Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

VÌ SAO NGƯỜI GIÀU LUÔN SỢ THỪA ?


                                                    VÌ SAO NGƯỜI GIÀU LUÔN SỢ THỪA ?
          - Ông nội ơi ! phương ngôn nước ngoài có câu : “Người nghèo không sợ thiếu, người giàu luôn sợ thừa”.. nghĩa là sao ? Ông nội giảng cho con.
            - Con hỏi vậy là có chủ ý gì ?
            - Con muốn nhờ ông nội.. để làm một bài tập làm văn tự chọn.. mà con thích loại văn phân tích.
            - Đề tài này hơi rộng đấy.. Nếu con thích ông vẫn giảng giải khái quát, tổng hợp.. còn hư cấu ra sao.. là việc của con.. miễn sao thày, cô giáo chấp nhận bài tập làm văn “đúng khẩu vị” là được.
            - Vâng, con rất cảm ơn ông nội.. Ông thủng thẳng nói để con ghi thành dàn bài nhé.
            - E hèm.. Những câu phương ngôn nước ngoài thường được các nhà văn dựa vào thực tiễn cuộc sống đúc kết, rút ra.. Khi đem vận dụng câu phương ngôn này ở Việt Nam.. có thể được hiểu đại loại, như sau :
            *. Theo tiêu chí của cơ quan nhà nước, người nghèo hay hộ nghèo là có bình quân thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu chung.. Hiện nay, mức lương tối thiểu chung là sáu trăm năm mươi ngàn đồng.. nếu thu nhập bình quân của hộ nào đó, chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba mức lương tối thiểu chung.. sẽ thuộc vào dạng người nghèo, hộ nghèo.
            *. Riêng tiêu chí người giàu.. chưa ai định ra khái niệm có bao nhiêu tài sản sẽ là người giàu.. Nhưng, kể từ khi có cuộc đấu tranh chống tham nhũng.. người ta cũng “tạm tính” rằng : Người nào, hộ nào có khối tài sản trị giá từ một trăm năm mươi triệu đồng trở lên.. đã thuộc người giàu, hộ giàu..
            *. Đối với người nghèo, hộ nghèo thường cuộc sống thiếu nhiều thứ.. nhất là các vật dụng cần thiết, dùng hàng ngày trong gia đình.. Họ lo đủ cơm ăn, áo mặc, học hành cho con cái.. đã là vất vả, khó khăn.. Có thể khẳng định người nghèo, hộ nghèo thiếu nhiều thứ, mà khả năng lao động của họ không thể tạo dựng ngay được.. Họ phải luôn tằn tiện, tích lũy.. luôn phải dựa vào sức mình để sắm sửa dần những thứ dùng cho sinh hoạt gia đình.. tạo của cải vật chất.. Cũng có thể nói họ lo được đến đâu thì lo.. không hề gấp gáp.. và cũng không sợ thiếu thốn mãi.. Đó là tính lạc quan rất đáng quý của người nghèo, hộ nghèo..

            Ở Việt Nam ta có câu phương ngôn “nợ mòn, con lớn”, nói lên phần nào tính lạc quan của người nghèo.. Đã nghèo thì phải mang công nợ.. nhưng rồi sớm muộn cũng giải quyết được, khi con cái của họ đến tuổi trưởng thành.. là lực lượng làm ra của cải vật chất.. Cả gia đình có thu nhập tốt, ngày càng bớt đi cảnh khó khăn.. họ trở thành tầng lớp trung lưu lúc nào không hay..
            Khi đang ở hoàn cảnh nghèo, chẳng bao giờ người nghèo sợ thiếu.. bởi vì có sợ thiếu thì cũng chưa thể khắc phục một sớm, một chiều - Cho nên họ không sợ thiếu - Từ đó người nghèo rút ra được phương châm cuộc sống.. giống như quan điểm của người nước ngoài đã đúc kết là “Người nghèo không sợ thiếu”.. Con có đồng ý quan điểm khái quát như vậy không ?
            - Con đã kịp ghi đầy đủ ý ông nội.. và thấy rất chí lý.
            - Đối với “người giàu luôn sợ thừa”.. ông chỉ dẫn chứng mấy dạng, phần còn lại con suy nghĩ.. bổ sung thêm, cụ thể như sau :
            *. Người thuộc dạng “buôn gian, bán lậu” : Họ không buôn bán hàng cấm và trốn thuế.. thì lãi không nhiều.. tích lũy ít.. Mà đi theo “con đường” này, lúc nào cũng sợ Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế vụ.. bắt được là tịch thu hàng hóa.. có người dẫn đến sạt nghiệp.. có khi còn bị đi tù nữa.. Họ “luôn sợ thừa”.. là do thừa.. những cái đó, đó. Con thấy có đúng không ?
            - Dạ.. Con đã hiểu.
            - Rồi.. những người có “của ăn, của để”.. dư thừa, họ muốn dùng cái dư thừa đó để bóc lột người khác bằng cách.. cho vay nặng lãi, cầm cố, thế chấp tài sản.. theo kiểu “cắt cổ người khác”.. Đã không ít vụ vỡ nợ.. trốn nợ.. hoặc chây ỳ. Chủ nợ không thể “tịch thu” tài sản của họ.. vì họ có còn tài sản gì đáng giá đâu mà xiết nợ.. lại càng không thể mổ thịt con nợ ra mà ăn.. Một số chủ nợ tố cáo bắt họ đi tù, thì.. khi con nợ ra tù rồi.. đến “mùa quýt” họ cũng không trả nợ nữa.. Đôi khi chủ nợ cũng còn ngại mình có liên quan đến pháp luật vì tội cho vay nặng lãi.. Như vậy có đúng những người thuộc dạng này “luôn sợ thừa” không ?
            - Dạ, đúng như vậy ạ !
            - Người giàu có, thường ăn uống đầy đủ, sung túc.. nhiều người giàu ăn uống vô tội vạ, chẳng cần kiêng khem gì.. nạn vệ sinh thực phẩm hiện nay sẽ làm họ mắc các chứng bệnh hiểm nghèo.. bệnh gút, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư.. do “ngốn” quá nhiều hóa chất.. Lại còn, tình trạng người giàu dùng tiền đú đởn, gái gú.. với đủ loại gái mại dâm.. cũng phát sinh bệnh “ết”, “si đa”.. Khi đã mắc phải các bệnh nguy hiểm này, người giàu có đổ tiền của ra chạy chữa.. cũng không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần.. Cho nên.. ở vào tình cảnh đó.. có phải họ “luôn sợ thừa”, đúng không ?
            - Dạ, con hiểu rõ nội dung này.
            - Xã hội hiện nay đang có quá nhiều người giàu. Khi họ có chức, có quyền là tham ô, hối lộ, tham nhũng tài sản đất nước, của dân.. nhận đút lót của cấp dưới.. Họ băng hoại đạo đức một cách quá đáng. Họ luôn sợ phải kê khai tài sản và chứng minh tài sản “thừa” cho mọi người biết.. Chỉ cần làm một con tính đơn giản : Thu nhập thực tế, chính đáng của gia đình họ, trừ đi chi phí cuộc sống hàng ngày, học hành của con cái và vân vân nữa.. Số tích lũy “thừa” kia.. từ đâu ra.. tiền tỷ, nhiều tỷ để mua đất, xây nhà cao tầng, biệt thự, sắm xe hơi, trang thiết bị nội thất đắt tiền.. Họ luôn sợ bị tố giác, phát giác, luôn sợ mất chức, hết quyền và luôn sợ vào tù.. Họ đã tạo ra những dây chuyền tham nhũng, tạo ra nhiều ô dù, để “đỡ đòn”. Bọn tham nhũng ấy “luôn sợ thừa” hơn cả những người giàu ở các dạng khác..
            Đó, ông chỉ nêu vài ví dụ có tính điển hình.. nói thêm nữa e rằng hạn chế tư duy của con.. Làm bài tập làm văn cần súc tích, nhưng cũng không nên dài quá.. Ông nói vậy, con có đồng ý không ?
            - Ông nội nói thật chí lý ạ ! Con sẽ nghiên cứu kỹ và thêm thắt đôi chút.. để viết một bài tập làm văn.. thuộc thể loại phân tích.. với đề tài “Vì sao người giàu luôn sợ thừa” !.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét