Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

NGUYÊN CÁN BỘ CẤP CAO...


Nguyên cán bộ cao cấp đề nghị sớm có kết luận về ‘tư dinh’ ở Hải Dương
         Thứ bảy 26/05/2012 06:49
         (GDVN) – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có ý kiến về việc xây dựng khu nhà vườn ở Hải Dương, và ông cũng đã khẳng định đây là “hiện tượng không bình thường”.
          Đây là hiện tượng bất thường
           Những ngày gần đây, dư luận cả nước đang xôn xao bàn tán về câu chuyện căn nhà vườn với giá trị ‘khủng’ ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương. Ngoài diện tích cực kỳ rộng lớn của khu nhà vườn thì người ta không khỉ ngưỡng mộ khối tài sản trên khu đất đó với đủ các loại cây gỗ quý, các loại đá quý và kiến trúc vô cùng hiện đại, ước tính tổng trị giá của khu nhà vườn lên đến một giá trị ‘kếch xù’, là niềm mơ ước (chỉ có ở trong mơ) của bao đời người dân lao động ở địa phương…

                                                                             
Ông Vũ Quốc Hùng cho rằng: “Cần tìm hiểu và có kết luận rõ ràng về việc này theo tinh thần Nghị quyết TW4, Nghị quyết TW5 Khóa XI của Đảng.” (Ảnh Nam Phong)
Xung quanh câu chuyện xây dựng khu nhà vườn này và các câu chuyện về chủ của nó, nhìn nhận tổng thể về vụ việc này, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Đảng đã có buổi chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam:
Sau khi các cơ quan ngôn luận thông tin về “khối tài sản kếch xù” ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương, ông Hùng chia sẻ: Đây là lần đầu tiên ông được biết thông tin về khu nhà vườn có độ hoành tráng và có giá trị lớn như vậy lại được xây dựng ở một vùng nông thôn.
“Qua những hình ảnh đó, tôi thấy đây là một điều không bình thường” – ông Hùng đánh giá.Theo ông Hùng, để xác định được việc này là như thế nào thì các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để làm rõ thực chất “hiện tượng lạ” này một cách khách quan, thẳng thắn, cần làm rõ tính pháp lý? Nguồn kinh phí? Hợp đạo lý?… của việc xây dựng “công trình khủng” này.

ÔNG BÙI THANH QUYẾN GIẢI THÍCH...

Ông Bùi Thanh Quyến giải thích về khu nhà vườn ở Hải Dương
 (Petrotimes) - Ai đó nói rằng cái gì của cha là của con, câu này dùng với khối tài sản khổng lồ của ông Bùi Thanh Quyến giờ được cả hai bố con ông và ông tri huyện Ninh Giang “chúng khẩu đồng từ” là của quý tử họ Bùi, mới được đề bạt lên chức Trưởng phòng.

Dư luận xì xèo nên ông Quyến tranh thủ giải thích với báo chí bên lề Quốc hội.
Sáng ngày 24/5, trao đổi giữa giờ nghỉ giải lao sau buổi thảo luận tổ, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Thanh Quyến (Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, mấy ngày qua, ông cũng có theo dõi thông tin trên báo chí nói về khu biệt thự nhà vườn rộng hơn 4.000m 2 với kiến trúc bề thế, được cho là thuộc sở hữu của gia đình ông tại xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương.                                                        
               Ông phán rằng: “Nhưng vấn đề thông tin như vậy có khách quan hay không, tôi nghĩ chính các báo phải xem xét việc đó chứ tôi nói ra chưa chắc đã khách quan. Vấn đề này phải xem xét một cách cụ thể và sau này tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ”.
Trước thông tin rằng con trai ông, một công chức Nhà nước lại có khả năng sở hữu một khối tài sản lớn như vậy và điều này có thể gây dư luận không tốt, ông Bùi Thanh Quyến nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của mình, các phóng viên cứ tự tìm hiểu!”.
Chợt nghĩ mà lo cho phóng viên “tự tìm hiểu” bởi lẽ ông có thể trưng ra sổ đỏ mang tên công tử thiếu gia họ Bùi, bởi lẽ cây sưa trong vườn “thượng uyển” này được cho là hương vườn và biết đâu chẳng có biên nhận của công trường nào đó xác nhận đã đào được mấy hòn đá đó tặng cho con ông…

HẢI DƯƠNG CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG

Hải Dương chính thức lên tiếng về khu vườn “triệu đô”
                          Thứ bảy, 26/05/2012, 15:22
               Liên quan đến những thông tin về khu vườn “triệu đô” tại Hải Dương, UBND huyện Ninh Giang đã chính thức có văn bản gửi các cơ quan chức năng báo cáo chi tiết về sự việc này. 
Hải Dương chính thức lên tiếng về khu vườn “triệu đô”
                         

                                                         Khu vườn "triệu đô"

Công văn số 49/BC-UBND ngày 24/5/2012 của UBND huyện Ninh Giang gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Hải Dương… nêu rõ:
Trong những ngày qua, có nhiều thông tin về việc ông Bùi Thanh Tùng, cán bộ Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thuộc thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Trước thông tin trên, UBND huyện Ninh Giang đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND xã Ninh Thành kiểm tra nguồn gốc và quá trình sử dụng diện tích đất này.
Kết quả kiểm tra cho thấy, khu đất như các thông tin đã phản ánh có tổng diện tích 4.152m2, gồm các thửa 44, 45, 43, 42, 20, 77 thuộc tờ bản đồ số 3. Trong đó loại đất vườn (cây lâu năm) là 3393m2; đất nuôi trồng thủy sản (ao) là 759m2. Diện tích đất này nằm xen trong khu dân cư thôn Đông Tân, xã Ninh Thành. Người sử dụng hiện nay là ông Bùi Thanh Tùng (con trai ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương).
Nguồn gốc và quá trình sử dụng diện tích đất trên như sau: Là đất ổn định lâu dài cho 5 hộ gồm: hộ bà Trần Thị Ngát, Bùi Thị Điệp, Nguyễn Thị Thúy, Bùi Văn Nuôi, Trần Văn Hiệu). Sau đó được chuyển đổi theo dự án “chuyển đổi cơ cấu cây trồng” được UBND huyện Ninh Giang phê duyệt tại Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 28/10/2002. Diện tích này (trong đó có nhà cấp 4) được 5 hộ sử dụng ổn định. Đến cuối năm 2010, đầu năm 2011, các hộ trên chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Bùi Thanh Tùng theo đúng quy định của pháp luật.

                                    Hợp đồng chuyển nhượng của các hộ dân (Ảnh: Vũ Văn Tiến)  

Cụ thể, diện tích và số tiền chuyển đổi như sau: Hộ ông Trần Văn Hiệu, diện tích 1560m2 (số tiền chuyển đổi là 304.200.000đ); hộ bà Nguyễn Thị Thúy, diện tích 768m2 (số tiền chuyển đổi là 160.003.000đ); hộ ông Bùi Văn Nuôi, diện tích 552m2 (số tiền chuyển đổi là 115.012.800đ); hộ bà Trần Thị Ngát, diện tích 840m2 (số tiền chuyển đổi là 175.008.000đ); hộ bà Bùi Thị Điệp, diện tích 432m2 (số tiền chuyển đổi là 90.000.000đ). Tổng cộng số tiền các hộ dân trên chuyển đổi cho ông Bùi Thanh Tùng là: 844.228.600đ.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CHUNG QUANH SỰ GIÀU CÓ CỦA BÍ THƯ...

           Bí thư tỉnh ủy Hải Dương và những kiện cáo quanh Dự án xi măng Phú Tân
                Thứ ba, 22/05/2012, 15:12
              Không phải mới đây mà những thông tin nghi ngờ sự giàu có đáng kinh ngạc của ông Quyến đã râm ran Hải Dương từ khoảng năm 2003-2005 và kéo dài đến hiện tại. Trong rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, có một vụ khá rõ ràng, đã được phản ánh trên nhiều tờ báo. Đó là vụ liên quan đến dự án nhà máy xi măng Phú Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương).

            Dư luận đang dậy sóng với thông tin về gia sản đồ sộ của ông Bùi Thanh Quyến, cựu chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, hiện nay là ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương.
           Không phải mới đây mà  những thông tin nghi ngờ sự giàu có đáng kinh ngạc của ông Quyến đã râm ran Hải Dương từ khoảng năm 2003-2005 và kéo dài đến hiện tại. Trong rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, có một vụ khá rõ ràng, đã được phản ánh trên nhiều tờ báo. Đó là vụ liên quan đến dự án nhà máy xi măng Phú Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương).
              Lấn chiếm đất công, đền bù gian lận
            Trên báo Người cao tuổi phát hành cuối tháng 4/2012, bài Sai phạm chồng sai phạm ở Dự án xi măng Phú Tân, tác giả Thái Hồng Thịnh cho biết: Sự việc bắt nguồn từ việc UBND tỉnh Hải Dương cho phép Nhà máy Xi-măng Phú Tân (Công ty TNHH Phú Tân) ở xã Duy Tân (Kinh Môn, Hải Dương) mở rộng diện tích, nhưng Công ty TNHH Phú Tân đã lợi dụng cơ hội này để lấn chiếm thêm ra bên ngoài 12.200 m2 (làm tròn số) trong đó lấn chiếm hành lang đê, hành lang giao thông 7.900 m2 (làm tròn số).
             Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hanh, căn cứ vào Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 27-4-2007 của UBND tỉnh Hải Dương thì Duy Tân là xã miền núi, do đó mức đền bù phải cao nhất. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Lê Quang Huy (nay là Bí thư Đảng ủy xã) đã cho mức áp giá chỉ có 25.000 đ/m2. Việc đo đếm tính toán khi đền bù cho dân cũng làm sai lệch nhằm cắt xén tiền đền bù vốn đã bị áp giá sai.  
            Ông Nguyễn Văn Hanh có 5.000 m2 đất bị thu hồi nhưng chỉ có 1.565 m2 được trả tiền đền bù, còn 3.435 m2 không được tính. Nhiều gia đình khác cũng bị cắt xén diện tích. Số tiền 518 triệu đồng hỗ trợ đất công điền bị thu hồi trong việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất cho các hộ sử dụng đất (Quyết định số 1627 của UBND tỉnh Hải Dương đã nói rõ) ông Lê Quang Huy cũng không trả cho dân”.
            Báo này tiếp tục cho biết, sau khi bị ông Nguyễn Văn Hanh làm đơn tố cáo, bà Nguyễn Thị Bên (Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn lúc đó - nay là Bí thư Huyện ủy) cho lập đoàn thanh tra của huyện xuống kiểm tra, ra Kết luận thanh tra số 02/KL - UBND (do chính bà Bên ký) nói rằng ông Hanh và dân tố cáo sai.
            Sau đó, bà Bên làm Báo cáo số 01/BC-UBND ngày 12-1-2007 gửi Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước nói rằng việc thu hồi đất, mức giá đền bù đều đúng. 

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

TẢN MẠN CHỦ NHẬT : NỖI NIỀM...

Tản mạn Chủ Nhật: Nỗi niềm cỏ cây
                                            Phạm Toàn

1. Có một thời nước ta bị bắt buộc phải hưởng một nền giáo dục mang tên là “bảo hộ”, một nền giáo dục chưa phát triển rộng khắp, nhưng rất nhiều sản phẩm của nó đã có mặt khắp nơi ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945. Có người đã cho con số 70 phần trăm sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu hồi năm 1945 là Hướng đạo sinh. Tiểu đội mà tôi được làm một đội viên ít tuổi nhất từ đêm 19 tháng 12 năm 1946 chỉ bao gồm toàn những sinh viên, học sinh (tôi không muốn kể tên vì không muốn làm phiền những đồng đội cũ trong đó có mấy người nổi tiếng năm nay đã sát sạt tuổi 90).
Tôi dám cam đoan là những bạn “cựu binh” cao niên ấy ai ai cũng nhớ được đoạn văn bắt buộc phải học bằng nguyên bản như sau trong nền giáo dục bảo hộ – xin dịch ra hầu bạn đọc:
"Con người cao đẹp, mà nó cao đẹp thật, ấy là vì con người tự biết mình thân phận yếu hèn. Cái cây đâu có biết nó yếu hèn. Tự nhận thấy mình yếu hèn quả thực là điều tội nghiệp; nhưng tự nhận thấy mình yếu hèn cũng là điều cao đẹp vậy.
Tư duy làm nên sự cao đẹp của con người.
Con người chỉ là một cây sậy, một thân phận yếu đuổi nhất trong thiên nhiên; thế nhưng đó lại là một cây sậy lúc nào cũng đang tư duy. Chẳng cần tất cả đổ xô lại mới đè bẹp nổi cây sậy ấy: một làn hơi, một giọt nước cũng đủ giết chết nó rồi. Nhưng ngay cả khi tất cả đổ xô vào nghiền nát nó, thì con người vẫn cứ cao đẹp hơn tất cả những gì đổ xô lại giết nó, vì con người biết nó đang chết, trong khi cả lũ lĩ có ưu thế hơn con người mà vẫn chẳng hề biết mình có ưu thế gì.
Vậy nên, toàn bộ nhân phẩm của ta là ở trong cái tư duy. Cái ta cần tự nâng cao là tư duy của mình, chứ không phải là mở rộng không gian và kéo dài thời gian, là những điều chẳng bao giờ ta biết cách sao cho đủ đầy. Vậy nên chúng ta hãy chăm lo tư duy cho hoàn thiện: đó là nguyên lý của đạo đức”.
 (Blaise Pascal, Pensées (1660), các đoạn trích 347-348, nhà xb Gallimard, tủ sách Bibliothèque de la Pléiade, 1976, trg. 1156-1157).

ÔNG ROMNEY BỊ VÍ LÀ...

Ông Romney bị ví là “ma cà rồng”
 (TNO) Ban vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tung ra một đòn tấn công mạnh mẽ vào đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa vào hôm 14.5 khi ví vị cựu doanh nhân này như là một “ma cà rồng” chuyên làm kiệt quệ các công ty đang gặp khó khăn.

                                                                  
Trong một đoạn quảng cáo mới nằm trong của mình, phe ông Obama tiết lộ rằng quỹ đầu tư Bain Capital của ông Romney đã đóng cửa một nhà máy thép ở thành phố Kansas, bang Missouri sau khi mua nó từ một công ty khác.
Đoạn quảng cáo cũng cho đăng những lời phát biểu đẫm nước mắt của các công nhân bị mất việc sau vụ đóng cửa trên.
Đoạn quảng cáo này được tung ra nhằm phản pháo lời phát biểu của ông Romney rằng kinh nghiệm thương trường của ông sẽ giúp khôi phục kinh tế Mỹ, theo AFP.
“Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của ông Romney không phải chuyên được dùng cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Ưu tiên hàng đầu của ông ta là tạo lợi nhuận cho bản thân, bất chấp hậu quả dành cho người khác”, AFP dẫn lời phát biểu của Stephanie Cutter, Phó ban điều hành chiến dịch tranh cử của ông Obama.
Ban vận động của ông Romney dường như đã chuẩn bị sẵn sàng cho đòn tấn công này khi mà chỉ trong vài giờ sau khi đoạn quảng cáo nói trên được tung ra, họ đã có đoạn quảng cáo cho biết Bain Capital đã đầu tư xây dựng một nhà máy thép mới, vốn đang tuyển 6.000 công nhân.

Hoàng Uy

NGHỆ AN : DÂN LÀM CON NỢ...

Nghệ An: Dân làm con nợ thay xã 16 năm trời
                                   Vef.vn – 11 giờ trước
Năm 1992 - 1993, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An nằm trong dự án xây dựng điện lưới nông thôn. Do ngân sách xã không đủ cho việc xây dựng, trong khi đó dự án phải thực hiện ngay, lãnh đạo UBND xã Thanh Hà đã tiến hành họp Đảng bộ và thống nhất vận động cán bộ địa phương như xóm trưởng, Ban chủ nhiệm các HTX, cán bộ xã... "đứng tên" đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Thanh Chương (Chi nhánh Phuống) vay tiền về cho xã "ứng trước", với lời hứa khi nào xã có nguồn tiền dự án về thì sẽ thanh toán cho ngân hàng. Chuyện anh nông dân "vác tù và"... Trước khó khăn chung của xã, khoảng 30 cán bộ đã đứng tên vay tiền và được xã hứa rằng sau một năm xã sẽ đến ngân hàng tiến hành "xóa nợ". Ông Nguyễn Cảnh Do (trú tại xóm 9, xã Thanh Hà) kể: "Hồi đó, chúng tôi cùng đến ngân hàng để làm thủ tục vay, tôi chỉ đến ký vay tiền chứ chẳng được nhìn thấy tiền đâu". Ông Nguyễn Cảnh Do năm đó có tham gia trong HTX đã đứng ra vay ngân hàng số tiền 10 triệu đồng. Ông cho hay: "Tui tin tưởng xã nên đồng ý đứng tên vay tiền, ai ngờ mười mấy năm nay xã vẫn không trả cho ngân hàng. Năm trước, nhân viên thu nợ ngân hàng còn về nhà tui đưa thông báo nói rằng nếu không trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mại, đưa tui ra tòa". Ông Nguyễn Cảnh Do là một "con nợ đặc biệt" vì cho đến nay, hầu hết số nợ của các cán bộ từng vay đã được UBND xã Thanh Hà trả xong nhưng ông Do thì vẫn phải "gánh". 

                          Ông Nguyễn Cảnh Do vẫn còn nợ tiền lãi ngân hàng gần 30 triệu đồng 

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

NGŨ HÀNH SƠN

Ngũ Hành Sơn
Nguyễn Qúy Đại
            "Hành Sơn đâu kém bồng lai
      Còn non nước đó, mến hoài nước non
            Kỳ sơn bày sẵn năm hòn
      Ngắm tranh thiên tạo lòng còn say sưa"

Năm 1888 Pháp lấy Đà Nẵng làm nhượng điạ, người ta gọi thành phố này là Tourane, Tou-han hay cửa Hàn... Đà Nẵng là thành phố lớn nhất miền Trung với hải cảng chiến lược quan trọng là trung tâm kinh tế. ...
... Đà Nẵng có sông Hàn, các bãi biển Thanh bình, Mỹ Khê, Tiên Sa, Non Nước. Núi Sơn Trà cao 693 m, với rừng nguyên sinh rộng 4.370 ha có nhiều động vật quý như voọc chà và khỉ đuôi dài, gà mặt đỏ, núi xanh đậm quanh năm có mây trắng bay. Về hướng đông nam, năm ngọn núi ngạo nghễ đứng giữa trời mây. Người ta thường gọi là núi Non Nước, nhưng còn nhiều tên khác trước đó như: "Ngũ Uẩn Sơn; Ngũ Chỉ Sơn; Núi Cẩm Thạch; Núi Tam Thai". Đầu thế kỷ thứ 19 vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn (Les Montagnes De Marbre - Die Berge der Fuenf Elemente) cho đến ngày nay.
Ngũ Hành Sơn cách xa Đà Nẵng khoảng 7 km, Du khách thường viếng thăm, Ngũ Hành Sơn thuộc đông bắc làng Hòa Quế, quận Điện bàn tỉnh Quảng nam (từ năm 01-01-1997 Ngũ Hành Sơn được đổi tên thành một quận của thị xã Đà Nẵng là Quận Ngũ Hành Sơn rộng 36,5 Km2). Ngũ Hành Sơn màu sắc thay đổi theo thời gian sáng chiều, từ màu lục sang màu xám hay đen, đó là những nét đặc thù độc đáo.
Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Mỹ khê kéo dài đến bán đảo Tiên sạ Theo địa chất học, người ta cho là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa những núi này bị nước mưa và khí hậu tác dụng xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ dị, làm cho núi có những sắc thái đặc thù. 

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

TƯỚNG ĐI ĐÊM


Tướng đi đêm
Trần Nhu
Tặng bà Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


GS Nguyễn văn Canh: Nhà văn Trần Nhu là Giáo sư sử học tại Hà Nội. Ông vượt biển từ Hải Phòng, sang Hồng Kông, rồi vào tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Tác phẩm mới nhất của ông là Tinh Thần Phật Giáo VN Nhập Thế ( 2005).
Ngày 19 tháng 5, trong khi mọi người đang uống rượu sâm-banh ở dinh Chủ tịch mừng sinh nhật bác Hồ, thì ở nhà riêng, Lê Đức Thọ gọi điện thoại cho em ruột của y là Mai Chí , Đại tướng ngành Công an, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, yêu cầu hắn liên lạc với tướng Võ Nguyên Giáp, về việc chuẩn bị đi sứ sang nước Tầu.
Trong khi Giáp đang điên đầu về cái chết của hai viên Đại tướng là Lê Trọng Tấn, và Hoàng Văn Thái, cùng với việc mật vụ của anh em Thọ bắt bớ hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu. Tinh thần tướng Giáp xuống thấp một cách tệ hại. Mấy đêm qua ông không ngủ. Ông lấy thuốc an thần uống một liều cực nặng "ba viên" định vào giường nghỉ, thì lại có tiếng chuông điện thoại reo rát tai. Ông cầm ống nghẹ Đầu bên kia, vẫn giọng nói quen thuộc. Mặc dù biết nó đấy! Ông vẫn hỏi:
- Ai? Xin cho biết quý danh?
Đầu bên kia:
- A lộ.. Kính chào Đại tướng, tôi Mai Chí Thọ đây.
- À! Ra ông Bộ trưởng.
- Đại tướng khỏe chứ?
- Vẫn thường thôi.
- Tôi có việc cần muốn thảo luận với Đại tướng.
- Có việc gì, xin ông cứ nói thẳng?
- Vâng, thưa Đại tướng: theo yêu cầu của Bộ Chính Trị, muốn Đại tướng qua thăm hữu nghị Bắc Kinh, nhân dịp họ tổ chức Thế Vận Hội Á Châu.
- Ồ! Xin lỗi ngài Bộ trưởng. Tôi hiểu rồi. Xin ông thứ lỗi cho. Tôi không thể đi đâu trong lúc này. Nhưng tôi muốn biết đây là ý kiến của Bộ Chính Trị, hay của ông Lê Đức Thọ?
Mai Chí, dịu giọng xuống:
- Thưa Đại tướng, đây là vấn đề chung của Đảng.
- Nhưng tôi muốn biết ai đề xuất ra sáng kiến này?
Đầu bên kia:
- Dĩ nhiên ông Thọ.
Giọng bực dọc, Giáp nói:
- Liệu có điều gì xảo trá trong đề nghị đó không?
Mai Chí phân bua:
- Thưa Đại tướng, tôi không nghĩ như vậy. Đó là sáng kiến xây dựng.
Giáp chua cay:
- Tất cả sáng kiến của ông Thọ đều hay. Những gì ông ta làm từ trước đến nay đều tốt. Tôi thành thật khen ngợi ông Thọ. Tôi không có sáng kiến về ngoại giao. Nhưng tôi không thể tuân lệnh ông ta trong việc đi Bắc Kinh. Tôi nghĩ, việc quan hệ với họ lúc này không thuận lợi, không đẹp, và không quan trọng.
- Thưa Đại tướng! Quan hệ với Bắc Kinh thời điểm này có một tầm quan trọng thiết yếu hơn với các quốc gia khác. Và Đại tướng nên hiểu rằng trước sau ông Thọ và tôi đều một lòng vì đảng, vì dân. Tôi tin ông Thọ cũng như tôi, không có động cơ nào khác, ngoài việc phục vụ quyền lợi chung của Đảng. Nỗi lo lắng duy nhất của ông ấy là sự tồn tại của chế độ.
Giáp cũng xuống giọng:
- Người Tầu đâu có ưa gì tôi. Nên quan hệ với họ rất khó khăn. Họ còn cay cú về cuộc chiến tranh ở Căm-Bốt, và cuộc xung đột với ta, ở biên giới mấy năm trước.
Mai Chí:
- Tôi nghĩ, dĩ vãng và hiện tại luôn luôn khác nhau, nó phải biến chuyển theo con đường của nó, theo đà của nó đến các mục tiêu, trên nguyên tắc mở đường cho việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai đảng trước kia căng thẳng. Và nhân đây tôi cũng cho Đại tướng biết: ông Thọ vừa đi Moscow về nói cho tôi hay. Nội bộ Điện Kremlin có thay đổi khi Gorbachev lên nắm quyền. Tay này giọng điệu y hệt Khruchev, cũng điên cuồng chống Stalin. Và có vẻ nguy hiểm hơn nhiều trong quan hệ đối ngoại, và đối nội. Nên việc gây dựng ý nghĩa quyền lợi chung giữa ta và Trung Quốc có thể lập lại quan hệ thân hữu càng sớm càng tốt, càng có lợi. Tôi mong Đại tướng chia xẻ nhận định này, trách nhiệm đặt lên vai Đại tướng rất lớn, trách nhiệm trước Đảng, trách nhiệm trước lịch sử. Vậy một cử chỉ hòa giải trong chuyến đi của Đại tướng là một bước ngoặt có ý nghĩa...