Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CHUNG QUANH SỰ GIÀU CÓ CỦA BÍ THƯ...

           Bí thư tỉnh ủy Hải Dương và những kiện cáo quanh Dự án xi măng Phú Tân
                Thứ ba, 22/05/2012, 15:12
              Không phải mới đây mà những thông tin nghi ngờ sự giàu có đáng kinh ngạc của ông Quyến đã râm ran Hải Dương từ khoảng năm 2003-2005 và kéo dài đến hiện tại. Trong rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, có một vụ khá rõ ràng, đã được phản ánh trên nhiều tờ báo. Đó là vụ liên quan đến dự án nhà máy xi măng Phú Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương).

            Dư luận đang dậy sóng với thông tin về gia sản đồ sộ của ông Bùi Thanh Quyến, cựu chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, hiện nay là ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương.
           Không phải mới đây mà  những thông tin nghi ngờ sự giàu có đáng kinh ngạc của ông Quyến đã râm ran Hải Dương từ khoảng năm 2003-2005 và kéo dài đến hiện tại. Trong rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, có một vụ khá rõ ràng, đã được phản ánh trên nhiều tờ báo. Đó là vụ liên quan đến dự án nhà máy xi măng Phú Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương).
              Lấn chiếm đất công, đền bù gian lận
            Trên báo Người cao tuổi phát hành cuối tháng 4/2012, bài Sai phạm chồng sai phạm ở Dự án xi măng Phú Tân, tác giả Thái Hồng Thịnh cho biết: Sự việc bắt nguồn từ việc UBND tỉnh Hải Dương cho phép Nhà máy Xi-măng Phú Tân (Công ty TNHH Phú Tân) ở xã Duy Tân (Kinh Môn, Hải Dương) mở rộng diện tích, nhưng Công ty TNHH Phú Tân đã lợi dụng cơ hội này để lấn chiếm thêm ra bên ngoài 12.200 m2 (làm tròn số) trong đó lấn chiếm hành lang đê, hành lang giao thông 7.900 m2 (làm tròn số).
             Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hanh, căn cứ vào Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 27-4-2007 của UBND tỉnh Hải Dương thì Duy Tân là xã miền núi, do đó mức đền bù phải cao nhất. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Lê Quang Huy (nay là Bí thư Đảng ủy xã) đã cho mức áp giá chỉ có 25.000 đ/m2. Việc đo đếm tính toán khi đền bù cho dân cũng làm sai lệch nhằm cắt xén tiền đền bù vốn đã bị áp giá sai.  
            Ông Nguyễn Văn Hanh có 5.000 m2 đất bị thu hồi nhưng chỉ có 1.565 m2 được trả tiền đền bù, còn 3.435 m2 không được tính. Nhiều gia đình khác cũng bị cắt xén diện tích. Số tiền 518 triệu đồng hỗ trợ đất công điền bị thu hồi trong việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất cho các hộ sử dụng đất (Quyết định số 1627 của UBND tỉnh Hải Dương đã nói rõ) ông Lê Quang Huy cũng không trả cho dân”.
            Báo này tiếp tục cho biết, sau khi bị ông Nguyễn Văn Hanh làm đơn tố cáo, bà Nguyễn Thị Bên (Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn lúc đó - nay là Bí thư Huyện ủy) cho lập đoàn thanh tra của huyện xuống kiểm tra, ra Kết luận thanh tra số 02/KL - UBND (do chính bà Bên ký) nói rằng ông Hanh và dân tố cáo sai.
            Sau đó, bà Bên làm Báo cáo số 01/BC-UBND ngày 12-1-2007 gửi Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước nói rằng việc thu hồi đất, mức giá đền bù đều đúng. 

            Ông Hanh tiếp tục làm đơn kêu lên cấp Trung ương. Sau khi Trung ương có công văn đốc thúc, ba cấp chính quyền ở Hải Dương tổ chức buổi họp dân nghe phản ánh những nội dung mà ông Hanh và người dân thôn Châu Xá tố cáo, đề nghị làm rõ. Theo biên bản đối thoại trong buổi họp, người dân không chấp nhận các ý kiến và cách giải thích của đại diện UBND tỉnh, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND xã Duy Tân, UBND huyện Kinh Môn.
            Vẫn theo tố cáo của ông Hanh cùng các hộ dân xã Duy Tân, ngay cả việc nhận tiền đền bù, người dân cũng không có biên lai nhận tiền. Gia đình nào có bao nhiêu diện tích, số tiền được nhận bao nhiêu đều do cán bộ xã tính toán “hộ” và ông Lê Quang Huy duyệt.
           Hiện nay, còn 14 hộ khác, tự đo đạc lại thấy không đúng diện tích như địa chính xã tính toán đã không nhận tiền đền bù. Ông Hanh thay mặt 59 hộ làm đơn tố cáo thì bị “đầu gấu” đánh vỡ đầu chảy máu phải đi cấp cứu ở bệnh viện một thời gian dài.
Ông Lê Quang Huy nói với phóng viên báo Người cao tuổi: “Dân vui vẻ nhận tiền đền bù hết rồi. Chỉ còn hộ bà Nguyễn Thị Mùa là chưa nhận”.
Nhưng tại Kết luận thanh tra 02/KL-UBND của UBND huyện Kinh Môn do bà Nguyễn Thị Bên kí thì ghi “còn lại 14 hộ không chịu nhận tiền, đòi trực tiếp mặc cả giá với Công ty TNHH Phú Tân”. Vậy ông Lê Quang Huy và bà Nguyễn Thị Bên một trong hai “công bộc”, ai nói thật?
Dự án xi măng Phú Tân: nhà máy lạc hậu, gây ô nhiễm
Tiếp theo sự việc,  ông Cao Văn Tý, Giám đốc Công ty TNHH Phú Tân khẳng định việc Nhà máy Xi-măng Phú Tân được UBND tỉnh ra quyết định, bà Nguyễn Thị Bên, ông Lê Quang Huy cùng kí vào văn bản đồng ý cho Nhà máy Xi-măng Phú Tân thuê thêm 147.000 m2 đất (làm tròn số) để đầu tư mở rộng sản xuất hoạt động của nhà máy.
Tuy nhiên, trong tập văn bản mà ông Cao Văn Tý đưa cho nhà báo, chỉ  trong phụ lục II mới thấy có tên Nhà máy Xi-măng Phú Tân (được đóng dấu treo của Thủ tướng Chính phủ). Nhưng đây là danh mục các dây chuyền sản xuất xi-măng lò quay hiện có trên cả nước, tính đến 31-12-2010.
Hài hước hơn, đó là Phụ lục thống kê tên các nhà máy có công nghệ sản xuất … lạc hậu, gây ô nhiễm (có lẽ sẽ bị khai tử hết vào năm 2015 như tinh thần trong Quyết định 1488/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ) chứ không phải là danh mục các nhà máy xi-măng được Bộ Xây dựng đưa vào dự án quy hoạch năm 2012 - 2030.
Còn chuyện lấn chiếm 12.200 m2 đất (trong đó số diện tích gặm vào hành lang bảo vệ đê và hành lang an toàn giao thông tới gần 7.900 m2), ông Cao Văn Tý khoe: Giờ đã được UBND tỉnh giao cho sử dụng và hằng năm vẫn nộp thuế đều cho địa phương, có biên lai thuế đàng hoàng. Nhưng ông Lê Quang Huy lại khẳng định chuyện nộp thuế của Công ty TNHH Phú Tân, ông không biết vì Công ty TNHH Phú Tân nộp thuế thẳng lên huyện, tỉnh.
Thế nhưng dự án xi măng Phú Tân lại không được Chính phủ cho phép xây dựng.
Không được Chính phủ cho phép, vẫn xây
Trở lại những năm trước: Ngày 5-7-2004, Sở Xây dựng Hải Dương có Công văn số 72/CV gửi Bộ Xây dựng xin đưa Công ty TNHH Phú Tân (cùng ba công ty xi-măng khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương) vào diện quy hoạch chuyển sang sản xuất xi-măng lò quay.
9 tháng sau, không thấy Bộ Xây dựng có ý kiến gì, ngày 20-4-2005, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương lúc đó là ông Bùi Thanh Quyến kí Tờ trình số 13/TTr-UBND gửi Bộ Xây dựng. Nhưng Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ chưa kịp có ý kiến thì ngày 16-11-2005, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 5372/QĐ - UBND (do ông Hoàng Bình, Phó Chủ tịch kí) cho phép Công ty TNHH Phú Tân thuê 147.000 m2 đất để mở rộng diện tích nhà máy sản xuất xi-măng.
Ngày 21-10-2009, Bộ Xây dựng có Văn bản số 2285/BXD - VLXD trả lời UBND tỉnh Hải Dương: “Trong quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng ngành công nghiệp xi-măng có phát hiện thấy một số dự án xi-măng đã và đang được đầu tư xây dựng nhưng không nằm trong quy hoạch phát triển xi-măng như Dự án Xi-măng Phú Tân… thuộc tỉnh Hải Dương. Việc triển khai đầu tư dự án Xi-măng Phú Tân (nói riêng) đã vi phạm Nghị định số 124/2007/NĐ- CP ngày 31-7-2007 của Chính phủ”.
Nói cách khác, dự án Xi-măng Phú Tân không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có nghĩa Nhà máy Xi-măng Phú Tân chỉ được hoạt động theo trạng thái hiện tại, sản xuất trên diện tích đất trước khi UBND tỉnh Hải Dương gửi Tờ trình số 13/TTr- UBND cho Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ.
Việc UBND tỉnh Hải Dương kí ban hành Quyết định số 5372/QĐ - UBND thu hồi ruộng của dân để cho Công ty TNHH Phú Tân thuê 50 năm nhằm mở rộng đầu tư xây dựng để rồi sau đó Công ty TNHH Phú Tân lấn chiếm hành lang đê và hành lang an toàn giao thông là vi phạm pháp luật, cố tình làm trái đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.
Việt Bảo (tổng hợp)


Cận cảnh khối tài sản 'kếch xù' trên khu đất của Bí thư tỉnh Hải Dương
             Thứ hai, 21/05/2012, 10:33
           "Giá trị thực của khu nhà vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số 'ấn tượng' không hề nhỏ. Nhưng chỉ cần 'chiêm ngưỡng' những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá hàng vài triệu đô la và những khối đá quý có kích thước 'khủng' và quý hiếm cũng đủ để mọi người bị... lóa mắt".

            Đó là những khẳng định và lời đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn mà những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương cho biết.
            Hình ảnh khối tài sản 'kếch xù' trên khu đất của Bí thư tỉnh Hải Dương:



Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng được người dân địa phương xác nhận là
của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tại thôn Đông Tân,
xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương  thực sự sẽ khiến bạn phải.. hoa mắt.




Chiêm ngưỡng ở một góc khác




Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Khi khu nhà vườn này hoàn thành thì giá trị sẽ tiêu hết bao nhiêu tiền?




Công nhân vẫn hối hả thi công



Hòn non bộ này khi hoàn thành có giá cũng khá đắt.




các đường đi lối lại đã được hình thành




Chúng ta có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng núi nguyên sinh




Đó chính là những khối đá "khổng lồ" tạo nên những hòn non bộ "khủng"...



Lại là cây và núi




Gốc cây sưa này có đường kính gần hai người lớn ôm




Theo như lời của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì: Đây là gốc cây Sưa tại
khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Quyến vào thời điểm đắt nhất có giá
phải tính bằng đô la (USD)



Dấu cưa cành của cây Sưa



Hệ thống cây xanh được trồng quanh khu nhà



Phía trước cổng vào



Phía ngoài hàng rào



Cây Tùng La hán hàng trăm năm tuổi cũng có giá trị thành tiền cao ngất ngưởng




Theo lời kể của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì cây Thị này khó
mà ước lượng được giá trị thành tiền của nó.



Cùng nhiều cây gỗ quý khác




Những cây gỗ quý vẫn đang được vận chuyển về đây



Giá trị thực của những khối đá này sẽ là bao nhiêu?




Độ "hoành tráng" đến từ những khối đá đỏ quý đã "tô điểm" cho khu nhà vườn




Theo một số người dân ở địa phương và các công nhân ở đây cho biết, tất cả
những khối đá đỏ được đưa về đây có giá rất 'khủng'.




Những khối đã sẽ "trơ gan cùng tuế nguyệt" và sẽ thổi hồn cho khu nhà vườn



Để làm nên các hòn non bộ phải cần đến sự trợ giúp của máy cẩu (phía xa)




Đá quý và cây cổ thụ tạo nên giá trị không tưởng cho khu nhà vườn




Thử nhìn ở góc ảnh này...


Đá quý và cây gỗ quý tạo nên sức "hấp dẫn" ch khu nhà vườn


                                                                                         Theo Giaoduc


Đất là của con trai Bí thư tỉnh ủy?

Thứ ba, 22/05/2012, 21:13
Chiều 22.05.2012 ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho biết: "Chúng tôi khẳng định đất này không phải thuộc sở hữu của đồng chí Bùi Thanh Quyến mà của anh Bùi Thanh Tùng (con trai ông Quyến). Diện tích đất của anh Tùng là 4.152m2, đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

Chiều nay (22.5), trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho biết: “Từ chiều qua (21.5), ngay sau khi nhận được thông tin về việc có nguồn tin về việc này (thông tin cho rằng đồng chí Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến xây nhà trên đất nông nghiệp), chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiến hành kiểm tra và sẽ có thông tin cụ thể báo cáo cấp trên cũng như thông tin cho báo chí”.
Từ ngày 21.5, trên một số trang báo mạng có đưa thông tin Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến đang xây dựng khu nhà vườn rộng lớn trị giá hàng trăm tỷ đồng trên đất nông nghiệp.
“Xác minh về việc này, chúng tôi khẳng định đất này không phải thuộc sở hữu của đồng chí Bùi Thanh Quyến mà của anh Bùi Thanh Tùng (con trai ông Quyến). Diện tích đất của anh Tùng là 4.152m2, đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”- ông Thuấn nói.
Ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương là người quê gốc xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang".
Ông Thuấn cho biết, từ năm 2000, UBND xã Ninh Thành có đề án chuyển đổi cơ cấu đất, đề án này được UBND huyện phê duyệt. Diện tích 4.152m2 đất này trước đây thuộc quyền sở hữu của 4 hộ. Sau đó, 4 hộ này bán lại cho anh Bùi Thanh Tùng. Anh Tùng đã đề nghị và được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Về một số thông tin cho rằng ông Quyến xây nhà lớn, trị giá hàng trăm tỷ đồng, ông Thuấn cho rằng thông tin đó chưa được kiểm chứng. Ông nói địa phương sẽ có báo cáo đầy đủ sau”.
                                                                                   Theo Laodong

Bí thư Hải Dương từng bị tố tham nhũng và xài bằng giả
                        Thứ ba, 22/05/2012, 22:00
Ngoài dự án nhà máy xi măng Phú Tân ở huyện Kinh Môn (Hải Dương), dồn dập trong năm 2006-2007, ông Bùi Thanh Quyến từng bị một nhóm luật sư làm đơn tố cáo về tội tham nhũng liên quan đến Dự án xây dựng khu dân cư bắc đường Thanh Niên (TP Hải Dương) cũng như hành vi sử dụng bằng giả. 
Theo đơn tố cáo của nhóm luật sư này, tấm bằng tốt nghiệp PTTH ông Quyến khai trong hồ sơ là bằng giả vì thực chất ông chưa học hết cấp hai (lớp 7 hộ phổ thông cũ).
Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, ông đã có đầy đủ các loại bằng, trong đó có bằng Đại học Nông nghiệp cho đến Học viện cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Các thông tin tố cáo tham nhũng khác liên quan đến việc cấp đất trái phép, bớt xén các hạng mục công trình Dự án Khu dân cư Bắc đường Thanh Niên (TP Hải Dương), chia nhau bỏ túi hàng triệu USD.
Năm 2007, báo Tiền Phong đã có một bài viết cho biết nhà ông HVT (TP Hải Dương) -một người trong nhóm luật sư làm đơn tố cáo ông Bùi Thanh Quyến và một số quan chức khác của tỉnh Hải Dương - bất ngờ bị một đối tượng bịt mặt ném một túi nilon chứa đầy dầu nhớt và mắm tôm vào phòng khách.
Thời điểm xảy ra vụ việc là  20h ngày 23/5/2007.
Báo Tiền Phong cho biết: “Sự việc diễn ra quá nhanh, mọi người chỉ kịp nhìn thấy đối tượng vứt túi nilon mặc áo kẻ sọc, đeo khẩu trang bịt mặt và đi xe máy che kín biển số".
Ngay sau vụ việc, ông T. đã mời tổ dân phố đến lập biên bản xác nhận vụ việc và thông báo cho cơ quan chức năng.
Trao đổi với PV Tiền phong, ông HVT cũng như nhiều người hàng xóm cho biết, gia đình ông sống chan hoà với hàng xóm láng giềng, không có mâu thuẫn với ai. 
              Duy chỉ có từ đầu năm 2006 đến thời điểm đó (2007), thể hiện trách nhiệm của một đảng viên, ông đã nhiều lần làm đơn tố cáo hành vi sai phạm, tham nhũng của một số cán bộ, quan chức tỉnh Hải Dương liên quan đến Dự án xây dựng hạ tầng Khu dân cư bắc đường Thanh Niên trên địa bàn TP Hải Dương và một số cán bộ lãnh đạo tỉnh gian lận về bằng cấp. Các nội dung tố cáo hiện đang được cơ quan thẩm quyền giải quyết.
            Theo ông T., rất có thể đó là nguyên nhân khiến gia đình ông bị đe dọa, trả thù. 
Trao đổi với báo Tiền Phong thời điểm đó, ông T. và người dân TP Hải Dương mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ đối tượng đã đe dọa gia đình ông. Tuy nhiên, vụ việc này không thấy có thông tin nối tiếp.
Vào tháng 2/2007, Báo Công an nhân dân cũng có bài viết về vụ việc này. Bài báo cho biết vụ sai phạm tại dự án khu dân Bắc đường Thanh Niên đã có kết quả thanh tra của tỉnh, nhưng ông HVT không đồng ý với kết quả đó nên tiếp tục có đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm một số cán bộ cấp tỉnh.
Trả lời đơn của ông HVT, Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh ngày 4/5/2006, Thanh tra tỉnh Hải Dương đã thành lập Đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Bắc đường Thanh Niên.
Ngày 26/9/2006, Thanh tra tỉnh đã có Kết luận thanh tra số 593/KL-XKT. Vì đơn của ông T. tố cáo có một số người thuộc diện Trung ương quản lý trong thực hiện dự án khu dân cư Bắc đường Thanh Niên nên vụ việc phải đưa đến Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng tiến hành xem xét giải quyết.

                                                                                 Nguyễn Văn Dân (tổng hợp

                        
Hàng loạt vi phạm tài chính và đất đai thời ông bí thư Hải Dương làm chủ tịch tỉnh
Thứ tư, 24/05/2012, 09:08
Khi còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Bùi Thanh Quyến từng bị tố cáo và thanh tra về một số dự án sử dụng đất. Ngoài dự án nhà máy xi măng Phú Tân, vụ nổi đình đám nữa là vụ khu dân cư bắc đường Thanh Niên (TP Hải Dương). Cũng như vụ nhà máy xi măng Phú Tân, vụ việc này được các báo lớn của Trung ương đăng tải mạnh mẽ trong các năm 2006-2007.

             
Trên báo Quân đội nhân dân đầu tháng 1/2007, có bài viết nêu khá chi tiết những vụ "chặn đầu, chặn đuôi" xung quanh dự án nói trên.
Cụ thể, bài báo cho biết, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bắc đường Thanh Niên thành phố Hải Dương tổng mức đầu tư theo dự toán chỉ có xấp xỉ 50 tỷ đồng, về quy mô không phải là lớn. Thế nhưng từ khi thực hiện dự án (năm 2003 đến khi bài báo ra đời, tức năm 2007), các sai phạm liên tiếp được phát hiện. Đến 2007, thời gian thực hiện dự án đã nhiều gấp ba lần theo hợp đồng ban đầu, vậy mà nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thành, nhiều công trình chưa được quyết toán...
Chưa phê duyệt, đã thi công
Báo Quân đội nhân dân cho biết, mục đích của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bắc đường Thanh Niên (thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là xây dựng một khu đô thị hiện đại, góp phần giải quyết nhà ở cho dân và tạo bộ mặt đô thị đẹp cho thành phố.
Dù chưa có Quyết định của UBND tỉnh giao đất thì Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương (cơ quan được giao quản lý dự án xây dựng khu dân cư bắc đường Thanh Niên) đã tiến hành xây dựng trụ sở làm việccủa cơ quan tại đất dự án.

Điều này vi phạmLuật đất đai và quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Không những thế, Ban quản lý đã ký hợp đồng nguyên tắc cho Công ty TNHH Phương Anh (Hà Nội) thuê đất tại khu dân cư bắc đường Thanh Niên để xây dựng Trung tâm thương mại.

Việc ký hợp đồng này, theo ý kiến của Thanh tra tỉnh Hải Dương là "vừa không đúng chức năng, vừa trái thẩm quyền"

Vì vậy, ngày 23-5-2003, UBND tỉnh Hải Dương mới có Quyết định số 1496/QĐ-UB phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán hạng mục san nền của dự án. Thế nhưng ngay từ ngày 2-5-2003, đơn vị thi công là Công ty xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị Hải Dương đã tiến hành thi công. Còn lễ khởi công chính thức thì được tiến hành vào... ngày 12-5-2003.

              Chính vì thi công trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật nên nhà thầu đã làm sai rất nhiều so với thiết kế, như không bóc bỏ lớp đất màu trên bề mặt, thay đổi phương pháp vét bùn... 
Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hải Dương (tại công văn số 153, ngày 9-8-2006) thì "Việc chủ đầu tư đề nghị thay đổi thiết kế và đã thi công như vậy là chưa đúng với quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam".
Mặt khác, theo nhật ký công trình thì hạng mục san nền được thi công từ tháng 5 năm 2003 và từ ngày 11-6-2003 đến ngày 12-8-2003 không thi công, nhưng dự toán khoán thầu lại áp dụng đơn giá vật liệu xây dựng đến chân công trình thời điểm tháng 7 năm 2003, chênh lệch mỗi mét khối cát là 2.000 đồng, tổng giá trị tăng thêm theo tính toán của Thanh tra tỉnh Hải Dương là hơn 618 triệu đồng (thời điểm 2007).
Không chỉ có hạng mục san nền mà còn có 6 hạng mục quan trọng khác cũng xảy ra tình trạng thi công trước, thẩm định và phê duyệt dự toán khoán thầu sau.
Ngay bản thân quy hoạch chi tiết khu dân cư bắc đường Thanh Niên (Hải Dương) cũng ra đời trước khi quy hoạch tổng thể thành phố Hải Dương được UBND tỉnh phê duyệt.
Vi phạm quy chế đấu thầu và quản lý tài chính 
Nếu xem xét quy mô cũng như loại hình dự án thì dự án xây dựng khu dân cư bắc đường Thanh Niên (Hải Dương) phải đấu thầu xây lắp (theo Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ), thế nhưng không hiểu vì sao dự án lại được chuyển sang hình  thức "giao thầu".
Hơn thế nữa, năng lực tài chính của nhà thầu cũng không đủ điều kiện để thực hiện, vì thế Công ty xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị Hải Dương (nhà thầu) đã đề nghị UBND tỉnh Hải Dương và đã được chấp nhận vay 20 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi (5,4%/năm), trong khi trước đó khi ký hợp đồng, Công ty này đã cam kết tự ứng vốn theo hình thức BT.
Dù chưa có Quyết định của UBND tỉnh giao đất, Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương (cơ quan được giao quản lý dự án xây dựng khu dân cư bắc đường Thanh Niên) đã tiến hành xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan tại đất dự án. Điều này vi phạm Luật đất đai và quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.
Không những thế, Ban quản lý đã ký hợp đồng nguyên tắc cho Công ty TNHH Phương Anh (Hà Nội) thuê đất tại khu dân cư bắc đường Thanh Niên để xây dựng Trung tâm thương mại. Việc ký hợp đồng này, theo ý kiến của Thanh tra tỉnh Hải Dương là "vừa không đúng chức năng, vừa trái thẩm quyền".
Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương còn chiếm dụng và sử dụng trái phép tiền của ngân sách Nhà nước trong số tiền hơn 1,5 tỷ đồng do Công ty Phương Anh nộp. Ban quản lý còn đề nghị UBND tỉnh cho Công ty Phương Anh được kéo dài thời gian thuê đất từ 30 năm lên 50 năm và được thuê thêm diện tích khác vào vị trí không đúng quy hoạch sử dụng đất. Đó là vị trí quy hoạch đất công cộng (chợ và bãi tập kết rác) của khu dân cư đã được phê duyệt.
Không chỉ có vậy, ngày 14-10-2004, Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương bàn giao diện tích đất trong khu dự án xây dựng khu dân cư bắc đường Thanh Niên cho bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương xây dựng trụ sở. Việc bàn giao này, theo văn bản của Thanh tra Hải Dương cũng là "không đúng chức năng và không đúng thẩm quyền".
Trong khi chưa được UBND tỉnh có quyết định chính thức giao đất, thì Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương vẫn "bật đèn xanh" cho Bảo hiểm xã hội Hải Dương xây dựng trụ sở. Trụ sở này cũng không nằm trong quy hoạch sử dụng đất của dự án".
Cũng nguyên một nỗi thắc mắc như những bài báo tương tự viết về các hiện tượng vi phạm pháp luật quanh các dự án đất đai ở Hải Dương, tác giả bài báo cho biết: từ cuối tháng 9 năm 2006, thanh tra tỉnh Hải Dương đã có kết luận thanh tra dự án này, đồng thời kiến nghị xử lý kỷ luật một số cá nhân liên quan. Thế nhưng cho đến 2007, rất nhiều cán bộ sai phạm có liên quan vẫn "bình chân như vại".

Theo trang thông tin của Quốc hội khóa XIII, ông Bùi Thanh Quyến tên thường gọi Bùi Thanh Quyến, sinh 1/8/1956, dân tộc: Kinh, quê quán xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang , Hải Dương. Trình độ học vấn: Trên Đại học. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế.

Ông Quyến là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Theo Quân đội nhân dân

Thanh tra Chính phủ từng mở đoàn thanh tra trách nhiệm chủ tịch tỉnh Hải Dương
Thứ tư, 24/05/2012, 10:49
Liên quan đến vụ tố cáo về các sai phạm về đất đai ở Hải Dương, giữa tháng 4/2010, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào đã ký quyết định thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.

            Cả hai quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về dự án đầu tư cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ và kinh doanh cầu cảng do Cty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thế Anh làm chủ đầu tư đều bị tố “có vấn đề”.
             Bỏ qua cơ quan hữu trách
             Ngày 20/6/2008, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương lúc đó là ông Phan Nhật Bình (đã nghỉ hưu 2009) đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ và kinh doanh cầu cảng do Cty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thế Anh (Cty Thế Anh) làm chủ đầu tư.
Sẽ không có gì đáng nói, nếu như dư luận không phát hiện quyết định này đã “bỏ qua” ý kiến của cơ quan cơ quan quản lý đường sông. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3, điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa: “ Tổ chức, cá nhân khi lập dự án cảng, bến thuỷ nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa”.
Tiếp theo đó, ngày 16/12/2008  UBND tỉnh Hải Dương lại có quyết định số 4778/QĐ –UBND về việc thu hồi  12.404m2 nằm trên địa bàn thị trấn Phú Thái và 3.781m2 địa bàn xã Kim Lương cho Cty Thế Anh thuê đầu tư xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy  kinh doanh cầu cảng.
Trong khi đó, cũng trên địa phận thị trấn Phú Thái, ngày 13/1/2004,  UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định số 162/QĐ-UBND cho phép ông Đặng Văn Chúc (hộ khẩu thường trú tại thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành) được lập mặt bằng để trung chuyển vật liệu và sửa chữa tàu thuyền tại bãi ngoài  đê hữu sông Kinh Môn, huyện Kim Thành.
Ngày 7/4/2008, Cục đường sông Việt Nam (nay là Cục ĐTNĐ Việt Nam) đã có quyết định số 211/QĐ-CĐS công bố Cảng thủy nội địa Phú Thái. Theo đó, vùng nước của cảng để phục vụ xếp dỡ hàng hoá  có chiều dài dọc sông 250m, vùng neo chờ của phương tiện ra vào xếp dỡ hàng hoá có chiều rộng 25m tính từ mép bên phải trở ra luồng chạy tàu; vùng neo đậu phương  tiện  có chiều dài dọc sông 300m, chiều rộng 25m tình từ mép bờ cao trở ra.
Quyết định trái thẩm quyền?
Mặc dù vị trí mặt bằng mà Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho Cty Thế Anh thuê nằm phía bên trong sông, song theo ông Đặng Văn Chúc, xét về bản chất pháp lý,  không thể nói quyết định 4778 không liên quan đến việc sử dụng vùng nước bờ phải sông Kinh Môn thuộc Cảng nội địạ Phú Thái mà ông Chúc là chủ sở hữu được cấp có thẩm quyền là Cục đường sông Việt Nam cấp phép hoạt động.
Vì lẽ đó, UBND tỉnh Hải Dương cho Cty Thế Anh thuê đất với mục đích là kinh doanh cầu cảng, sửa chữa  đóng mới phương tiện vận tải thủy không những chồng chéo lên quyền sử dụng mặt bằng  mà còn  vô hình chung làm phát sinh nguy cơ tranh chấp sử dụng vùng nước giữa Cảng thuỷ nội địa Phú Thái với Công ty Thế Anh, gây mất trật tự anh ninh khu vực, gây mất an toàn cho các phương tiện ra vào cảng và lưu  thông trên sông.
                Mặt khác, quyết định 4778/QĐ-NBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh Hải Dương, theo một số luật gia, đã ban hành trái thẩm quyền nếu đối chiếu với Luật Đất đai năm 2003 về thu hồi đất, cho thuê đất. Cụ thể, theo quy định pháp luật, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất tại địa phương thuộc về UBND tỉnh Hải Dương, trong khi đó, phần chủ thể tại quyết định 4478/QĐ - UBND lại là Chủ tịch UBND tỉnh và phần ký, đáng nhẽ phải thay mặt UBND tỉnh thì quyết định chỉ ghi ký thay Chủ tịch.
              Thanh tra trách nhiệm chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương 
              Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trong việc chấp hành Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng từ tháng 1/2008 - 31/12/2009. Kết quả phải báo cáo Tổng Thanh tra xem xét trình Thủ tướng Chính phủ..
Theo quyết định, thời hạn thanh tra là 20 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc thanh tra tại địa phương. Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Đức Hải, Phó Cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và thanh tra Khu vực 1 (Cục 1) làm trưởng đoàn.
Phó tổng thanh tra cũng giao Cục trưởng Cục 1 giúp Tổng Thanh tra xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc đoàn thanh tra.
Ông Nguyễn Kim Châu, Cục trưởng Cục 1, Thanh tra Chính phủ cho biết, dự kiến vào ngày 8/4/2010 Đoàn Thanh tra về công bố quyết định trên tại tỉnh Hải Dương.
Theo TTXVN, ngày 23/ 5/ 2011 Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã có thông báo về Kỳ họp thứ 4, tổ chức từ ngày 12 đến 20-5, dưới sự chủ trì của ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư.
Theo đó, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Đảng, Ủy ban Kiểm tra đã xem xét kết quả giải quyết đơn thư tố cáo đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND cấp tỉnh, thành phố; kết luận kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương.
Ủy ban đã xem xét, giải quyết tố cáo đối với 5 trường hợp và kết luận: Một trường hợp tố cáo không đúng, 4 trường hợp tố cáo đúng một phần nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật người bị tố cáo, yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 3 trường hợp; tham gia ý kiến vào báo cáo giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền Ban Bí thư đối với 2 trường hợp.
Ông HT, người tố cáo một số quan chức tỉnh Hải Dương liên quan đến nhiều dự án đất đai năm 2005-2007, cho biết ông đã mất hai năm thu thập tài liệu và hai năm tiếp theo để gửi các tài liệu này đi khắp các ban ngành có trách nhiệm.

                                                           Theo TTXVN/Dantri/Pháp luật Việt Nam

            Bí thư Hải Dương xây nhà vườn trăm tỷ?
Khu nhà vườn rộng tới 5.000m2 tọa lạc xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang (Hải Dương), được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng mà giới bất động sản ước tính có giá trị lên tới cả trăm tỷ đồng.
Chủ nhân của khu nhà vườn tiền tỷ này được cho là của ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.


Khu nhà đang xây dựng ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương.

Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...
Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp trái phép (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?
Phóng viên đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) để xác minh thông tin này.

Khối "tài sản kếch xù" trong khu nhà vườn
Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một "đại công trường" đang thi công.
Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.
Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.
Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi - PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ "khổng lồ" bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một "rừng" cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…
Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?
Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải "ngốn" hết khoản tiền không nhỏ. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào...?


Cây sưa bạc tỷ và đá phong thủy ở trong khu nhà vườn

Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ "khổng lồ" ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về. 
Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây, giá trị của chúng cũng lên đến con số rất "khủng". Trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà cũng không kém đắt tiền. "Chi phí để mua các loại đá về cũng hết khá nhiều tiền, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi" - ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và "rừng" cây, gỗ quý...
Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là "tài sản" vô giá trong khu vườn này. Đó là một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm... và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài.
Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ...
"Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá rất cao, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá phải tính bằng đô (USD). Còn lại những cây khác thì giá vô vàn lắm..." - ông K chỉ tay về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn - PV) nói.
Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác.
"Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp..."_Ông Quyến xác nhận.

            Theo Giáo dục Việt Nam

 Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh Hải Dương
Thứ hai 21/05/2012 07:10
(GDVN) - Thời gian gần đây người dân ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang - Hải Dương đang đồn thổi nhau và không tiếc lời khen ngợi, ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp của khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được người dân địa phương xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư tỉnh Hải Dương.
Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang - Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt  những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...

Khu nhà đang xây dựng của ông Bùi Thanh Quyến ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương

              Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) để xác minh thông tin này.

Khối "tài sản kếch xù" trong khu nhà vườn
Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một "đại công trường" đang thi công.
Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.
Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.
Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi - PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ "khổng lồ" bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một "rừng" cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…
Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?
Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải "ngốn" hết khoản tiền không nhỏ. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào...?
Bạn thấy thế nào về khu nhà vườn của gia đình ông Bí thư tỉnh Hải Dương?
                                  Tầng 1 của ngôi nhà

              Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ  "khổng lồ" ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.
Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây, giá trị của chúng cũng lên đến con số rất 'khủng'. Trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà cũng không kém đắt tiền. "Chi phí để mua các loại đá về cũng hết khá nhiều tiền, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi" - ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và "rừng" cây, gỗ quý...
Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là "tài sản" vô giá trong khu vườn này. Đó là một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm... và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài.
Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ...

                           Cây sưa và đá ở trong khu nhà vườn

            "Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá rất cao, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá phải tính bằng đô (USD). Còn lại những cây khác thì giá vô vàn lắm..." - ông K chỉ tay  về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn - PV) nói. 

             Cán bộ UBND đi nghỉ mát vào ngày làm việc?
             Khi PV đến UBND xã Ninh Thành (ngày 16/5) để liên hệ công tác báo chí và xác minh nguồn gốc đất như theo phản ánh của người dân thì ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch UBND xã Ninh Thành từ chối không hợp tác: "Chủ tịch đi vắng không tiếp được". Trong khi đó, ông chủ tịch xã vẫn ngồi chễm chệ trong phòng kế toán? Thậm chí, ông chủ tịch xã còn tuôn ra những ngôn ngữ hơi khiếm nhã và "lệnh" cho CA xã "mời" PV ra khỏi ủy ban(!?).
             Trước đó, thứ 2, ngày 14/5, phóng viên đã điện thoại để đặt lịch làm việc với UBND xã nhưng điện thoại bàn Văn phòng ủy ban chỉ có chuông và không ai nhấc máy. Sau đó, PV tiếp tục điện thoại cho ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch xã nhưng đầu dây bên kia chỉ tiếng thuê bao hiện giờ không liên lạc được?
            Theo ông Nguyễn Văn Kiệt Chánh Văn phòng UBND xã Ninh Thành cho biết: "Hôm đó (14/5), chúng tôi đang đi du lịch ở Huế?".
            Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác. "Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp..."_Ông Quyến xác nhận.

             Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin này đến bạn đọc... 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét