Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

NHÀ VĂN HÓA - LÀNG VĂN HÓA : CÓ VĂN HÓA


                                  NHÀ VĂN HÓA – LÀNG VĂN HÓA : CÓ VĂN HÓA ?
          Ngày xửa, ngày xưa, các cụ, ông, cha ta không có nhà văn hóa. Sinh hoạt xóm, làng tụ họp nơi đình, chùa, vẫn giữ được phong tục tập quán, thể hiện các bản sắc dân tộc tốt đẹp, trẻ già luôn lễ phép, tôn trọng nhau, gia đình, làng xóm thuận hòa, đầm ấm.
            Bây giờ đổi khác, xóm, làng nào cũng có Nhà văn hóa, được xây dựng trên đất sân kho thủa còn Hợp tác xã toàn xã, bằng nguồn vốn “lấy ruộng nuôi bờ” (bán đất ruộng ven đường giao thông, lấy tiền xây Nhà văn hóa). Không ít làng, thôn được cấp bằng Làng văn hóa, còn xây dựng chiếc cổng làng, tốn bạc tỷ.
            Đáng lẽ, từ khi có Nhà văn hóa – Làng văn hóa, thì mọi việc về văn hóa sẽ được nâng cao, càng đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng, hãy tính xem Nhà văn hóa - Làng văn hóa, đang “phát triển”, nhìn qua mấy việc sau đây :
            - Trẻ em bây giờ ra đường gặp người già, người lớn tuổi không chào hỏi.. Chúng gọi bố, mẹ chúng là ông “bô”, bà “khốt”.. Chúng luôn cho rằng : Người càng lớn tuổi càng “hâm” ; người già hay “bị điếc”.. chào hỏi làm gì mất công..!
            - Từ trẻ em đến thanh niên, phụ nữ trung tuổi bây giờ dùng “văn hóa kẻ chợ” (văng tục) nhiều hơn bội phần trước đây.. “đéo” sợ gì.. người nghe !
            - Chỉ “vì tiền”, mà chẳng hiếm cha, con, anh, em, chú, cháu và họ-hàng chửi nhau như hát hay, kiện nhau lu bù.. và cả “thượng cẳng chân - hạ cẳng tay”.. có khi giết nhau.. xảy ra quá nhiều !
            - Nhà văn hóa xây hết một đống tiền, hàng năm họp nhiều thường chỉ đôi lần chiếu lệ, mặc cho bụi bám, màng nhện chăng, trẻ con đến phá phách.. hoặc có là nơi tá túc ban đêm của tụi bất hảo.. cũng mặc. Xã hội đang ở tình trạng nhà ai người nấy lo, chẳng dại gì đụng đến người khác, đặc biệt là cán bộ xã “rất ngại” tiếp xúc, giải quyết mâu thuẫn trong nhân dân !
            - Làng văn hóa, được “chạy” bằng tiền “bán ruộng”. Trong Làng văn hóa, thiếu gì những hành vi không văn hóa xảy ra. Đặc biệt là tập tục “trả nợ miệng” khơi dậy từ nhiều năm nay, đã và đang bùng phát mạnh mẽ :
            *. Gia đình có việc hiếu làm cỗ tới mấy chục mâm thiết đãi họ hàng, người thân và bè bạn. Tục “trả nợ miệng” được thể hiện qua “phong bì” lễ viếng (chẳng khác phong bì mừng đám cưới). Ăn nhậu tới bến, nói cười xả láng.. “rượu vào, nhời ra”.. quá đà.. thậm chí cãi nhau như vỡ chợ. Nỗi buồn để lại cho tang chủ : Mất người, mất thêm tiền !.
            *. Ôi ! thôi rồi, việc.. cưới. Ăn uống rả rích hai ngày.. ba, bốn bữa : Đây là tình trạng “trả nợ miệng” đích thực. Chắc cũng không ít người nhận được lời mời tới dự tiệc cưới, mà.. thở dài ngao ngán “khi hết tiền”, hoặc cáo lỗi “đang bị.. ốm”. Tập tục tiệc cưới, đang phù hợp với câu phương ngôn xưa : “Một lần được đãi, trả mãi không xong” !
            Mấy đẫn chứng trên “chắc chưa” đầy đủ. Nhưng  “chắc chưa” một ai đang “chăn dân” nghĩ đến, tìm biện pháp chấn chỉnh, có kế sách phục hồi bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp từ bao đời nay. “Chắc chắn” nhiều quan chức còn đang lo giữ “ghế”.. lo thu vén kinh tế cho gia đình họ. Chuyện xã hội này dù đã xuống cấp, nhưng chưa thấy một ứng viên nào nói được, khi tiếp xúc tranh cử.
            Vết thương văn hóa không được chữa trị sớm, sẽ trở thành di căn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét