Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

CẢM XÚC NGẮN VỀ NHÀ VĂN ĐẶNG VĂN SINH

CẢM XÚC NGẮN VỀ NHÀ VĂN ĐẶNG VĂN SINH
                                                                           

          Tôi biết rồi quen, thân Nhà văn Đặng Văn Sinh trong lần tình cờ đến chơi nhà một sĩ quan cảnh sát (con trai ông), khoảng sáu, bẩy năm trước.
            Cơ ngơi khiêm tốn và là nơi “sản xuất” văn chương của Nhà văn tọa lạc tại vùng ven thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, theo thế đất “gối sơn đạp thủy” gần một quả đồi trọc.
            Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Tổng hợp năm 1979, Đặng Văn Sinh thực hành trên bục giảng mấy năm, rồi vì lý do khách quan, ông đã chuyển nghề sang nghiệp sáng tác văn chương.



                                                                             
            Từ tác phẩm đầu tay “Người đàn bà trong lửa – Tiểu thuyết”, xuất bản năm 1991, Đặng Văn Sinh đã cho ra lò các sản phẩm :
            - “Khúc Trương Chi” – Tập truyện – Xuất bản năm 1992. Được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1993.
            - “Vàng máu” – Tiểu thuyết – Xuất bản năm 1994.
            - “Ga tàu” – Tiểu thuyết – Xuất bản năm 1995. Được tặng giải cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi, của Nhà xuất bản Kim Đồng (1993-1995).
            - “Con sáo mỏ ngà” – Tập truyện – Xuất bản năm 1996.
            - “Nước mắt của biển” – Tập truyện – Xuất bản năm 1997.
            - “Ảo ảnh” – Tập truyện – Xuất bản năm 2000.
            - “Bè trầm trong ký ức” – Tập truyện – Xuất bản năm 2000.
            - “Đêm trăng Tả Giàng” – Tập truyện – Xuất bản năm 2002.
            - “Rừng Ken Chải” – Tập truyện – Xuất bản năm 2004.
            - “Thanh kiếm Phù Tang” – Tiểu thuyết – Xuất bản năm 2005.
            - “Con của Phật” – Tiểu thuyết – Xuất bản năm 2007.
          - “Bến lở” – Tiểu thuyết – Xuất bản năm 2008.
            Hiện Nhà văn đang thai nghén tập truyện mới, chưa xuất bản, vì các lý do “chẳng đâu vào đâu !”.
            Đọc các tập truyện của Đặng Văn Sinh, xuất bản theo thứ tự thời gian, người ta sẽ có chung nhận xét, sáng tác của Nhà văn ngày càng đạt độ chín.
            Từ những chuyện thật đời thường, có thêm hư cấu đúng nghiêm luật, cốt truyện thiên về tả thực con người trong thực tại xã hội, theo bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Hầu hết tác phẩm để lại cho độc giả nhiều cảm xúc. Riêng tôi cho rằng Đặng Văn Sinh đã và biết vận dụng sáng tạo phương pháp kết chuyện, khi gần tới đích, để người đọc tự đưa ra nhận xét, kết luận hậu câu chuyện.
            Nhiều bình luận văn học, tham luận và trích đoạn tiểu thuyết, truyện ngắn của Đăng Văn Sinh đã được Post lên trang Blogs có đường Link http://dangvansinh.blogspot.com/.  Được độc giả ở khắp nẻo gần xa thưởng thức và có những nhận xét, góp ý sâu sắc, chân tình.

                                                                                
            Khoảng thời gian hai mươi năm sáng tác văn học, Đặng Văn Sinh đã trải qua nhiều thăng trầm, theo cơ chế và quan điểm của các nhà lãnh đạo văn học. Điều đó cũng chứng tỏ ông là một thành viên Hội Nhà văn Việt Nam vững vàng trước mọi thử thách, có bản lĩnh và thành công trong gian khó. Các bạn bè đồng nghiệp ngày càng hiểu sâu sắc Đặng Văn Sinh, thông qua các bài viết, khảo cứu, tham luận tại các cuộc hội thảo mang nội dung thiết thực, những kinh nghiệm không thể bỏ qua và qua các tác phẩm văn học đã xuất bản của Nhà văn.
Có thể nói Đặng văn Sinh tự hào với thành quả lao động sáng tác của mình, xứng đáng ở trong đội ngũ các Nhà văn lớp trước, là lực lượng gạo cội của nền văn học nước nhà.
Tôi không có tài biểu lộ cảm xúc của mình, vì không phải là người phê bình văn học, cũng chẳng phải nhà viết văn chuyên nghiệp, chỉ là cây bút “báo tường” thủa học sinh. Do cảm mến Đặng Văn Sinh, sau khi đọc các tập truyện ngắn của ông, tôi mạo muội viết cảm xúc ngắn này.
Bài viết ngắn gọn trên đây thay lời chúc sức khỏe Nhà văn Đặng Văn Sinh, chúc ông luôn thành đạt trong sự nghiệp văn chương.
Coi đây là tâm sự đời thường, tôi Post suy nghĩ của mình lên trang Blogs. Hầu mong bè bạn gần xa chia sẻ tâm tư.
Mong Nhà văn Đặng Văn Sinh và các Friends vui lòng./.
           


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét