
           Tuy nhiên trên thực tế các đối tượng là cá nhân ngoại giao đều đã hết nhiệm kỳ và về nước, cơ quan quản lý chức năng “chịu”, khó có thể tìm để truy thu. Còn các cơ quan ngoại giao thì lại được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
            Trong dự thảo báo cáo trình Thủ tướng về vấn đề này, bộ tài chính cho rằng chính sách thuế và mức thuế suất thuế nhập khẩu thời gian qua chưa khuyến khích việc làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng ngoại giao. Thậm chí hiện chưa có quy định cụ thể để tính thuế, nộp thuế và thu thuế khi đối tượng chuyển nhượng xe tại Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có chế tài cụ thể đối với việc vi phạm khi chuyển nhượng
           “Bịt” lỗ hổng
            Để “quản” vấn đề này, trước tiên phải xử lý dứt điểm các vi phạm đang tồn đọng. Với khoảng 1.200 xe vi phạm này, bộ Tài chính dự kiến sẽ đề nghị Thủ tướng xử lý theo hướng thay vì “túm” người bán (đã chạy xa) thì “đánh vào” người mua. Như vậy người nộp thuế sẽ là các tổ chức, cá nhân hiện đang xử dụng xe ô tô nhập khẩu từ năm 1988 đến 2009 của các đối tượng ngoại giao. Thời điểm tính thuế là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có Quyết định của Thủ tướng. Giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa tính theo thời gian sử dụng lưu lại tại Việt Nam. Thuế suất không phân biệt xe cũ, mới mà áp dụng theo mức thuế xe mới.
                                            Xe mang biển ngoại giao phục vụ cho lễ cưới.

            
Để khuyến khích sự “tự giác“ của người mua xe đến nộp thuế, trong thời điểm 90 ngày này người đến làm thủ tục kê khai nộp thuế sẽ không bị xử phạt về hành vi tự ý chuyển nhượng.
             Quá thời hạn 90 ngày người mua xe không tự giác đến làm thủ tục kê khai và nộp thuế thì coi như đã vi phạm quy định về hành vi sử dụng xe bất hợp pháp, sẽ áp dụng biện pháp tịch thu biển kiểm soát, giữ xe…
             Để ngăn chặn tình trạng lợi dụng tiêu chuẩn “xe ngoại giao” để trốn thuế, bộ Tài chính đã có dự thảo tờ trình đề xuất Thủ tướng ban hành quy định về việc tạm nhập tái xuất, xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe tô tô, xe gắn máy phục vụ công tác, sinh hoạt của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam. Vấn đề nhạy cảm, quan trọng nên nội dung quyết định này được xây dựng bởi một tổ công tác liên ngành gồm đại diện các bộ Ngoại giao, Công Thương, Công an, Giao thông vận tải, Tài chính.
            Dự thảo quyết định này đã “xiết” chặt một số vấn đề như nhập khẩu xe đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP, khi đối tượng di chyển ra khỏi Việt Nam xe phải tái xuất, không được phép chuyển nhượng. Đối với xe nhập khẩu mới 100% khi chuyển nhượng phải làm các thủ tục chuyển nhượng tại hải quan, tính thuế và nộp đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí. Nếu không làm thủ tục chuyển nhượng xe theo quy định, khi xe lưu hành sẽ bị tịch thu.
           Việc quản lý sẽ được “thông suốt” với trách nhiệm rất cụ thể từ bộ Ngoại giao đến các bộ Tài chính, Công an, Công Thương trên cơ sở xây dựng Sổ định mức hàng miễn thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy. Trường hợp đối tượng kết thúc nhiệm kỳ công tác mà không tái xuất, hay làm thủ tục chuyển nhượng thì bộ Ngoại giao chưa thực hiện cấp sổ định mức hàng miễn thuế cho đối tượng sang Việt Nam thay thế kế nhiệm…

          NGỌC LÂM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét