Phát hiện công trường khai thác, chế tác đá cổ xây Thành Nhà Hồ
(Dân trí) - Mới đây, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra khu vực được cho là công trường khai thác đá mà Nhà Hồ đã sử dụng trong quá trình khai thác và chế tác đá để phục vụ xây thành.
Chiều ngày 5/8, tại huyện Vĩnh Lộc, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức buổi báo cáo khoa học về những phát hiện mới nhất trong trong quá trình nghiên cứu về Thành Nhà Hồ.
Theo báo cáo của Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ thì phát hiện mới nhất là Công trường khai thác đá cổ nằm trong khu vực núi An Tôn, thuộc địa bàn thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) cách chân Thành Nhà Hồ khoảng gần 2km về phía Đông Bắc.
Các nhà khoa học nhận định đây là khu vực mà nhà Hồ đã sử dụng khai thác và chế tác đá để xây dựng nên tòa thành kỳ vĩ này và được xem là công trình kiến trúc xây dựng độc nhất vô nhị ở Việt Nam từ trước đến nay.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu và Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện được 21 phiến đá lớn ở xung quanh khu vực này.
Căn cứ vào các dấu vết bóc tách và chế tác thủ công hiện còn rất rõ trên các mặt của các phiến đá ở đây, đồng thời qua việc phân tích đối sánh với các phiến đá tại tường Thành Nhà Hồ, qua hố khai quật sát cửa Nam Thành Nhà Hồ năm 2008 có thể nhận định: Các phiến đá được phát hiện tại dãy núi An Tôn, thuộc địa bàn thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên mới đây chính là các phiến đá được Nhà Hồ cho khai thác để phục vụ vào mục đích xây dựng kinh đô ngày xưa.
Những hình ảnh dưới đây về công trường khai thác và chế tác đá cổ mới được phát hiện và một số hình ảnh về kiến trúc Thành Nhà Hồ đồ sộ:
Núi An Tôn, thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên - nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ
Những phiến đá cổ được cán bộ Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đánh dấu
Công trường khai thác đá cổ cách Thành Nhà Hồ khoảng gần 2 km
công tác nghiên cứu, bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
Sườn núi nơi được người xưa khai thác tạo thành một hõm
Những bức tường thành kỳ vỹ còn được bảo tồn khá nguyên vẹn
Cổng thành phía Đông
Cổng thành phía Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét