Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

CHỢ BẮC HÀ

Chợ Bắc Hà
Chợ Bắc HàChợ Bắc Hà Cả đêm chờ đợi để sáng ra xuống chợ Nghe nói về Chợ Bắc Hà song chưa một lần đặt chân đến, chiều Thứ Bẩy tôi vác ba lô ra bến xe đi Bắc Hà. Biết tôi đi một mình và lần đầu đến đây anh lái xe mời vào nhà uống rượu và đưa tôi đến khách sạn. Chợ Bắc Hà nổi tiếng vì còn giữ được vẻ nguyên sơ và mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc vùng cao Việt Nam, nó không đơn thuần chỉ là nơi mua và bán như các chợ khác, chợ chỉ họp mỗi tuần một phiên vào Chủ Nhật. Khu bán thổ cẩm Khi xuống chợ bao giờ người dân cũng mặc những bộ váy áo mới sặc sỡ đủ màu, họ xem đây như ngày hội xuống núi, phong tục này vẫn duy trì đến ngày nay. Chợ được chia ra những khu chợ nhỏ mang tính đặc trưng như: chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ trâu ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, lâu lắm tôi mới gặp lại lò rèn, khu chợ sản xuất đồ dùng được mua bán ngay trong chợ. Mỗi khu chợ đều phong phú đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc địa phương, đặc biệt Chợ Bắc Hà là nơi hẹn hò để nam nữ thanh niên dân tộc gặp nhau sau mỗi tuần lao động vất vả. Phụ nữ dân tộc và khách du lịch đến nhiều nhất là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây và tre. Nhìn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Đến đây không thể không đến khu bán thắng cố, một đặc sản được nấu bằng lòng ngựa. Đàn ông họ đến đây ngoài mua bán trâu ngựa, chim…còn là cơ hội gặp gỡ nhau uống rượu ngô bên chảo thắng cố. Già bản xuống chợ Khu bán chim Lò rèn Chảo thắng cố Bánh chay của người xuôi lên Thời của @- 70 tuổi vẫn dùng di động Đến Dinh Hoàng A Tưởng (Vua Mèo) xây dựng năm 1914, do Thổ ty Hoàng Yến Chao xây dựng, mặc dù đã gần trăm năm vẫn uy nghi nổi trội giữa vùng đất cao nguyên trắng nhìn sang núi Mẹ bồng con. Năm 1950 bộ đội tấn công vào Bắc Hà gia đình họ Hoàng bỏ chạy về Hà Nội sau đó di cư vào Nam.

            Cả đêm chờ đợi để sáng ra xuống chợ                
                                 
             Nghe nói về Chợ Bắc Hà song chưa một lần đặt chân đến, chiều Thứ Bẩy tôi vác ba lô ra bến xe đi Bắc Hà. Biết tôi đi một mình và lần đầu đến đây anh lái xe mời vào nhà uống rượu và đưa tôi đến khách sạn.
            Chợ Bắc Hà nổi tiếng vì còn giữ được vẻ nguyên sơ và mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc vùng cao Việt Nam, nó không đơn thuần chỉ là nơi mua và bán như các chợ khác, chợ chỉ họp mỗi tuần một phiên vào Chủ Nhật.       

                                                            
                                  
Khu bán thổ cẩm
 Khi xuống chợ bao giờ người dân cũng mặc những bộ váy áo mới sặc sỡ đủ màu, họ xem đây như ngày hội xuống núi, phong tục này vẫn duy trì đến ngày nay. Chợ được chia ra những khu chợ nhỏ mang tính đặc trưng như: chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ trâu ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, lâu lắm tôi mới gặp lại lò rèn, khu chợ sản xuất đồ dùng được mua bán ngay trong chợ. Mỗi khu chợ đều phong phú đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc địa phương, đặc biệt Chợ Bắc Hà là nơi hẹn hò để nam nữ thanh niên dân tộc gặp nhau sau mỗi tuần lao động vất vả. Phụ nữ dân tộc và khách du lịch đến nhiều nhất là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây và tre. Nhìn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Đến đây không thể không đến khu bán thắng cố, một đặc sản được nấu bằng lòng ngựa. Đàn ông họ đến đây ngoài mua bán trâu ngựa, chim…còn là cơ hội gặp gỡ nhau uống rượu ngô bên chảo thắng cố.

                   
Già bản xuống chợ
 Khu bán chim
Lò rèn
Chảo thắng cố
   
Bánh chay của người xuôi lên
Thời của @- 70 tuổi vẫn dùng di động
                                                                                
            Đến Dinh Hoàng A Tưởng (Vua Mèo) xây dựng năm 1914, do Thổ ty Hoàng Yến Chao xây dựng, mặc dù đã gần trăm năm vẫn uy nghi nổi trội giữa vùng đất cao nguyên trắng nhìn sang núi Mẹ bồng con. Năm 1950 bộ đội tấn công vào Bắc Hà gia đình họ Hoàng bỏ chạy về Hà Nội sau đó di cư vào Nam

                                                                                 
                                                                             

Được đăng bởi Nguyễn Đào Trường vào lúc 18:05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét