Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BÊN NẶNG, BÊN NHẸ

 
                                            QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BÊN NẶNG, BÊN NHẸ
          Qúa nhiều Khu công nghiệp. Rất lắm Khu đô thị mới mọc lên. Không ít Khu biệt thự rành riêng cho quan chức và những người giàu có.. Phần lớn những khu đất rành riêng cho “Dự án” này là.. đất sản xuất nông nghiệp.
            Trong lòng thị xã, thành phố, nhiều ao, hồ, kênh, rạch.. được chính quyền san, lấp, để lập thêm Khu dân cư. Dựa vào đó, không ít gia đình ở sát ao, hồ.. tự san, lấp để “mở mang” nơi tọa lạc. Chính quyền bó tay, đành xử phạt vi phạm hành chính, rồi cho “hợp lý hóa” ; nhiều trường hợp được cấp “sổ đỏ”, nhưng.. dù, không cấp “sổ đỏ” thì dân cũng.. chẳng thắc mắc.
            Ở vùng quê thuần nông, không ít hộ dân tự san, lấp kênh, rạch, ao, đìa.. để “giãn cư”, sinh sống, làm ăn, buôn bán ; nhiều hộ giàu có xây nhà cao tầng hoặc kiên cố. Địa phương “bó tay” cũng quay ra thu tiền “bán mặt nước” lâu dài, đặng có thêm nguồn thu cho ngân sách xã, luôn cạn kiệt. Dân chẳng màng có được cấp “sổ đỏ” hay không ?!.
            Những dạng “quản lý đất” nêu trên, phần lớn do chính quyền “bật đèn xanh”, do không đủ năng lực quản lý và muốn.. tạo nguồn quyền lợi cá nhân thông qua “Dự án”, theo cớ phát triển mở mang đô thị, nông thôn.
            Vấn đề nêu trên, thể hiện sự ưu ái của chính quyền về việc quản lý đất đai, trong đó các hộ dân lấn chiếm đất, đã được chính quyền cho “hợp lý hóa” và thu tiền “bán mặt nước”, để họ sử dụng lâu dài – Cách giải quyết này có thể gọi nôm na thuộc về “Bên nặng”.
            Hiện tại, đang có dạng “sử dụng đất, sạch”, mắc phải cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương “bòn rút” tiền bạc của người lao động chân chính, đó là :
            Mỗi xã thường có vài chục cho tới trăm hộ dân được chuyển đổi cơ cấu  diện tích cây trồng, ở những khu đồng chỉ cấy một vụ lúa mà vẫn “bấp bênh” (nếu tính trong phạm vi cả tỉnh, số hộ dân chuyển đổi diện tích cây trồng này không hề nhỏ).
            Các hộ dân trong vùng chuyển đổi diện tích cây trồng, đều nộp tiền lệ phí, tiền mua đất “biến tướng”, dù là mức thu thấp hơn so với đất Khu dân cư nông thôn, hoặc đất do xã “tự bán” ven đường giao thông công cộng.
            Ngoài tiền xã thu nêu trên. Hộ dân trong vùng chuyển đổi phải bỏ công sức, tiền của ra đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, để phát triển kinh tế. Nhiều hộ trong vùng chuyển đổi phát triển kinh tế tốt, đã làm nhà ở cao tầng hoặc kiên cố, nên diện tích sử dụng rộng hơn quy định của chính quyền tỉnh. (chỉ có 20 m2 - gọi là “nhà trông coi”). Hầu hết số hộ dân này, sinh sống luôn tại “trang trại” của mình, tự “giãn dân”.. mà không có đủ điều kiện mua đất ở Khu dân cư nông thôn mới, hoặc đất “tự bán” của chính quyền địa phương.
            Các hộ dân đang “sử dụng đất, sạch” nêu trên, không hề lấn chiếm đất, thực hiện các quy định đầy đủ, chỉ có mỗi việc là làm nhà ở chứ không phải nhà trông coi (nhà ở lớn hơn diện tích 20 m2), đang bị đối xử thuộc dạng “Bên nhẹ”.
Nên chăng, cần khuyến khích việc phát triển kinh tế dạng vườn, ao, chuồng. Cần bỏ quy định : Mỗi hộ chỉ được làm nhà trông coi, diện tích không quá 20 m2.
            Để giải quyết tồn tại, Chính quyền nên tọa đàm với các hộ dân có diện tích chuyển đổi. Có thể thu thêm một lần, một khoản tiền theo diện tích đất sử dụng, để từ nay trở đi hộ dân được sử dụng lâu dài, không còn bị xã xã tùy nghi thu thêm “tiền quỹ” hàng năm (trừ thuế sử dụng đất), nếu ai không nộp “tiền quỹ” thì đe phạt hành chính và.. đe dỡ nhà !.
            Thay đổi được cơ chế quản lý này, chắc chắn chính quyền gắn kết với dân hơn ; đồng thời tránh được tiếng về việc UBND xã “bán đất” biến tướng, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thu tiền của dân chi tiêu sai quy định./.

           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét