Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

ĐỨA CON "QUÝ TỬ" CỦA NGÀI ĐẠI TÁ


ĐỨA CON “QUÝ TỬ” CỦA NGÀI ĐẠI TÁ
          Chàng trai xứ vải Thanh Hà, sau hơn hai chục năm quân ngũ, có thành tích chiến đấu chống Mỹ, được phong hàm đại tá, để nghỉ hưu. Khi chiến tranh sắp kết thúc mới tính chuyện lấy vợ, cưới cô y tá Thanh niên xung phong quê “chị ba năm tấn”.
            Cả hai vợ chồng cùng ở lâu trong vùng có chiến tranh, chẳng biết ai bị nhiễm chất độc da cam, mà vừa giải phóng Miền Nam thì sinh trai đầu lòng. Thằng nhỏ người tròn vo, mặt to hơn đứa trẻ cùng tuổi, đầu không một sợi tóc, đặt tên là Cu Bi. Mãi đến năm tám mươi tư, mới đẻ thằng thứ hai, người còm nhom, lưng còng, các ngón tay cái quay ra cái quặp vào, vợ chồng đặt tên là Dũng để.. kỷ niệm ; sau đó cô vợ trẻ.. sợ không dám đẻ nữa.
            Trước khi từ đất Phú Vang - Thừa Thiên Huế nghỉ hưu, đại tá Lư Đình Hiền đã gom tiền bạc và “chiến lợi phẩm” trong chiến tranh, đưa cho vợ là Đàm Tuyết San, mang về thị xã Hải Dương mua nhà ở lâu dài, chứ không về nơi chôn nhau, cắt rốn.
            Chị San mang về món tiền quá lớn so với gía trị đồng tiền lúc bấy giờ, nhưng bởi tính ki bo từ lúc sinh thời, đáng lẽ mua nhà cao tầng mặt phố để tá túc, thì chị ta lùng mua kỳ được căn hộ hai tầng trong hẻm. Số tiền còn dư khoảng gần trăm triệu, dùng để cho hàng xóm láng tỏi và người thân quen vay trả lãi suất cao.
            Năm tám mươi bảy ông Hiền về hưu thì năm sau tổ chức đảng thấy ông hiền lành, cử làm bí thư chi bộ khu dân cư. Cả hai vợ chồng cùng thằng Dũng “da cam” sống bằng lương hưu của hai người và tiền lãi cho vay. Riêng Cu Bi đã được người bạn ông Hiền, về hưu trước đó, coi ông là “ân nhân” về khoản gì đó, đón lên Hà Nội nuôi.
            Năm Cu Bi tròn hai mươi tuổi, ông bạn vàng của ông Hiền xếp nó làm bảo vệ Xí nghiệp tư nhân của ông. Năm sau đứng ra cưới cho Bi cô vợ khá xinh đẹp. Vài tháng sau lại xây cho vợ chồng trẻ ngôi nhà hai tầng ngay trong khuôn viên xí nghiệp. Thế là, từ khi mười bốn tuổi, Cu Bi đã sống trong cảnh “chuột bỏ cong gạo” với ông bố thứ hai thương con hơn bố mẹ đẻ ra nó.
            Thằng Dũng càng lớn tính tình càng quá quắt, nó chẳng bao giờ gọi ông Hiền là bố, luôn xưng hô tôi với ông. Những gì trái ý nó, không vừa lòng là nó mắng ông Hiền như mắng em trai ; thậm chí nó dám văng tục với cả bố đẻ ra mình. Bà San nuông chiều con, mỗi khi thằng Dũng xử xự bất hiếu với ông Hiền, bà đã không trách mắng con, có khi còn.. “đế thêm vào”. Trước những nghịch cảnh diễn ra hàng ngày đó, ông Hiền chỉ còn nước bỏ đi chơi.. cho yên chuyện. Bà San còn xui thằng Dũng chửi cả hàng xóm chỉ vì chuyên đâu đâu. Thế là, “chó giữ mất hàng xóm”, dân lân bang chẳng ai thèm đến chơi nữa. Mọi người thấy rõ thằng Dũng là đứa con bất hiếu.
            Khi thằng Dũng mới chớm mười tám tuổi, đã đòi bà San mua xe máy cho nó đi. Vốn chiều con, bà San sẵn sàng “xuất quỹ” ra mua hẳn cho nó chiếc Jupiterp đời mới. Có xe, nhưng không thể thi lấy bằng lái, thằng Dũng nhờ một người cùng quê bố “mua” cho nó một tấm bằng.
            Khi nhà nước có chế độ đãi ngộ người bị ảnh hưởng chất độc da cam, thằng Dũng bắt ông Hiền chạy đôn, chạy đáo lo cho nó, tới khi nhận được đồng tiền chế độ. Vất vả với nó như vậy, ông Hiền vẫn buồn một điều chẳng bao giờ thằng Dũng gọi ông bằng bố và có hiếu thực sự với ông.
            Khi có xe máy cũng là lúc bà San đổ bệnh thoái hóa xương, nằm nhiều hơn là đi lại. Lấy lê ông Hiền bị bệnh tim mạch, thằng Dũng dành quyền đi chợ mua đồ ăn, chuyển việc bếp núc cho ông. Thời gian còn lại cu cậu mua cây cảnh, chim cảnh về “kinh doanh” tại nhà. Thế là, từ đấy ông Hiền “trắng tay”, túi chẳng bao giờ có một xu, họp chi bộ đóng đảng phí phải ngửa tay xin vợ, vì tiền lương hưu hàng tháng của ông, bà San đã quản từ nhiều năm nay. Không đi chợ mua đồ ăn nữa làm gì có đồng ra đồng vào. Nhà có ti vi nhưng chỉ mở mức độ vì bà hay kêu ca “đã nằm một chỗ mà không được yên”, ông Hiền đành sang nhà ông Quyết, anh Khảm, bác Tân ở phố bên cạnh mượn báo cũ đọc lại cho đỡ buồn.
            Bà San nằm một chỗ tới bốn năm sau mới “từ biệt thế giới này”. Khi biết mình không thể qua khỏi, trước lúc lâm chung, bà gọi chồng và thằng Dũng vào trăng trối :
            - Thằng Bi đã có.. dinh cơ trên Hà Nội.. vợ chồng nó sống yên ổn.. Thằng Dũng năm nay hai mươi bốn tuổi..chưa biết khi nào mới lấy được vợ.. Nhà này .. đứng tên tôi.. nay di chúc cho thằng Dũng.. Số tiền còn lại cỡ trên trăm triệu và căn hộ này.. khi tôi chết.. cúng trăm ngày xong.. ông làm thủ tục sang tên cho nó.. để nó phấn khởi...
            Vợ vừa nói dứt lời.. ông Hiền đã cảm giác có cái cục gì nó chèn ở cổ họng.. nhưng ông buộc phải nuốt ực vào  - Đúng là hiền quá hóa đần.
            Bà San chết. Cúng trăm ngày hôm trước, hôm sau thằng Dũng đã nhắc ông Hiền làm thủ tục chuyển tên sổ bìa đỏ cho nó, bằng một câu nói xanh zờn :
            - Kể từ tháng sau.. lương của ông, ông lĩnh ông tiêu.. Tiền chất độc da cam hàng tháng của tôi.. tôi lĩnh.. cộng với số tiền hơn trăm triệu mẹ tôi để lại.. đủ sống phè phỡn đến già.. Ông làm nốt cho tôi cái sổ đỏ.. phận ai người ấy lo..
            Ông Hiền uất quá, bệnh tim rước lên.. may mà có sẵn thuốc phòng trong túi.. tý nữa thì nghoẻo.
            Thực hiện “ý kiến” của thằng con quý tử, ông Hiền làm thủ tục chuyển tên, hơn tuần lễ đã xong. Lúc đưa sổ đỏ cho thằng Dũng, nó lại hùng hồn tuyên bố :
            - Kể từ nay nhà.. đất này là của tôi.. ông là người ở nhờ.. chớ có léng phéng.. bí bơ.. là tôi đuổi thẳng cổ...
            Ông Hiền tiên đoán sẽ có điều chẳng lành.. nên chẳng hề bị “xốc”, chỉ tái mặt.. buồn.. lẳng lặng đi bách bộ trước cửa nhà.
            Ba ngày sau, khoảng gần trưa ngày chủ nhật, dân quanh xóm, phố thấy ông Hiền “khăn gói quả mướp” lên Hà Nội ở với vợ chồng Cu Bi.. Chẳng biết có ở được không.. bất quá ông về xứ vải Thanh Hà ở nhờ thằng em út.. nghe ông kể thì vợ chồng chú ấy sống rất phúc hậu.. Đã có năm triệu mốt tiền lương hưu một tháng.. lo gì ?
            Kẻ thù và ông gieo gió.. nên giờ phải gặt bão !.

           



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét