Người Trung Hoa xấu xí
Người Cùng Khổ
Thời gian gần đây, cả thế giới khi đánh giá về việc giao thương, nhất là nói đến hàng hóa Trung Quốc (TQ) đều có cái nhìn thiếu thiện cảm. Dường như tất cả đều khịt mũi, lắc đầu trước hàng hóa TQ, xem nhãn hiệu made in China “là biểu tượng của sự dối trá đáng khinh bỉ”. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói đến các scandal thực phẩm ở TQ là: “Thể hiện sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng và sự mất liêm chính”.
Vì sao ra nông nỗi này nếu như biết rằng trước đây cả thế giới đều ngưỡng mộ những doanh nhân người Hoa như mẫu mực của chữ tín, về nghệ thuật kinh doanh. Hàng hóa người Hoa sản xuất luôn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống với những thương hiệu từ đời ông đến đến cháu, đời cha đến đời con đều được tin dùng.
Người Trung Hoa ngày xưa ấy:
Lật lại lịch sử cho thấy người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên gồm lính, quan, dân, tội phạm... Đến thế kỷ 17 người Hoa lại có đợt di cư lớn vào Việt Nam với thành phần chủ yếu là những người trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh. Bước sang thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào Sài Gòn dưới hình tuyển mộ phu đồn điền. Đến năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc dân Đảng thua ở lục địa.
Nói như thế để thấy rằng, hầu hết những người Hoa vào VN thời điểm này đều chưa nếm mùi cộng sản, thậm chí còn còn kinh hãi cộng sản.
Trở lại với cộng đồng người Hoa ở VN, trong khi ở miền Bắc họ không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, nhất là 3 lĩnh vực then chốt: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Sự chi phối mạnh mẽ của Hoa kiều tại miền Nam đến mức dưới thời đệ nhất Cộng hòa, tổng thống Ngô Đình Diệm đã phải ban hành đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v.
Nhưng cho dù cộng đồng người Hoa ở miền Nam có giàu lên nhanh chóng, chi phối hoạt động kinh tế như thế nào thì xã hội vẫn dành cho họ sự ngưỡng mộ, nể phục chứ không hề tỏ ra ghét bỏ, đố kị. Trước hết người Hoa đã thu phục nhân tâm với sự nỗ lực vươn lên, cần cù nhẫn nại đáng kinh ngạc. Đặc biệt họ đã để lại một đức tính đáng quý đó là trọng chữ tín, là nghệ thuật kinh doanh bậc thầy. Người Hoa rất trọng thương, khởi nghiệp không nề hà sang hèn. Từ bán kẹo kéo, thu mua ve chai đến hàn tiện, gánh thuê gánh mướn… họ đều làm. Nếu gặp thất bại, họ sẽ làm lại, bền bỉ, lạc quan.
Khi buôn bán với người Hoa thì có thể hoàn toàn yên tâm về số lượng, chất lượng hàng hóa, tiền nong sòng phẳng, rõ ràng. Tôi có bà cô mua bán hàng văn phòng phẩm với người Hoa ở chợ Phùng Hưng cho biết: Làm ăn với người Hoa gần 50 năm nay nhưng chưa bao giờ phải phiền hà về thái độ của họ. Đặc biệt không bao giờ lật lọng, ba xạo, đã hứa là thực hiện mặc dù chẳng bao giờ có miếng giấy biên nhận, biên lai gì cả, chỉ cần nói miệng với nhau vì họ sợ nhất là mất chữ tín.
Điều đáng nói người Hoa dù làm nghề gì, bán sản phẩm gì cũng đều cố gắng để lại thương hiệu của mình, cho dù có biến động về giá cả, từ đời cha truyền nghề cho đời con cũng giữ được cái “hương vị” của riêng mình. Từ quán phở đến hàng bánh bao, dưa muối cho đến chai thuốc tiêu ban lộ… họ đều xây dựng chất lượng “bảo chứng tại tòa”. Người Hoa không buôn bán chụp giật, họ giữ chân khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm đặc trưng của mình không lẫn vào đâu được. Ngay như thời bao cấp, mặc dù khó khăn trăm bề nhưng người Hoa vẫn biết cách làm ra những sản phẩm cấp thiết cho cuộc sống. Mặc dù sản phẩm của họ không chất lượng như hàng ngoại, hàng “chính thống” nhưng người Hoa không vì lợi nhuận mà mờ mắt làm ẩu, làm những thứ độc hại, bất nhân.
Riêng việc phục vụ thượng đế thì chúng ta phải gọi họ bằng thầy. Ở các tiệm thuốc Bắc cho dù đêm hôm khuya khoắt, ngày lể ngày nghỉ nhưng khi người bệnh gõ cửa là họ vui vẻ phục vụ và không bao giờ bắt chẹt, nâng giá. Còn đối với các tiệm thuốc tây thì đừng hòng.
Ngẫm lại không riêng gì ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, ở đâu cộng đồng người Hoa đều là những nhà buôn, nhà sản xuất giỏi, biết trọng chữ tín và nhất là không để lại tiếng xấu cho đời.
Và người Hoa bây giờ
Thế nhưng từ khi Trung Hoa đại lục (THĐL) trỗi dậy thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, mở rộng giao thương với bên ngoài thì cái nhìn về sản phẩm hàng hóa của họ ngày thiếu thiện cảm. Kèm theo ánh hào quang của một nền kinh tế “bùng nổ” là một bộ mặt xấu xí, đáng chê trách. Từ hình tượng là những thương nhân có tâm đức, trọng chữ tín thì doanh nhân người Hoa trở thành những “gian thương” với danh sách bất hảo ngày càng dài ra
Không sao kể hết những sản phẩm kinh hoàng, kinh dị do THĐL làm ra. Tất cả những chuyện kinh thiên động địa họ đều nghỉ ra mà sản phẩm nào cũng liên quan trực tiếp đến tính mạng con người: Này nhé trứng gà giả là bằng bột và hóa chất mà giá thành chỉ 100đ/trứng. Đến cả hạt gạo họ cũng làm giả với thành phần là bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ. Người ta tính toán nếu ăn 3 chén cơm loại này thì cũng đồng nghĩa tọng vào người một túi nylon loại lớn. Làm đũa thì ngâm bằng hóa chất độc hại gấp hơn cả ngàn lần theo như tiêu chuẩn quốc tế cho phép. Họ đầu độc trẻ em bằng sửa bẩn nhiễm melamine khiến hàng trăm trẻ sơ sinh thiệt mạng và 300.000 trẻ em bị nhiễm độc. Cách đây không lâu 300 người ở Panama bị chết oan vì uống phải thuốc cảm glycerin, đây là dạng sirô xuất xứ Trung Quốc có chứa diethylene glycol làm hư thận, gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Cũng vậy tại Haiti 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi, chết chỉ vì độc dược này. Ở Úc người ta phát hiện ra sản phẩm mền len của Trung Quốc có tẩm hóa chất chống nhăn và hóa chất này có thể gây ung thư cho người sử dụng…
Gần như ngày nào trên báo chí cũng ngập tràn những tin tức kinh hoàng về thực phẩm, hàng hóa TQ. Bột lẫu Tứ Xuyên sử dụng hóa chất gây ung thư, giá sống nhiễm độc sodium nitrite và urea mầm mống gây ung thư. Người ta tìm thấy độc tố diethylene glycol trong kem đánh răng, ly thủy tinh nhiễm chì, phát hiện hàng chục mẫu son môi có chứa chất sudan, trà sữa trân châu có chứa độc tố hóa học, tỏi bột, ớt bột cũng bị nhiễm chất phóng xạ, chè xanh của Trung Quốc vốn có tiếng trên thế giới cũng có chứa nhiều chất có khả năng gây ung thư, kẹo cũng bị nhiễm hóa chất… Đáng quan ngại là phần lớn quần áo và đồ chơi trẻ em, quần Jean người lớn bị tẩm hóa chất độc hại formaldehyde
Sự kinh dị của công nghệ "biến hóa" thực phẩm của THĐL vượt xa trí tưởng tượng của nhiều người và cứ ngở chỉ có trong phim kinh dị như: Vớt váng dầu ở các cống rảnh hôi thối để tái chế thành dầu ăn đem bán, chế biến hột vịt lộn từ gà con chết, lấy gạo mốc rồi dùng các chất phụ gia như lưu huỳnh dioxit để tảy sạch như mới, làm nhân bánh bao từ giấy carton, chế biến măng tây từ đũa ăn đã sử dụng. Người ta dùng chất phụ gia clenbuterol để đốt cháy mỡ và giúp thịt heo nạc hơn. Dùng chất borax để biến thịc heo thành thịt bò mà ai cũng biết chỉ cần 15gram chất này cũng đủ vật chết một người khỏe mạnh.
Người còn vậy, đối với gia súc, chăn nuôi thì còn tệ hại hơn. Ở Canada, Mỹ hàng trăm chó mèo lăn ra chết sau khi ăn thực phẩm chứa gluten từ bột mì nhập khẩu của Trung Quốc. Các sản phẩm nuôi trồng từ TQ vô tư sử dụng hóa chất độc hại để tăng trọng, tăng trưởng
Tất cả đều bàng hoàng đặt câu hỏi: Tại sao giới kinh doanh, sản xuất từ THĐL lại tàn độc như vậy. Đạo đức kinh doanh, nhân tính của họ có còn không. Khi tôi trao đổi vấn đề này với những người bạn kinh doanh người Hoa ở Chợ Lớn Sài Gòn thì tất cả đều cảm thấy đó là một nỗi ô nhục, hổ thẹn với tiên tổ. Đúng như nhận xét của một học giả: “Những đức tính tốt đẹp của người Trung Hoa xưa dựa vào những triết lý và nguyên tắc sống của đạo Phật, của Khổng Tử, của Mạnh Tử, và của Lão Tử đã không còn nữa. Ngày nay đa số người Trung Hoa sống trong sự cạnh tranh và đua đòi vật chất. Họ sẵn sàng làm những việc ghê gớm nhất chỉ vì lợi nhuận”
Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện trong Cổ học tinh hoa ứng đối. Câu chuyện đại ý là: vua Sở muốn làm nhục sứ thần nước Lỗ nên đã dùng một người giả là dân nước Lỗ vu cho anh ta tội ăn cắp và hỏi sứ thần nước Lỗ rằng: tại sao người nước Lỗ lại hay ăn cắp như vậy? Sứ thần trả lời rằng: "Thần trộm nghĩ: cây quýt ở phương Nam thì ngọt, đưa lên phương Bắc trồng lại chua. Người nước Lỗ vốn nhân từ, hiền lành, sang nước Sở lại phạm tội ăn cắp. Đó chẳng qua do thủy thổ mà ra cả".
Vậy “thủy thổ” nào đã tạo ra người Trung Hoa xấu xí như vậy.
Cây nào quả ấy:
Người TH đã có bề dày lịch sử đáng nể, được xem là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại. Đặc biệt Văn hóa TQ được xây dựng trên nền tảng của lòng sùng kính trời đất, vua, cha mẹ và thầy giáo. Đó chính là yếu tố hài hòa giữa con người và vũ trụ làm nên bản chất người TH đó là lòng bao dung, đề cao Trung - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.
Thế nhưng từ khi Đảng cộng sản TQ (ĐCSTQ) lên cầm quyền thì xã hội TQ biến đổi một cách sâu sắc, các giá trị nhân bản, đạo đức kỷ cương bị xới tung. Đúng như Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của ĐSCTQ đã nói: “Chủ nghĩa Cộng Sản không phải là tình yêu. Chủ nghĩa Cộng Sản là cái búa để chúng ta đè bẹp kẻ thù”. Chính từ “kim chỉ nam” này mà đất nước TH đã chìm đắm trong những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh tư tưởng và đất nước TH vĩ đại kể từ khi có ĐCS là giai đoạn lịch sử đau buồn đầy máu, nước mắt và sự dối trá.
Ngay từ khi lên cầm quyền ĐCSTQ đã liên tục thực hiện các cuộc cách mạng “Chuyên chính vô sản”. Bắt đầu là tróc nã tiêu diệt những người thuộc Quốc Dân Đảng, tiếp đến là cải cách ruộng (CCRĐ) để giải quyết quan hệ sản xuất ở nông thôn dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Bước tiếp theo là chiến dịch Ngũ phản mà thực chất là giết những người giàu có ở thành thị để cướp của dẫn đến cái chết của hàng chục ngàn người vô tội. Đó là “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” thực chất là cái bẫy để tiêu diệt những người bất đồng quan điểm. Bi thảm nhất là cuộc cách mạng văn hóa (CMVH) được xem là “cuộc thảm sát lịch sử TH” với mục đích tiêu diệt trí thức, bóp chết tư tưởng tiến bộ. Rồi thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn để ngăn chặn đòi hỏi dân chủ. Và khi cần thể hiện quyền uy, củng cố nhà nước độc quyền thì đàn áp Pháp luân công một cách tàn bạo. Đó là chưa kể những chính sách sai lầm về kinh tế của ĐCSTQ đã khiến trên 30 triệu người dân chết đói trong Đại nhảy vọt…
Hậu quả nặng nề mà xã hội TQ gánh chịu không chỉ con số hàng chục rồi hàng chục triệu người vô tội ngã xuống mà chính là xã hội bị phân hóa, những phẩm chất tốt đẹp được xây dựng từ bao đời bổng chốc bị chà đạp, vứt bỏ. Tính thiện của con người được thay bằng sự độc ác, giả dối.
Với tôn chỉ “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người” thì những người CSTQ không còn biết kính sợ điều gì nữa. Họ nuôi dưỡng, cổ súy cho những người máu lạnh, không còn biết kính trời, kính người.. Biến con người thành những công cụ sắc lạnh, những con quỷ chỉ biết chém giết, đập phá dưới vỏ bọc “chuyên chính vô sản”. Từ CCRĐ đến CMVH đến Thiên An Môn… ĐSCTQ đã đưa con người đã đi đến cùng cực của sự bất nhân, làm những việc trái với luân thường đạo lý, sẵn sàng làm những việc trời không dung đất không tha.
Đọc lại những tác phẩm thuộc “dòng văn học vết thương” của TQ ta mới thấy thân phận con người thời kỳ này còn thua một con chó, thế sự đảo điên theo vòng quay của “cách mạng”. Con thì đấu tố, chưởi cha mẹ phản động, cháu bêu rếu ông bà vì là thành phần bóc lột, học trò thì đánh đạp nhục mạ những người thầy đáng kính của mình… Những di sản văn hóa cha ông để lại bị đập phá còn dã man hơn Tần Thủy Hoàng, sách vở thánh hiền, những di sản thi ca nhân loại bị vứt vào sọt rác rác để thay bằng sách đỏ của Mao. Tất cả các đạo giáo bị đàn áp, chùa chiền miếu mạo bị đạp đổ không thương xót. Những người đồng chí, đồng đội vào sinh ra tử với nhau bổng chóc trở thành kẻ thù chém giết không nghỉ tay.
Hoặc như cuộc cách mạng Đại nhảy vọt, “Thiên đường cộng sản chủ nghĩa” do chính Mao thiết kế và lãnh đạo đã biến thành địa ngục trần gian với hàng chục triệu người chết đói. Kinh hãi hơn người ta ăn cả thịt người để sống, có gia đình phải giết con ăn thịt để sống cầm hơi. Một xã hội đã biến con người hơn thú. Ác quỷ. Và chỉ có ĐCSTQ mới dám làm cái chuyện “kinh thiên động địa” khi dùng xe tăng cán chết sinh viên biểu tình, vào tận bệnh viện để truy sát những người đang cấp cứu khiến hơn 7000 người bị chết gần 10.000 bị thương.
Để rồi sản phẩm mà ĐCSTQ để lại là đất nước TH rộng lớn nhưng không còn vĩ đại nữa. Một chính quyền được xây dựng hùng mạnh bằng súng và xe bọc thép nhưng không còn vững bền. Chính sự phá hoại văn hóa truyền thống trước đây đã khiến Trung Hoa đại lục phải trả giá. Đó là một xã hội được xây dựng trên sự dối trá, xơ cứng và chai lì về cảm xúc, ở đó lòng trắc ẩn, tình đồng loại chỉ là thứ hàng xa xỉ. Không có gì chế ngự được “tính quỷ”, lòng tham ở mỗi con người. Và ở đó những con người máu lạnh có thể sống trục lợi trên mạng sống của người khác mà không sợ bị xã hội lên án không biết sợ quả báo, nghiệp chướng là điều dể hiểu.
Cái họa cho chúng ta
Trong khi nhiều nước trên thế giới đã tẩy chay, cạch mặt hàng hóa TQ thì anh bạn láng giềng tốt lại ồ ạt đưa hàng qua nước ta từ thượng vàng đến hạ cám. Hàng hóa TQ tràn ngập trên thị trường VN, không chỉ bóp chết nền kinh tế trong nước mà trong đó đang có nhiều sản phẩm đầu độc mạng sống của hàng triệu người. Theo cảnh báo do Phòng Thương Mại Công nghiệp Việt Nam đưa ra thì hằng năm có hàng triệu lượt người triệu người Việt Nam bị ngộ độc thực phẩm xuất xứ từ TQ. Đáng sợ hơn nữa là những hóa chất, phẩm màu độc hại xuất xứ từ TQ được bày bán đầy nghẹt các chợ từ thành thị đến nông thôn với gía rẻ như bèo, tạo điều kiện thuận lợi cho những người kinh doanh bất nhân ra tay. Thế những cái nguy hại hơn cả là chúng ta đã “nhập khẩu” một lối sống, lối kinh doanh vô đạo đức, bất chấp mạng sống người khác. Đây thực sự là cái họa sẽ di căn đến cho con cháu mai sau.
NCK
Nguồn: danlambao
Được đăng bởi Đặng Văn Sinh vào lúc 18:10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét