Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

ÔI TÀI SẢN ĐẤT NƯỚC !

                                                                       
                                                      ÔI ! TÀI SẢN ĐẤT NƯỚC 
          Báo Lao Động số ra ngày Thứ Năm (09-4-2009) và số ra ngày Thứ Sáu (10-4-2009), đăng tải hai bài dưới hàng tít lớn :
            * Giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long : Lung lay từ gốc.
            * Đất công : Hàng triệu mét vuông bị bỏ hoang.

            - Dưới tít lớn bài : Giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long : Lung lay từ gốc, ghi : “ Trong lúc các địa phương còn loay hoay với việc tìm đường thoát khỏi vị trí thấp nhất trong bản đồ giáo dục - đào tạo cả nước, thì sự nghiệp trồng người ở ĐBSCL tiếp tục “lung lay” ngay từ gốc khi giáo dục hệ mần non đang ì ạch trên nền chắp vá, tạm bợ. Không chỉ có các xã vùng sâu, mà ngay địa bàn trung tâm huyện, thị cũng phải mượn đình, chùa, nhà thờ, hay vận dụng văn phòng ấp, trụ sở tập đoàn sản xuất, nhà dân... để làm lớp học. Thậm chí có nơi còn dồn 3 nhóm tuổi vào học cùng một phòng duy nhất, học chung một chương trình. Trong khi đó nhiều trường ngoài công lập trị giá hàng chục tỉ đồng lại vắng như chợ chiều...
            Bài 1 : Xót xa “hồn Trương Ba, da hàng thịt” :
            Được xác định là cấp học chiếm vị trí quan trọng của đời người, giáo dục hệ mầm non được xếp vào diện ưu tiên đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thế nhưng, thời gian qua, nhiều địa phương ở ĐBSCL phải mượn đình chùa, nhà thờ, hay tận dụng văn phòng ấp, nhà dân... làm lớp mẫu giáo. Xót xa hơn, ngay ở trung tâm huyện, thị xã, thành phố, nhiều trường mầm non cũng chịu cảnh “hồn Trương ba, da hàng thịt”...
            Theo báo cáo của Sở GDĐT An Giang, toàn tỉnh phải mượn thêm 343 phòng ở trường tiểu học, thậm chí phải mượn tạm đình, chùa, nhà văn hóa, văn phòng ban ấp, nhà dân để mở lớp mẫu giáo. Còn ở Đồng Tháp, còn đến 453 lớp mẫu giáo phải “học gửi” trong các trường tiểu học, văn phòng ấp, đình, chùa...

 
            Bài cuối : Loạng choạng ở cả hai ngã rẽ :
            Không chỉ thiếu biện pháp quản lý thích ứng với hình thức “học gởi”, mà ngày cả việc phát triển hệ thống trường lớp hệ mầm non ở ĐBSCL cũng loạng choạng ở cả hai ngã rẽ công lập và tư thục. Trong lúc việc sử dụng ngân sách nhà nước đang lâm vào bế tắc do chính sách ưu tiên xã hội hóa trường mầm non, thì tại nhiều địa phương, trường tư thục rơi vào cảnh vắng như chợ chiều..”

            - Dưới tít lớn bài : Đất công : Hàng triệu mét vuông bị bỏ hoang, ghi :
            “ Chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. Theo số liệu thống kê, nếu chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Quốc Hội khóa XI thông qua là 28.530 ha, thì quỹ đất công xây trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp trên phạm vi toàn quốc hiện đã vượt 121,86%. Trong số này, đang có rất nhiều đất công ích bị hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích...
            Những con số giật mình : Thống kê của Bộ tài nguyên và Môi trường cho biết, cả nước hiện có trên 70 triệu m2 nhà công sở, ước tính trị giá khoảng trên 8.000 tỉ đồng. Với phong trào xây dựng trụ sở hành chính mới ở các địa phương, từ năm 2001 đến nay, các cơ quan nhà nước “dốc hầu bao” khoảng 2.500 tỉ đồng để xây mới 440.000m2. Tuy nhiên, qua khảo sát 2.248 địa điểm tài sản nhà, đất công do các cơ quan hành chính sự nghiệp và DN quản lý trên địa bàn TP.Hà Nội, cơ quan chuyên môn đã phát hiện 3,6 triệu mét vuông đất bị sử dụng sai mục đích. Kiểm tra 802 địa điểm nhà, đất do các cơ quan T.Ư quản lý, đã có tới 172 địa điểm bị sử dụng sai mục đích, với tổng diện tích lên đến 728.000 m2.
            Tại TP.HCM, trong tổng số 20 triệu mét vuông nhà, đất công đang giao cho các cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng, đang có tới 2 triệu mét vuông đất bị hoang hóa. Nhiều diện tích đất công ích bị bỏ hoang đã tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất chuyển nhượng trái phép, gây thất thoát tài sản nhà nước. Cũng trên địa bàn TP.HCM, đang có 523 trong 9.970 địa điểm nhà, đất do cơ quan hành chính sự nghiệp, DN quản lý đang bị bỏ hoang...
            Quá lãng phí...”

            Từ trích đoạn hai nội dung bài báo nêu trên, mới tính ở hai lĩnh vực đã... thế, tính đủ các lĩnh vực... thì, các nhà lãnh đạo nghĩ gì về sự quản lý đất nước.. thuộc trách nhiệm của mình ?

                  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét